Định chế tài chính, đây là một trong những khái niệm khá lạ tai đối với mọi người nhưng thực chất đó là tên gọi chung của những tổ chức tài chính quen thuộc như: ngân hàng, công ty bảo hiểm hay quỹ đầu tư…

Các định chế tài chính là một thành phần không thể thiếu trong hệ thống tài chính của mỗi quốc gia vì nó có ảnh hưởng rất lớn đối với nền kinh tế của quốc gia đó. Riêng với nhà đầu tư, nhờ các định chế tài chính mà họ có thể quản lý được tài sản và sử dụng chúng một cách an toàn, hiệu quả nhất và có thể mang về lợi nhuận từ tài sản đó.
Trong bài viết này, hãy cùng cafeforex sẽ làm rõ khái niệm định chế tài chính, cũng như đặc điểm, phân loại và vai trò của các định chế tài chính đối với nền kinh tế và các nhà đầu tư hiện nay.
Hệ thống tài chính: các quy định, luật lệ, các tác nhân ảnh hưởng đến kinh tế, hoạt động trong một môi trường nhất định, mà ở đây chính là thị trường tài chính, để tạo ra dòng vốn, luân chuyển dòng vốn và sử dụng vốn cho mục đích thương mại hoặc đầu tư đây được gọi là hệ thống tài chính. Hệ thống tài chính bao gồm có 3 cơ quan chủ quản chính:
- Cơ quan quản lý: là những cơ quan, tổ chức có quyền và nhiệm vụ kiểm soát tất cả các hoạt động trên thị trường tài chính, dựa trên các ràng buộc về pháp lý, luật lệ của từng quốc gia,…
- Định chế tài chính: là những tổ chức, doanh nghiệp có vai trò trung gian, kết nối những người có vốn nhàn rỗi đến những người đang cần vốn để có thể luân chuyển nguồn vốn giúp thị trường ổn định hơn.
- Khách hàng của các định chế tài chính: là những người có vốn nhàn rỗi hoặc là những người đang cần vốn, tham gia vào định chế tài chính để có thể luân phiên nguồn vốn trong công ty. Họ có thể là cá nhân, tổ chức hoặc doanh nghiệp…
Định chế tài chính là gì?
Định chế tài chính (Financial Institution) là các tổ chức, doanh nghiệp được chú phủ công nhận và hoạt động chủ yếu là trung chuyển vốn từ những người tiết kiệm (hay những người có vốn nhàn rỗi) sang những người cần vốn, ngoài ra các dịch vụ khác như bảo hiểm, hợp đồng hưu, … cũng là những sản phẩm mà định chế tài chính còn cung cấp cho các nhà đầu tư.
Đặc điểm của các định chế tài chính
Xem thêm: Tìm hiểu về các Thị trường tài chính (P1)
Hình thức kinh doanh
Tài sản hay sản phẩm kinh doanh của các định chế tài chính là tiền tệ hoặc các loại giấy tờ có giá trị… đây là các loại tài sản có thể sinh lời nhất định cho nhà đầu tư.
Các định chế tài chính hoạt động giống như các doanh nghiệp thông thường và được xây dựng dựa trên các yếu tố đầu vào như cơ sở hạ tầng, nhân sự, vốn (tiền), quản lý… và sản phẩm cuối cùng của họ chính là các tài sản tài chính để huy động vốn, cho vay, các dịch vụ tài chính khác…
Quá trình luân chuyển vốn
Bằng cách huy động vốn từ những người thừa vốn thông qua các tài sản tài chính như chứng chỉ tiền gửi, tài khoản tiết kiệm…, sau đó dùng vốn đã huy động được để mua các loại tài sản tài chính khác như cổ phiếu, trái phiếu… để có thể luân chuyển vốn đến cho những người đang cần vốn.
Các hoạt động trung gian
Có rất nhiều các hoạt động trung gian trên thị trường mà các định chế tài chính thực hiện nhưng cũng tùy vào từng loại hình mà sẽ có những hoạt động khác nhau.
- Trung gian kỳ hạn: hoạt động này dễ thấy nhất ở các ngân hàng thương mại. Họ thực hiện huy động vốn bằng từ các gói tiết kiệm có kỳ hạn khác nhau và cho người cần vốn vay cùng với những kỳ hạn khác nhau.
- Trung gian mệnh giá: nghĩa là huy động vốn từ nhiều khoản tiết kiệm nhỏ, tạo thành một nguồn vốn lớn để tài trợ cho các tổ chức vay vốn lớn.
- Trung gian rủi ro: là hoạt động trung gian tồn tại trong hầu hết các định chế tài chính. Các định chế tài chính huy động vốn từ phát hành các chứng khoán thứ cấp an toàn, thanh khoản cao, nhưng lại sẵn sàng chấp nhận rủi ro cao để đầu tư vào các chứng khoán cao cấp hơn để gia tăng lợi nhuận.
- Trung gian thanh khoản: bằng việc đầu tư vào thị trường chứng khoán, các định chế tài chính đã chuyển đổi chứng khoán thành tiền mặt.
- Trung gian thông tin: các định chế tài chính vừa cung cấp thông tin, vừa đánh giá thông tin về các chủ thế cần vốn, về các kênh đầu tư của họ có thể dựa vào đó mà tài trợ vốn hoặc đầu tư một cách hiệu quả nhất.
Phân loại định chế tài chính
Dựa vào tính chất trung chuyển nguồn vốn
- Định chế tài chính trung gian: kết nối các chủ thể cung, cầu vốn thông qua việc bán tài sản tài chính của mình cho người cung vốn và mua lại tài sản tài chính của người cần vốn. Các định chế tài chính trung gian bao gồm ngân hàng, công ty bảo hiểm, quỹ đầu tư, liên hiệp tín dụng, hiệp hội tiết kiệm và cho vay…
- Định chế tài chính bán trung gian: họ chỉ đóng vai trò là nhà môi giới, giúp các chủ thể cung, cầu vốn có thể gặp nhau chứ không tạo ra các tài sản tài chính của mình. Ngân hàng đầu tư và các công ty chứng khoán,.. là các định chế tài chính bán trung gian phổ biến.
Dựa vào chức năng trung gian
- Định chế tài chính nhận tiền gửi: ngân hàng thương mại, hiệp hội tiết kiệm và cho vay, liên hiệp tín dụng, hợp tác xã tín dụng…
- Định chế tài chính tiết kiệm theo hợp đồng: công ty bảo hiểm, quỹ trợ cấp
- Định chế tài chính trung gian đầu tư: quỹ đầu tư, quỹ tương hỗ
Dựa vào những hoạt động cụ thể đang diễn ra
- Các ngân hàng thương mại
- Các quỹ tiết kiệm, quỹ tương hỗ, quỹ tín dụng
- Các công ty bảo hiểm
- Các công ty tài chính
Kết luận
Qua bài viết trên chắc hẳn bạn đã biết định chế tài chính là gì rồi phải không? nếu bạn đang có vốn và muốn sinh lời thì có thể đầu tư các kênh định chế tài chính nêu trên, tuy nhiên mọi định chế tài chính điều có cách hoạt động riêng cũng như những đặc điểm riêng vì vậy hãy tìm hiểu thật kỹ trước khi bắt đầu đầu tư nhé.
Lan