Ford Motor và nhà cung cấp pin SK Innovation đã có kế hoạch đầu tư hơn 11,4 tỷ USD vào các cơ sở mới của Mỹ, dự đoán sẽ tạo ra hơn 11.000 việc làm để sản xuất xe điện và pin.

Những kế hoạch mới của Ford trong năm 2021
Ford đang xây dựng nhà máy pin lithium-ion ở trung tâm Kentucky, thông qua liên doanh với SK có trụ sở tại Hàn Quốc, có tên BlueOvalSK. Khuôn viên nhà máy rộng 3,600 m2, nằm ở phía tây Tennessee, bao gồm một nhà máy pin được xây dựng bởi SK, kết hợp với trung tâm tái chế và một nhà máy lắp ráp mới cho xe tải điện F-Series.
Kế hoạch này là dự định mới nhất của Ford nhằm tăng cường phát triển và sản xuất gồm xe điện và pin. Họ cũng ủng hộ lời kêu gọi của Tổng thống Joe Biden đối với các công ty tham gia vào chuỗi cung ứng trong nước, trong bối cảnh toàn cầu thiếu chip bán dẫn đã làm gián đoạn một số ngành công nghiệp, bao gồm cả ô tô.
Khoản đầu tư cho các hoạt động truyền thống của nhà sản xuất ô tô này, mục đích định vị chúng tốt hơn trong lĩnh vực vận tải như xe tự hành, xe điện và xe kết nối.
Theo Farley, tổng giám đốc điều hành của Ford, hãng xe này không mong đợi phải mượn thêm bất kỳ khoản vay nào để tài trợ cho kế hoạch này, tất cả sẽ được thông qua dựa trên lợi nhuận của công ty tạo ra.
Từ trước tháng 2/2021, khoản đầu tư cho dự án này khoản 7 tỷ USD, dự đoán con số sẽ còn nâng lên 30 tỷ USD vào năm 2025. Công ty cho biết sẽ bắt đầu sản xuất tại các nhà máy pin đầu tiên ở Kentucky, dự kiến vào năm 2025. Theo Ford, nhà máy pin thứ hai sẽ đi vào hoạt động vào năm 2026.
Khoảnh khắc quan trọng
Ford đang có những bước ngoặt quyết liệt dưới thời quản lý của Farley, người trước đây từng nói rằng nhà sản xuất ô tô không thể tăng lợi thế cạnh tranh nếu không kết hợp sản xuất và chế tạo pin cho riêng mình. Kế hoạch này diễn ra khi đối thủ cạnh tranh của Ford là General Motors chi 4,6 tỷ USD thông qua liên doanh với LG Chem để sản xuất pin, bắt đầu từ năm 2023.
Farley cho biết khoản đầu tư này là bằng chứng cho thấy rằng, Ford đang khẳng định vị thế của mình để trở thành người dẫn đầu trong phân khúc xe điện. Điều đó giúp cổ phiếu của Ford đã tăng hơn gấp đôi, kể từ khi Farley trở thành Giám đốc điều hành của hãng xe này gần một năm trước.
Theo Lisa Drake, Giám đốc điều hành Bắc Mỹ của Ford, hãng sẽ chi khoảng 7 tỷ USD trong số 11,4 tỷ USD, để đầu tư vào khuôn viên mới tên là Blue Oval City ở Stanton, Tennessee và hai nhà máy ở Glendale, Kentucky.
Ba nhà máy mới sẽ cung cấp công suất sản xuất là 129 gigawatt giờ mỗi năm cho Ford tại Mỹ, đủ để cung cấp năng lượng cho 1 triệu xe điện mỗi năm. Đó là hơn một nửa công suất sản xuất xe điện mà Ford dự kiến sẽ có trên toàn cầu vào năm 2030.
Dòng F-Series mới sắp ra mắt
Ford hy vọng cơ sở sản xuất xe mới ở Tennessee sẽ trung hòa lượng khí carbon sau khi hoạt động hoàn toàn, bao gồm các quy trình không chứa chất thải đến bãi chôn lấp.
Farley cho biết nhà máy sẽ chế tạo những chiếc xe bán tải điện F-Series thế hệ mới. Ông cho biết thêm, những chiếc xe bán tải thế hệ tiếp theo sẽ chỉ được thiết kế để trở thành EV, không giống như chiếc F-150 Lightning sắp ra mắt dựa trên chiếc bán tải truyền thống với động cơ đốt trong.
“Chúng tôi sẽ xây dựng một nền tảng sản phẩm tối ưu hóa hoàn toàn bằng điện trong nhà máy này. Đây sẽ là nhà máy lớn nhất trong lịch sử của công ty chúng tôi”, Farley nói.
Drake, giám đốc điều hành Ford, cho biết hãng xe này dự kiến một phần ba số xe bán tải cỡ lớn sẽ ra mắt tại Mỹ và sẽ chạy hoàn toàn bằng điện vào năm 2030.
Hiện tại, dòng sản phẩm F-Series của Ford bao gồm F-150, các phiên bản xe tải cỡ lớn đến xe tải hạng trung, tích hợp khung gầm dành cho người mua sắm tại trung tâm thương mại.
Farley và Drake đã so sánh tầm quan trọng của các nhà máy EV mới trong việc sản xuất hàng loạt Model T, giúp phương tiện có giá cả phải chăng hơn và dễ tiếp cận hơn với công chúng hơn.

Mục tiêu dài hạn của Ford
Trước đây, họ dự kiến ít nhất 40% doanh số bán hàng trên toàn cầu là xe điện vào cuối thập kỷ này. Mục tiêu được công bố trước khi chính quyền Biden đưa ra thông báo vào tháng trước cho một nửa doanh số bán ô tô mới là xe điện, bao gồm cả các mẫu xe plug-in hybrid, vào năm 2030.
Ngoài các cơ sở sản xuất, Ford cho biết họ có kế hoạch đầu tư 525 triệu USD trong 5 năm tới, gồm 90 triệu đô la cho một chương trình thử nghiệm ở Texas và đào tạo các kỹ thuật viên lành nghề để phục vụ xe điện.
Drake nói: “Đây chỉ là sự khởi đầu cho khát vọng dẫn dắt nước Mỹ của Ford trong việc thúc đẩy sự bền vững của ngành kinh tế vận tải trong những thế kỷ tiếp theo.”