Thứ Bảy, Tháng Sáu 3, 2023
Trang chủChứng khoánThị trường chứng khoán sẽ sớm sụp đổ? Có thể không đến...

Thị trường chứng khoán sẽ sớm sụp đổ? Có thể không đến nỗi

Mối đe dọa từ việc tăng lãi suất đã trở lại ám ảnh các thị trường chứng khoán.

Thị trường chứng khoán sẽ sớm sụp đổ? Có thể không đến nỗi
Thị trường chứng khoán sẽ sớm sụp đổ? Có thể không đến nỗi

Xem thêm: Thị trường Mỹ rơi vào khủng hoảng Nga-Ukraine

Thị trường chứng khoán sẽ sớm sụp đổ? Có thể không đến nỗi

Trong bối cảnh Fed bắt đầu tiến hành cuộc chiến chống lạm phát, các nhà giao dịch đang lo lắng kỷ nguyên kiếm tiền dễ dàng sắp kết thúc. Kết quả là biến động thị trường đã tăng đột biến và các bội số định giá đã nén lại, làm suy giảm những túi tiền ‘bong bóng’ nhất của thị trường. Sóng gió có thể sẽ tiếp tục, nhưng với nền kinh tế vẫn đang vận hành tốt và hoạt động mua lại cổ phiếu đang diễn ra mạnh mẽ, cơn bão này có thể lại là một món quà khác cho các nhà đầu tư có tầm nhìn dài hạn.

Fed cho đi, Fed lấy lại

Nghe thật buồn cười, nhưng đại dịch hóa ra lại là một điều may mắn cho thị trường chứng khoán. Các chính phủ và ngân hàng trung ương đã hợp lực để chống lại cuộc khủng hoảng, và khi các khoản chi tiêu tài khóa khổng lồ kết hợp với lãi suất chạm đáy, các tài sản rủi ro đã có rất nhiều động lực để tăng giá.

Để hình dung cơ chế của hiện tượng này, hãy bắt đầu với mối tương quan giữa các tài sản. Với việc các ngân hàng trung ương cắt giảm lãi suất và mua nhiều trái phiếu chính phủ, lợi suất của những trái phiếu đó đã giảm xuống khiến các nhà đầu tư với mục đích tìm kiếm lợi nhuận hấp dẫn phải tìm kiếm ở nơi khác. Điều đó đã khiến các nhà quản lý đầu tư chấp nhận nhiều rủi ro hơn trên thị trường chứng khoán và đẩy định giá cổ phiếu lên cao hơn.

Hiện tại quá trình này đang diễn ra theo hướng ngược lại. Lạm phát xoắn ốc đã thay đổi cuộc chơi, khiến các ngân hàng trung ương tranh nhau tăng lãi suất để chống lại áp lực lạm phát. Và với hầu hết các nền kinh tế đang hồi phục nhanh chóng, các chính phủ đã bắt đầu giảm chi tiêu công để kiểm soát nợ công vốn đã phình to hơn rất nhiều sau đại dịch.

Fed cho đi, Fed lấy lại
Fed cho đi, Fed lấy lại

Chứng khoán Mỹ giảm điểm, đặc biệt là chỉ số Nasdaq thiên về công nghệ

Kết quả là các thị trường đang bị bán tháo mạnh mẽ. Các cổ phiếu công nghệ và “tăng trưởng” là những cổ phiếu thiệt hại nhiều nhất vì lãi suất cao hơn thường gây ra nhiều thiệt hại hơn cho cổ phiếu của các công ty không sinh lời hoặc sinh lời rất ít ở thời điểm hiện tại. Bất cứ cổ phiếu nào có định giá đắt đỏ về cơ bản đã bị bán tháo sạch sẽ trong thời gian qua.

Tin tốt

Về mặt tích cực, có một số lý do để lạc quan ở đây. Trước hết, nền kinh tế toàn cầu hiện tại khá mạnh. Những gì chúng ta thấy gần đây trên thị trường chứng khoán không phải là phản ứng với những thay đổi trong hoạt động cơ bản của nền kinh tế. Sụt giảm trong thời gian qua thực ra là do các nhà giao dịch định giá lại cổ phiếu với chính sách tiền tệ thắt chặt hơn. Chính xác mà nói thì chính sách sẽ thắt chặt hơn vì hầu hết các nền kinh tế hiện đã đủ mạnh để hấp thụ những động thái diều hâu đó.

Trên thực tế, các nhà đầu tư có thể đã đi quá xa. Thị trường tiền tệ hiện đang định giá với dự kiến Fed sẽ tăng lãi suất năm đến sáu lần trong năm nay. Con số này có thể vẫn là một ước tính lạc quan về những gì có thể xảy ra. Có khả năng rất cao là tỷ lệ lạm phát hàng năm tại Mỹ sẽ sớm đạt đỉnh khi chi tiêu của chính phủ giảm dần, chuỗi cung ứng bắt đầu bình thường hóa trở lại và những so sánh giá cả hàng năm khó khăn hơn bắt đầu từ tháng 3 trở đi.

Tin tốt
Nasdaq không thích lợi suất cao hơn

Nasdaq không thích lợi suất cao hơn

Khi các nhà đầu tư nhìn thấy những dấu hiệu đầu tiên của ‘lạm phát đỉnh điểm’, những khoản cược về một Fed cực kỳ tích cực có thể được thu hồi, khiến lợi suất trái phiếu giảm trở lại và thổi một luồng sinh khí mới vào thị trường chứng khoán. Mặt trận chính trị cũng chỉ đến một kết luận tương tự. Đảng Dân Chủ có thể sẽ thua ở Quốc hội trong cuộc bầu cử giữa kỳ vào tháng 11, đồng nghĩa với việc sẽ không có bất kỳ đợt tăng thuế nào trong vài năm tới.

Một dấu hiệu đáng mừng khác là nhiều thứ ‘dư thừa’ trên thị trường đã được cắt bỏ hết. Những cổ phiếu giao dịch với bội số định giá cao một cách điên rồ đã giảm mạnh và cảm giác tỉnh táo đã trở lại. Những công ty thắng lớn trong đại dịch như Zoom đã thấy cổ phiếu của họ giảm đến 70% so với mức đỉnh kỷ lục. Một câu chuyện tương tự cũng xảy ra đối với các cổ phiếu meme, các công ty mua bán sáp nhập với mục đích đặc biệt (SPAC) và thậm chí cả một số công ty chất lượng như Netflix (NASDAQ:NFLX) và Facebook (NASDAQ:FB).

Nasdaq không thích lợi suất cao hơn
Chương trình mua lại cổ phiếu của các công ty vẫn là một lực lượng thống trị

Chương trình mua lại cổ phiếu của các công ty vẫn là một lực lượng thống trị

Cuối cùng, đừng quên các chương trình mua lại cổ phiếu. Các công ty đã mua lại cổ phiếu của chính họ với tốc độ kỷ lục trong năm 2021. Động thái này đã làm giảm tổng số cổ phiếu đang lưu hành và tăng thu nhập trên một cổ phiếu, một quá trình sẽ đẩy giá cổ phiếu lên cao hơn. Với hầu hết cổ phiếu hiện đang giao dịch ở mức giá thấp hơn so với năm ngoái, các doanh nghiệp có thể đẩy nhanh quá trình mua lại, cung cấp một nguồn cầu mạnh mẽ và nhất quán.

Tin xấu

Để có một cái nhìn tổng thể, chúng ta cũng phải phác thảo trường hợp giá giảm. Rủi ro giảm giá lớn nhất là lạm phát vẫn duy trì liên tục ở mức cao ngay cả sau khi chuỗi cung ứng bình thường hóa trở lại. Một lạm phát như vậy sẽ buộc các ngân hàng trung ương phải tăng lãi suất mạnh mẽ hơn, đẩy lợi suất lên cao hơn và dẫn đến nguy cơ suy thoái do chính sách.

Rủi ro giảm giá lớn khác là tăng trưởng kinh tế sẽ dừng lại khi các nguồn hỗ trợ tài khóa cạn kiệt. Việc này cũng sẽ đặt nhà đầu tư vào cảnh suy thoái. Tuy nhiên, trong trường hợp này, Fed sẽ không tiến hành các đợt tăng lãi suất mạnh mẽ, loại bỏ một số tác động tiêu cực.

Tin xấu
Tin xấu

Đường cong lợi suất của Hoa Kỳ đã là một chỉ số dự báo suy thoái tốt trong quá khứ

Tăng trưởng thu nhập có thể là một vấn đề khác. Trong khi thu nhập vẫn đang tăng ổn định, tỷ lệ các công ty đánh bại kỳ vọng của Phố Wall đã giảm xuống trong mùa báo cáo thu nhập này; và những công ty đánh bại được kỳ vọng cũng làm như vậy với chênh lệch nhỏ hơn. Điều này có thể là một vấn đề khi kết hợp với định giá cổ phiếu vốn vẫn đang “đắt” so với lịch sử.

Vấn đề địa chính trị cũng quay trở lại với những căng thẳng xung quanh Ukraine và Đài Loan, mặc dù các thị trường thường không quan tâm nhiều đến các vấn đề này chừng nào chúng chỉ là các nhà chính trị phô diễn sức mạnh.

Bức tranh tổng thể

Tóm lại, thị trường đang trải qua một quá trình điều chỉnh đau đớn khi các ngân hàng trung ương và chính phủ giảm bớt các biện pháp kích thích của họ. Điều này ngụ ý rằng các đợt biến động và sụt giảm mạnh có thể sẽ xảy ra thường xuyên hơn khi Phố Wall học cách sống thiếu thanh khoản bất tận.

Bức tranh tổng thể
Bức tranh tổng thể

Định giá đã điều chỉnh, nhưng vẫn cao

Tuy nhiên, nền kinh tế sẽ không rơi xuống vực. Số lần tăng lãi suất được tính vào định giá tài sản có thể đã cao quá mức và hoạt động mua lại cổ phiếu của các công ty vẫn sẽ là một lực lượng chi phối giúp hạn chế đà giảm của thị trường ở các mức đáy.

Điểm mấu chốt? Nhà đầu tư nào sẵn sàng chấp nhận biến động có thể tận dụng các đợt giảm giá mạnh để mở rộng quy mô vào các vị thế trong dài hạn, tốt nhất là trong các công ty chất lượng cao đang giao dịch với mức giá chiết khấu.

Thị trường “sẽ giãy dụa” trước khi được sửa chữa. Nhưng miễn là không xảy ra suy thoái, thị trường sẽ có thể có thể hấp thụ các mức lãi suất cao hơn một chút mà không vỡ vụn. Rốt cuộc, vẫn không có giải pháp thay thế thực sự nào khác cho việc Fed đang làm.

Đánh giá bài viết

/ 5. Lượt đánh giá:

Minh Phương
Minh Phương
Với nhiều năm kinh nghiệm trong linh vực kinh doanh và đầu tư tài chính, Minh Phương xin chia sẻ những trải nghiệm và những bài học đến tất cả bạn đọc.
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
spot_img
LỊCH KINH TẾ
BÀI VIẾT MỚI