Trang chủBài cần sửa SEOTop 5 hàng hóa tăng giá mạnh nhất trong năm 2021

Top 5 hàng hóa tăng giá mạnh nhất trong năm 2021

Top 5 hàng hóa tăng giá mạnh nhất trong năm 2021Cafeforexvn – Bài viết này sẽ chỉ ra những hàng hóa tăng giá mạnh nhất năm 2021 và lý do đằng sau.

Top 5 hàng hóa tăng giá mạnh nhất trong năm 2021

Thị trường hàng hóa năm 2021 có những thay đổi đáng kể với tác động của nhu cầu tiêu dùng, lạm phát và các yếu tố mang tính quốc gia. Nhìn chung, hoạt động kinh doanh các hàng hóa đã diễn ra rất mạnh mẽ trong suốt năm 2021 trong bối cảnh thị trường hàng hóa tiếp tục chịu nhiều áp lực khi nhu cầu hàng hóa sau khi nền kinh tế mở cửa trở lại tăng áp đảo nguồn cung và khiến lượng hàng dự trữ giảm mạnh. Bài viết này sẽ chỉ ra những hàng hóa nguyên liệu tăng giá mạnh nhất năm 2021 và lý do đằng sau.

Cà phê tại Mỹ

Cà phê tại Mỹ

Hợp đồng tương lai Coffee C là chuẩn mực toàn cầu về giá đối với cà phê Arabica với giá hiện tại ở mức 2,42 USD/pound. Con số này khá gần với mức giá cao nhất đạt được kể từ tháng 10 năm 2011 do tác động của một vài yếu tố. Kể từ đầu năm 2021, giá cà phê đã tăng vọt 89% do tác động của một vài thảm họa môi trường xảy ra Brazil, đất nước chiếm tới 35% lượng cà phê xuất khẩu toàn cầu. Sương giá và hạn hán đã tàn phá mùa màng ở quốc gia Nam Mỹ này. Ở mức độ cao nhất, sương giá có thể làm hư hại đến 2/3 số cây cà phê. Vì cà phê phải mất khoảng 5 năm để phát triển nên nguồn cung sẽ bị sụt giảm đáng kể và khiến cà phê tăng giá.

Không chỉ vậy, hiện tượng mưa quá nhiều ở Colombia – một nước xuất khẩu cà phê lớn khác cùng với sự khan hiếm container vận chuyển tại Việt Nam cũng khiến nguồn cung bị hạn chế. USDA (Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ) ước tính trong báo cáo mới nhất của mình rằng chi phí sản xuất và giá tiêu thụ cà phê sẽ tăng trên quy mô toàn thế giới do chi phí vận chuyển và chi phí phân bón đều tăng cao cùng tình trạng thiếu lao động đang diễn ra. Do đó, giá hợp đồng tương lai Coffee C có thể vượt qua mức 3$ và thậm chí 4$ nếu những yếu tố như vậy tiếp diễn trong dài hạn cùng với sự lan rộng của biến thể Omicron.

Cà phê tại Mỹ

Khí đốt tự nhiên

Về nguồn cung, lượng khí sản xuất, lượng khí dự trữ và lượng khí xuất nhập khẩu đều ảnh hưởng đến giá khí đốt tự nhiên. Về phía cầu, sự thay đổi thời tiết, tăng trưởng kinh tế, sự sẵn có và giá cả của các loại nhiên liệu thay thế cũng gây tác động lên giá của hàng hóa này. Kể từ năm 2008, giá khí đốt tự nhiên đã giảm xuống song đã có những thay đổi lớn kể từ giữa năm 2020, đặc biệt là trong năm vừa qua.

Giá khí đốt tự nhiên đã tăng gấp đôi kể từ năm ngoái, hiện đang ở mức 3,8 USD trên một triệu đơn vị nhiệt Anh (MMBtu). Đây là mức giá cao nhất kể từ giữa tháng 7 và trước đó từng xuất hiện vào tháng 12 năm 2018. Điều này là do một số yếu tố. Đầu tiên là nhu cầu đang tăng trở lại khi hoạt động tiêu dùng quay trở lại như trước đại dịch. Đồng thời, các nhà sản xuất do chịu ảnh hưởng của thời kỳ suy thoái chưa từng có vào năm 2020 nên đã lưỡng lự không tăng sản lượng một cách nhanh chóng.

Phần lớn các kỳ vọng trong tương lai phụ thuộc vào điều kiện thời tiết mùa đông. Mùa đông lạnh hơn đồng nghĩa với việc nhu cầu sưởi ấm sẽ tăng lên, điều này được cho là sẽ thúc đẩy giá khí đốt tự nhiên tăng cao. JP Morgan đã nâng mức dự báo giá khí đốt trung bình năm 2022 thêm 1,70$ cho mỗi MMBtu lên 4,81$/MMBtu.

Dầu mỏ (Brent & WTI)

Dầu mỏ (Brent & WTI)

Dầu mỏ luôn là một lựa chọn giao dịch hấp dẫn vì nó khá biến động, hữu ích trong việc cân bằng biến động giá và giao dịch rất đơn giản. Kể từ khi đại dịch bùng phát vào cuối năm 2020, nhu cầu về dầu mỏ đã bị giảm sút nghiêm trọng trong bối cảnh hoạt động di chuyển bị hạn chế và ngăn cấm. Trong khi đó tranh chấp giữa Ả Rập Xê Út và Nga khiến thị trường ngập ngụa trong nguồn cung dầu. Tất cả đã khiến giá hợp đồng tương lai của hàng hóa này có lúc xuống âm 40 USD/thùng. Tuy nhiên, mọi thứ đã hoàn toàn thay đổi đối với giá dầu mỏ trong năm 2021.

Thị trường dầu mỏ đã có một năm ấn tượng, với giá dầu WTI của Mỹ tăng hơn 40% trong năm nay và dầu Brent của Anh ghi nhận mức tăng ấn tượng 38,6%. Giá dầu thô tăng đáng kể trong quý 3 năm nay do một số tác nhân. Đầu tiên đó là động thái dỡ bỏ các biện pháp phong tỏa đã dẫn đến nhu cầu gia tăng ở châu Âu và Trung Quốc.

Một nguyên nhân khác là các vấn đề làm hạn chế nguồn cung liên quan đến thời tiết. Sản lượng của Mỹ bị ảnh hưởng bởi cơn bão Ida trong khi Tổ chức các nước Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh của tổ chức này lại sản xuất dưới hạn ngạch 1 triệu thùng /ngày do ảnh hưởng của hoạt động bảo trì và gián đoạn nguồn cung. Động lực thứ ba là lượng dầu dự trữ giảm hơn 1% mỗi tháng kể từ tháng 8 năm ngoái. Tuy nhiên, sự lan rộng của biến thể Omicron đã làm gia tăng lo ngại của các nhà đầu tư về tình trạng hạn chế di chuyển có thể quay lại trên toàn cầu. Điều này đã khiến giá dầu giảm mạnh 10% chỉ trong một ngày. Đây là mức giảm trong ngày mạnh nhất kể từ tháng 4 năm 2021. Song cùng với sự gia tăng của giá năng lượng và mùa đông có thể lạnh hơn dự kiến, giá dầu có thể tăng một lần nữa.

Dầu mỏ (Brent & WTI)

Bông Mỹ

Giá các hợp đồng tương lai bông của Mỹ có mức tăng ấn tượng 34,6% trong năm 2021. Thực tế, giá này đã tăng từ đầu năm nhưng tăng mạnh nhất trong quý 3 do nguồn cung bị thắt chặt bởi hạn hán diễn ra tại Mỹ, khiến hoạt động sản xuất trước mùa mua sắm nghỉ lễ bị ngừng trệ. Động thái tăng giá cũng có thể là do thời tiết xấu, điều này làm ảnh hưởng đến mùa màng trên toàn thế giới khiến nhu cầu đối với sợi vải Hoa Kỳ (hiện là nước xuất khẩu sợi hàng đầu) tăng lên. Lần gần đây nhất giá bông ở mức cao như vậy là từ tháng 7 năm 2011.

Giá bông tăng làm gia tăng chi phí nguyên liệu đối với các nhà sản xuất và bán lẻ. Do đó, giá bán lẻ trung bình của một chiếc áo thun cotton tăng bình quân khoảng 1,5 đô la đến 2 đô la. Tuy nhiên, có thông tin Mỹ đang nhắm tới việc mở rộng xuất khẩu bông sang Bangladesh, quốc gia nhập khẩu bông lớn nhất thế giới sau Pakistan, và động thái này có thể là hạ nhiệt giá bông.

Bông Mỹ

Lúa mì Mỹ

Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng trong danh sách này là lúa mì Mỹ, hiện đã tăng gần 25% về giá trị. Giá lúa mì tăng lên mức cao nhất trong 9 năm trở lại đây do điều kiện cây trồng mùa đông của Mỹ ngày càng xấu đi. Điều này làm dấy lên lo ngại về nguồn cung toàn cầu bị hạn chế trong bối cảnh nhu cầu tăng mạnh. Lúa mì đã kéo dài đà tăng giá của mình sau khi USDA hạ dự báo về nguồn cung của Hoa Kỳ và toàn cầu cho năm 2021/2022. Dự báo đưa ra tổng sản lượng lúa mì của Hoa Kỳ sẽ đạt 1,697 tỷ giạ (1 giạ tương đương với khoảng 36 lít), giảm 49 giạ so với ước tính trước đó. Điều này đã đẩy giá lúa mì tăng lên mức cao kỷ lục. Các nhà đầu tư dự báo giá sẽ tiếp tục tăng nếu nguồn cung vẫn hạn chế trong bối cảnh sự lan rộng của biến thể Omicron.

Lúa mì Mỹ

Tham khảo thêm:

Hậu Dương-Theo fxempire

Đánh giá bài viết

/ 5. Lượt đánh giá:

Minh Phương
Minh Phương
Với nhiều năm kinh nghiệm trong linh vực kinh doanh và đầu tư tài chính, Minh Phương xin chia sẻ những trải nghiệm và những bài học đến tất cả bạn đọc.
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
spot_img
LỊCH KINH TẾ
BÀI VIẾT MỚI