Thứ Ba, Tháng Ba 19, 2024
Trang chủChuyển động kinh doanhThị trườngWikiFX Thiên Vị Trong Đánh Giá, Tiếp Tay PR Cho “Sàn Bẩn”

WikiFX Thiên Vị Trong Đánh Giá, Tiếp Tay PR Cho “Sàn Bẩn”

Viết bởi Cafeforexvn

“Công cụ truy vấn thông tin tài chính toàn cầu”, “đơn vị đánh giá xếp hạng sàn forex tốt nhất”, “nền tảng đánh giá tiên tiến hàng đầu”, đó là những mỹ từ được WikiFX – website tra cứu các nhà môi giới trước đây đã từng bị pháp luật nhiều lần “sờ gáy” nhưng vẫn ngang nhiên hoạt động tại Việt Nam.

Nổi lên như bên thứ 3 đáng tin cậy để các nhà đầu tư tham khảo thông tin đánh giá sàn và được đông đảo người dùng đón nhận, thời gian gần đây, WikiFX dần biến chất với hàng loạt các phốt lớn nhỏ về việc thiên vị trong xếp hạng sàn, thiếu minh bạch về tiêu chí đánh giá và nhận tiền PR để tiếp tay cho sàn lừa đảo. Thực hư WikiFX thiên vị như thế nào, và hậu quả để lại cho người dùng ra sao? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

WikiFX Thiên Vị Trong Đánh Giá, Tiếp Tay PR Cho “Sàn Bẩn”
WikiFX Thiên Vị Trong Đánh Giá, Tiếp Tay PR Cho “Sàn Bẩn”

WikiFX thiên vị trong quy trình đánh giá và loạt bằng chứng không thể chối cãi

Ưu tiên sàn giao dịch đối tác, xếp hạng thiếu công bằng

Lợi dụng việc website có nhiều lượt theo dõi và truy cập, WikiFX mời chào sàn môi giới “gói tăng điểm số” để quảng bá uy tín và tiếp cận nhiều khách hàng tiềm năng mới. Sau khi nhận tiền từ “đối tác”, admin của WikiFX tiến hành nâng điểm thẳng tay cho các sàn này mà không hề cân nhắc đến các yếu tố về chất lượng thật sự cũng như độ uy tín của sàn. Tinh vi hơn, để che mắt các nhà đầu tư, WikiFX khéo léo xen kẽ thứ tự xếp hạng của những sàn nổi bật với những sàn đã trả tiền PR và “bùa” cho những sàn này một số điểm cực đẹp mắt. Và thế là các sàn không tên tuổi, sàn ảo, sàn scam đều chễm chệ xuất hiện ở vị trí đầu trang cùng những “lời khen có cánh” mà WikiFX nguỵ tạo.

Hành động thiên vị này đã khiến không ít nhà đầu tư lâm vào lỗ nặng, chaý tài khoản vì lỡ “giao trứng cho ác”.

Đơn cử trường hợp của sàn Forex4u, dù đã được nhiều khách hàng tố cáo là sàn lừa đảo với các chiêu trò như: tăng mức phí qua đêm, điều chỉnh spread mà không thông báo trước, can thiệp vào hệ thống, không cho nhà đầu tư thoát lệnh khiến hàng loạt tài khoản bị thua lỗ nặng nề. Dù nằm trong danh sách đen các nhà môi giới và nhận được “bão bóc phốt” hàng loạt trên các group thảo luận và cả báo đài chính thống, song WikiFX dường như phớt lờ điều này, ém nhẹm các phản hồi xấu về sàn, và bất ngờ hơn là mức điểm Forex4u nhận được là 8.25, số điểm quá “ảo” so và không thể chấp nhận được.

Ưu tiên sàn giao dịch đối tác, xếp hạng thiếu công bằng

Forex4u là sàn lừa đảo nhưng lại được WikiFX chấm 8.25 điểm

Xếp hạng chủ quan, thiếu công bằng

Thông thường ở các nền tảng đánh giá brokers, những sàn môi giới uy tín sẽ được liệt kê theo thứ tự từ cao đến thấp, sàn càng chất lượng, vị trí xếp hạng sẽ càng cao. Nhưng ở WikiFX hiện tại, không khó để thấy hàng loạt các sàn “rởm” ngang nhiên được xếp ở vị trí “ưu tiên”: TRADESKA, Lite Forex hay Yescom Financial Limited,…tất cả đều là những sàn nhận được vô số phản hồi của người dùng về hình thức lừa đảo trá hình.

Xếp hạng chủ quan, thiếu công bằng

Hàng loạt sàn ảo “núp bóng” trên BXH

Theo tìm hiểu từ phóng viên, không chỉ nâng điểm bất thường cho các sàn lừa đảo, WikiFX còn triển khai hành vi “tống tiền” đáng lên án. Ban đầu WikiFX sẽ gửi email cho các nhà môi giới để quảng cáo về dịch vụ xếp hạng, đánh giá sàn của họ. Sau khi nhận được tin tưởng, hệ thống sử dụng Anh ngữ để giao tiếp với nhà môi giới, thông qua đó tìm cách “lừa đảo”, thuyết phục con mồi qua nhiều hình thức, phương tiện truyền thông khác nhau. Nếu sàn chấp nhận chi tiền, WikiFX sẽ bao che những khuyết điểm, đặt banner truyền thông rầm rộ. Còn với những sàn không phản hồi, WikiFX sẽ tự ý lên bài hạ điểm các sàn, đưa ra những đánh giá vô căn cứ: sàn có dấu hiệu lừa đảo, sàn đánh cháy tài khoản nhà đầu tư, sàn hoạt động không giấy phép,…để thực hiện mục đích tống tiền.

Thiên vị trong việc công khai phản hồi của người dùng

Ngoài các đánh giá tổng quan về sàn môi giới cùng mức điểm xếp hạng, WikiFX còn cho phép người dùng đăng tải các bình luận về sàn, qua đó giúp nhà đầu tư có thêm nguồn thông tin để tham khảo. Thế nhưng điều đáng nói ở đây là WikiFX vì muốn bao che cho các sàn đối tác mà “ém nhẹm” những bình luận tiêu cực về sàn. Rất nhiều trader đã lên tiếng phản hồi về việc mình đánh giá xấu về sàn A tại WikiFX nhưng không thấy bình luận được đăng tải, thay vào đó chỉ là những “lời khen có cánh” dành cho sàn A này. 

Đáng lên án hơn, WikiFX còn hạn chế các phản hồi tích cực của những sàn uy tín, điều này đi ngược lại với sứ mệnh của một nền tảng đánh giá nhà môi giới, mà sau cùng, nhà đầu tư lại là những người chịu hậu quả nặng nề nhất vì lỡ đặt nhầm niềm tin vào WikiFX.

Người dùng cần cẩn trọng hơn trong việc nhận định và chọn sàn môi giới

Ngày càng có nhiều chiêu trò tinh vi, lợi dụng lòng tin của khách hàng để cài cắm những tiểu xảo lừa đảo mà điển hình là sự thiên vị của WikiFX. Để tự bảo vệ chính mình, nhà đầu tư nên chủ động nắm vững kiến thức về các tiêu chí đánh giá cơ bản để có thể tự mình đưa ra cái nhìn khách quan nhất, từ đó chọn được sàn môi giới phù hợp với mục tiêu đầu tư cá nhân.

Người dùng cần cẩn trọng hơn trong việc nhận định và chọn sàn môi giới

WikiFX từng bị Trung tâm an ninh mạng quốc gia chặn tên miền

Tham khảo thông tin trên các nền tảng review broker là điều nên làm vì giúp bạn tiết kiệm được khá nhiều thời gian tra cứu và tổng hợp đánh giá, song, hãy luôn giữ “một cái đầu lạnh” và hình thành tư duy phản biện trong những trường hợp cần thiết. Hãy đồng thời tham khảo trên nhiều nền tảng khác nhau và vận dụng phương thức so sánh để tìm ra phương án tối ưu nhất.

Bên cạnh việc tham khảo đơn thuần, nhà đầu tư nên kiểm tra sự minh bạch và công bằng trong khâu xếp hạng và đánh giá, nếu phát hiện dấu hiệu bất thường, nên cân nhắc một cách kỹ càng, tìm chứng cứ chi tiết và gửi lời cảnh báo để có thể bảo vệ cộng đồng trader khỏi những chiêu trò lừa đảo.

Kết luận

Với những bằng chứng rõ ràng về hành vi thiên vị cho sàn đối tác, tự ý nâng điểm, can thiệp xếp hạng thiếu công bằng, WikiFX đích thị là nền tảng lừa đảo trục lợi và không còn đáng tin cậy với các nhà môi giới. Điều đáng nói là dù đã bị Cục an ninh mạng quốc gia phát lệnh cảnh báo, song WikiFX vẫn năm lần bảy lượt tìm cách “bám trụ” trên thị trường và tiếp tục “câu dụ” những con mồi mới.

Qua bài viết naỳ, chúng tôi hy vọng các nhà đầu tư có thêm cái nhìn đúng đắn về nền tảng này và tự trang bị kiến thức để bảo vệ bản thân trước những chiêu trò khó đoán của “kẻ gian” khi tham gia vào thị trường tài chính vốn hấp dẫn nhưng tiềm ẩn những rủi ro này.

Phương Thảo

Đầu tư tài chính, kinh tế là lĩnh vực sở trường của mình. Mình mong muốn hỗ trợ và chia sẻ tới bạn đọc những thông tin và bài học cực kỳ hữu ích thông qua những bài viết được tích lũy từ những kinh nghiệm của mình.

Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
spot_img
LỊCH KINH TẾ
BÀI VIẾT MỚI