Thứ Tư, Tháng Sáu 7, 2023
Trang chủForexChính sách của các ngân hàng Trung ương chi phối thị trường...

Chính sách của các ngân hàng Trung ương chi phối thị trường ngoại hối tuần này

Bước sang tuần trọn vẹn đầu tiên của tháng 9, các trader đang sắp đón nhận một giai đoạn cực kỳ bận rộn khi có đến 3 sự kiện cấp ngân hàng trung ương, bên cạnh đó còn phải kể đến kế hoạch thiết lập nguồn cung mới nhất của OPEC.

Chính sách của các ngân hàng Trung ương chi phối thị trường ngoại hối tuần này

Chính sách của các ngân hàng Trung ương chi phối thị trường ngoại hối tuần này
Chính sách của các ngân hàng Trung ương chi phối thị trường ngoại hối tuần này

Cuộc họp hàng tháng của OPEC diễn ra vào cuối ngày 05/09 sẽ là yếu tố đầu tiên tác động tới thị trường ngoại hối. Trong khi có một số nhà phân tích vẫn để ngỏ khả năng cắt giảm sản lượng, nhiều người cũng kỳ vọng Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nước sản xuất dầu thành viên sẽ giữ ổn định hạn ngạch đầu ra trong tháng 10.

Nhà đầu tư nên chú ý đến các phát biểu của OPEC+ về việc cắt giảm sản lượng nếu nguồn cung dầu thô từ Iran được giải phóng. Giá dầu thô sẽ rất khó giảm nếu nguồn cung từ Iran được “cân bằng lại” bởi việc cắt giảm bởi OPEC+.

Xem thêm: Cơ hội mua cổ phiếu Amazon giá hời hậu phân tách

Chính sách của các ngân hàng Trung ương chi phối thị trường ngoại hối tuần này
Chính sách của các ngân hàng Trung ương chi phối thị trường ngoại hối tuần này

Đồng tiền chung châu âu sẽ ảnh hưởng khá nhiều khi Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) dự kiến ​​sẽ tăng lãi suất ÍT NHẤT 50 điểm cơ bản trong tuần này sau khi lạm phát trong khu vực đạt mức đỉnh kỷ lục 9,1% vào tháng 8. Tuy nhiên, trước khi mua mạnh đồng EUR, nhà đầu tư cần nhớ rằng Khu vực đồng tiền chung châu Âu cũng đang phải đối mặt với tình trạng tăng trưởng GDP yếu kém và mùa đông lạnh lẽo sắp đến gần. ECB sẽ không còn nhiều dư địa để tăng lãi suất, và điều này sẽ hạn chế mức tăng của EUR so với các đồng tiền khác.

Thêm vào đó là quyết định chính sách tiền tệ của RBA (06/09, 4:30 sáng GMT): Ngân hàng Trung ương Úc (RBA) được dự đoán sẽ tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản trong tháng thứ tư liên tiếp để kiềm hãm lạm phát sau khi tỷ lệ lạm phát đạt đỉnh cao nhất trong 21 năm qua. Phương án tăng lãi suất 50 cơ bản sẽ đẩy lãi suất của RBA lên mức thấp nhất của “vùng trung lập” theo như cách gọi của các quan chức RBA. Vùng này là nơi lãi suất có tác dụng hỗ trợ tối đa cho thị trường lao động trong khi vẫn giữ lạm phát ở mức ổn định.

Sự kiện tiếp theo là quyết định chính sách tiền tệ của BOC (07/09, 2:00 chiều GMT), và quyết định chính sách tiền tệ của ECB (08/09, 12:15 trưa GMT). Ngân hàng Trung ương Canada (BOC) dự kiến ​​sẽ tăng lãi suất thêm 75 điểm cơ bản sau khi gây bất ngờ cho thị trường với mức tăng lãi suất 100 điểm cơ bản vào hồi tháng 7.

Các trader châu Á và châu Âu đã không có cơ hội đánh giá thị trường trước quyết định đóng đường ống khí đốt vô thời hạn của Gazprom, vì vậy đồng tiền chung EUR có thể sẽ suy yếu vào đầu tuần.

Nếu giá phá thủng rõ ràng xuống dưới ngưỡng 0,9900 thì sẽ mở toang vùng 0,9700 mà EUR/USD đã từng chạm đến vào năm 2002. EUR/USD đang dao động quanh mức thấp nhất trong tháng 8 trước thềm quyết định chính sách của ECB.

Tất nhiên, các trader cũng có thể chơi theo kiểu “liều ăn nhiều” trong tuần đầu tiên của tháng 9.

Chỉ báo Stochastic hiện đang ở vùng trung lập mặc dù các cây nến của ngày thứ Sáu và hôm nay cho thấy tâm lý thị trường đang có vẻ do dự xung quanh vùng hỗ trợ.

Nếu lực cầu dâng cao thì làn sóng này có thể đẩy EUR/USD bật khỏi mức hỗ trợ trong vùng giá 4 giờ và quay lại vị trí ngang giá (1,0000). Cặp đôi này thậm chí có thể quay trở lại ngưỡng kháng cự 1,0050 và vùng SMA 100 nếu lực mua đủ mạnh.

Đánh giá bài viết

/ 5. Lượt đánh giá:

Minh Phương
Minh Phương
Với nhiều năm kinh nghiệm trong linh vực kinh doanh và đầu tư tài chính, Minh Phương xin chia sẻ những trải nghiệm và những bài học đến tất cả bạn đọc.
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
spot_img
LỊCH KINH TẾ
BÀI VIẾT MỚI