Chu kỳ kinh tế thế giới

Xem thêm: Tìm hiểu về chu kỳ thị trường 1
Kim ngạch xuất khẩu giảm lần đầu kể từ tháng 9/2021.
Lạm phát tiếp tục được kiểm soát.
Tỷ giá USD/VND hạ nhiệt do đồng USD suy yếu.

Sản xuất tăng trưởng với tốc độ chậm nhất trong 10 tháng.
Chỉ số sản xuất (IIP) toàn ngành công nghiệp tháng 11/2022 tăng 5,3% so với cùng kỳ (YoY), với IIP ngành sản xuất, chế biến, chế tạo tăng 4,4% YoY – mức tăng chậm nhất kể từ tháng 1/2022. Trong khi đó, Chỉ số Nhà quản trị Mua hàng (PMI) ngành sản xuất của S&P Global giảm xuống còn 47,4 vào tháng 11, kết thúc chuỗi 13 tháng tăng trưởng do số lượng đơn hàng mới, sản lượng, việc làm và hoạt động mua hàng giảm. Lượng đơn hàng mới giảm có thể tiếp tục ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của VN trong thời gian tới.
Doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng tăng 17,5% YoY trong tháng 11, nâng tổng mức tăng trưởng trong 11T/2022 đạt 20,5% YoY và nếu loại trừ yếu tố giá tăng 16,9% YoY. Mặc dù doanh thu bán lẻ tiếp tục tăng mạnh, nhưng tác động từ việc kinh tế toàn cầu chững lại đối với ngành sản xuất đã bắt đầu ảnh hưởng đến thị trường lao động và có thể có tác động tiêu cực đến sự phục hồi của tiêu dùng trong nước.
Thặng dư NSNN đạt gần 280 nghìn tỷ trong 11T/2022.
Vốn FDI giải ngân duy trì ổn định.
Vốn FDI giải ngân đạt 2,3 tỷ USD trong tháng 11, nâng tổng vốn FDI giải ngân trong 11T 2022 lên 19,7 tỷ USD (+15,1% YoY). Trong khi đó, vốn FDI đăng ký đạt 2,6 tỷ USD, mức cao thứ hai theo tháng kể từ tháng 4/2022, nâng tổng số vốn FDI đăng ký trong 11T/2022 lên 25,3 tỷ USD (-5,0% YoY). Triển vọng kinh tế toàn cầu kém tích cực có thể làm chậm dòng vốn đầu tư nói chung, từ đó phần nào ảnh hưởng dòng vốn FDI vào VN trong ngắn hạn.