Thứ Tư, Tháng Sáu 7, 2023
Trang chủThế giớiChuyển động kinh doanhChủ tịch Toshiba bị loại bỏ, ngày tàn của đế chế Toshiba

Chủ tịch Toshiba bị loại bỏ, ngày tàn của đế chế Toshiba

Các cổ đông của gã khổng lồ công nghiệp Toshiba đã sa thải Chủ tịch hội đồng quản trị của công ty vào thứ Sáu vừa rồi. Đây là một bước đột phá đối với các nhà đầu tư nước ngoài, những người đang thúc đẩy làm cho các tập đoàn nổi tiếng của Nhật Bản minh bạch và có trách nhiệm hơn.

Chủ tịch Toshiba bị loại bỏ, ngày tàn của đế chế Toshiba
Chủ tịch Toshiba bị loại bỏ, ngày tàn của đế chế Toshiba

Chủ tịch Toshiba bị loại bỏ, ngày tàn của đế chế Toshiba

Việc lật đổ chủ tịch Osamu Nagayama, 74 tuổi, theo sau một cuộc điều tra cho thấy các giám đốc điều hành hàng đầu của Toshiba đã làm việc với chính phủ Nhật Bản để gây áp lực không thích đáng cho các nhà đầu tư công ty.

Vụ bê bối dẫn đến việc giám đốc điều hành của công ty và 4 thành viên hội đồng quản trị phải từ chức. Nhưng ông Nagayama, người không liên quan đến cuộc điều tra, vẫn tiếp tục, lập luận rằng ông có trách nhiệm làm trong sạch hoạt động quản trị của Toshiba.

Khi từ chối lời kêu gọi của ông Nagayama và quyết định cách chức ông, các cổ đông đã tạo nên một tiền lệ chưa từng có ở một quốc gia vốn không chấp nhận sự tác động từ các nhà đầu tư, ngay cả khi họ nhằm cải thiện phương thức kinh doanh và lợi nhuận. 

Nicholas Benes, người đứng đầu Viện đào tạo giám đốc phi lợi nhuận của Nhật Bản, cho biết đây là “một bước ngoặt mà các cổ đông sẽ ngày càng coi các giám đốc có trách nhiệm không chỉ đơn giản là tham dự các cuộc họp mà còn để đảm bảo hội đồng quản trị hoạt động hiệu quả. Đó là một chiến thắng cho cả quản trị công ty và các nhà hoạt động ở Nhật Bản, và có khả năng khuyến khích nhiều nhà hoạt động hơn.

Trong khi sự can thiệp của cổ đông vào quản lý kinh doanh từ lâu đã phổ biến ở các quốc gia giàu có khác như Hoa Kỳ, các nhà đầu tư hoạt động nước ngoài đã phải chịu thất bại trong các cuộc giao tranh với các công ty Nhật Bản suốt những năm 2000.

Nổi bật nhất, quỹ đầu tư Steel Partners của Mỹ đã phải đối mặt với một loạt thất bại, bao gồm nhiều năm nỗ lực thất bại trong việc thúc đẩy các thay đổi tại nhà sản xuất bia Nhật Bản Sapporo. Kể từ năm 2013, những nỗ lực của các nhà hoạt động như vậy đã tăng vọt, sau khi thủ tướng lúc đó là Shinzo Abe bắt đầu khuyến khích các công ty xem xét các mối quan tâm của nhà đầu tư một cách nghiêm túc hơn với hy vọng thu hút thêm vốn nước ngoài, tăng lợi nhuận doanh nghiệp và thúc đẩy sự tăng trưởng yếu kém của đất nước.

Trong khi các cổ đông đã tìm thấy một số thành công trong những nỗ lực hậu trường nhằm tác động đến ban lãnh đạo công ty ở Nhật Bản, trường hợp của Toshiba là một chiến thắng hiếm hoi của nhà đầu tư trong một cuộc đối đầu công khai và trực tiếp như vậy.

Ali Saribas, một đối tác của công ty tư vấn cổ đông cho biết: “Đã có rất nhiều thay đổi tích cực ở Nhật Bản về mặt thực hành quản trị, nhưng nếu bạn không có cổ đông đủ lớn, thì tiếng nói của bạn sẽ hời hợt”.

Các trường hợp như Toshiba, có thể vẫn còn xảy ra trong thời gian tới. Toshiba, vốn đã bị suy yếu bởi các vụ bê bối và đầu tư thảm hại, có tỷ lệ cổ đông nước ngoài cao bất thường, những người có xu hướng sẵn sàng bỏ phiếu chống lại ban lãnh đạo hơn các nhà đầu tư Nhật Bản. Các thành viên hội đồng quản trị Nhật Bản có lẽ đang xem xét sự kiện này để không phải đối mặt với cuộc nổi dậy của cổ đông như thế này.

Xem thêm: Toshiba tái cơ cấu doanh nghiệp

Linh Trần, theo NY Times

Đánh giá bài viết

/ 5. Lượt đánh giá:

Phương Thảo
Phương Thảohttps://cafeforexvn.com
Đầu tư tài chính, kinh tế là lĩnh vực sở trường của mình. Mình mong muốn hỗ trợ và chia sẻ tới bạn đọc những thông tin và bài học cực kỳ hữu ích thông qua những bài viết được tích lũy từ những kinh nghiệm của mình.
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
spot_img
LỊCH KINH TẾ
BÀI VIẾT MỚI