Trong phiên giao dịch ngày 8/3, giá dầu đã giảm tới gần 3 USD sau bình luận của Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell làm dấy lên lo ngại về việc tăng lãi suất. Bên cạnh đó, sự mạnh lên của đồng USD cùng sự sụt giảm xuất khẩu và nhập khẩu của Trung Quốc trong tháng 1 và tháng 2, bao gồm nhập khẩu dầu thô, cũng tác động lên giá dầu.

Xem thêm: Dầu giảm do suy thoái kinh tế làm đẩy giá dầu đi xuống
Cụ thể, vào lúc 9h56′ giờ Việt Nam, giá dầu thô Brent giao tháng 5 được giao dịch ở mức 83,5 USD/thùng, giảm 2,27 USD so với đêm qua. Còn giá dầu WTI giao tháng 4 được giao dịch ở mức 77,66 USD/thùng, giảm 2,4 USD so với đêm qua.
Các chuyên gia cho rằng, giá dầu đi xuống bởi mục tiêu tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc thấp hơn dự kiến và do các nhà đầu tư tỏ ra thận trọng chờ đợi lời phát biểu của ông Jerome Powell, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) trong tuần này.

Trung Quốc đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế của nước này trong năm nay khoảng 5%, thấp hơn con số 5,5% của năm 2022. Việc Trung Quốc đặt ra mục tiêu tăng trưởng thận trọng khiến sự lạc quan về nhu cầu tiêu thụ giảm bớt phần nào, kéo giá dầu đi xuống.
Bên cạnh đó, giá dầu còn chịu sức ép do giới đầu tư lo ngại các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới sẽ thực hiện một đợt tăng lãi suất mới vào cuộc họp chính sách sắp diễn ra.
Hôm 2/3, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Christine Lagard cho biết ngân hàng này dự kiến tăng lãi suất thêm 0,5 điểm phần trăm tại cuộc họp vào ngày 16/3.
Trong tháng 3 này, Fed sẽ họp về lãi suất. Các nhà đầu tư đang chờ đợi bài phát biểu của Chủ tịch Fed tại phiên điều trần trước Quốc hội Mỹ trong hai ngày 7-8/3, về việc Fed có cần tăng lãi suất nhiều hơn hay không.

Venezuela và Nga đã xác định một chương trình hợp tác về dầu
Mới đây, Venezuela và Nga đã xác định một chương trình hợp tác nhằm tăng sản lượng dầu thô và tiến tới “các cơ hội kinh doanh mới”. Bộ trưởng Dầu mỏ Venezuela Tareck El Aissami cho biết ông đã cùng Giám đốc điều hành Tập đoàn dầu khí Nga Rosneft, ông Igor Sechin, xác định một chương trình hợp tác nhằm tăng sản lượng dầuthô và tiến tới “các cơ hội kinh doanh mới”.
Trong thông cáo báo chí sau cuộc gặp song phương, ông El Aissami cho hay hai bên đã cùng nhau đánh giá triển vọng của thị trường dầu mỏ thế giới và những thách thức mà các doanh nghiệp của cả Venezuela và Nga đang phải đối mặt.
Bộ trưởng El Aissami khẳng định hợp tác năng lượng Venezuela-Nga rất sâu rộng và hai nước đã thống nhất sẽ tiếp tục phát huy tiềm năng trong lĩnh vực dầu khí.
Quan chức này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc trao đổi công nghệ mới để “thúc đẩy và củng cố” Rosneft và Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Venezuela (PDVSA).
Tại Venezuela, Nga có 5 liên doanh là Petromonagas, Petromiranda, Petrovictoria, Boquerón và Perijá, sản xuất ít nhất 80.000 thùng dầu thô mỗi ngày. Công ty Petromonagas, liên doanh với PDVSA là doanh nghiệp có năng suất cao nhất trong Vành đai Orinoco.
Venezuela và Nga đã có các thỏa thuận hợp tác năng lượng, tài chính, văn hóa, thể thao, y tế, du lịch và truyền thông. Hai nước đã ký kết hơn 264 thỏa thuận trong 20 lĩnh vực chiến lược, trong đó có dầu, suốt 20 năm qua.
Hoa Nguyễn