Thứ Tư, Tháng Sáu 7, 2023
Trang chủForexTin tứcTiêu điểm kinh tế thế giới ngày 7/3/2023

Tiêu điểm kinh tế thế giới ngày 7/3/2023

Số liệu từ Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BoK) công bố cho thấy tăng trưởng kinh tế trong năm 2022 của Hàn Quốc “giảm tốc” đáng kể do xuất khẩu suy yếu trong bối cảnh suy thoái kinh tế gia tăng bắt nguồn từ chính sách thắt chặt tiền tệ mạnh mẽ ở cả trong và ngoài nước.

BoK: Tăng trưởng kinh tế Hàn Quốc “giảm tốc” đáng kể

Tiêu điểm kinh tế thế giới ngày 7/3/2023
Tiêu điểm kinh tế thế giới ngày 7/3/2023

Theo BoK, Tổng sản phẩm quốc nội của Hàn Quốc chỉ tăng trưởng 2,6% vào năm 2022, thấp hơn nhiều so với mức tăng 4,1% trong năm 2021. Đây cũng là mức tăng trưởng có tốc độ chậm nhất kể từ năm 2020, khi nền kinh tế lớn thứ 4 châu Á ghi nhận mức suy giảm 0,7% do tác động ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.

Có thể nói những con số này không thay đổi nhiều so với ước tính tăng trưởng của BoK đưa ra hồi tháng Giêng đồng thời phản ánh rõ các hoạt động liên quan đến xuất khẩu, đầu tư và một số lĩnh vực khác.

Theo lý giải của BoK, tăng trưởng kinh tế của Hàn Quốc chậm hơn được cho là do tăng trưởng xuất khẩu yếu trong bối cảnh doanh số bán hàng bán dẫn và các hàng hóa khác sụt giảm. Dữ liệu cho thấy các chuyến hàng ra nước ngoài chỉ đạt mức tăng 3,2% trong năm 2022 trong khi chỉ số này của năm 2021 là 10,8%. Chi tiêu dùng cá nhân ở Hàn Quốc đã ghi nhận mức tăng 4,3% vào năm 2022, cao hơn mức tăng 3,7% của năm 2021, thể hiện rõ những tác động trực tiếp từ việc nới lỏng các biện pháp phòng dịch COVID-19.

Tuy nhiên, đầu tư cơ sở vật chất đã giảm 0,5% so với mức tăng 9% của năm 2022. Đầu tư vào xây dựng ghi nhận mức giảm mạnh 3,5%, cao hơn nhiều so với mức giảm 1,6% một năm trước đó. Chi tiêu chính phủ cũng thấp hơn mức tăng 5,6% của năm 2022 khi chỉ đạt mức tăng 4,1%.

Cũng theo BoK, tăng trưởng kinh tế Hàn Quốc năm 2022 đạt 2,6% thấp hơn so với mức tăng trưởng bình quân 2,9% của các nước thành viên Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), đánh dấu lần đầu tiên ghi nhận mức tăng trưởng thấp hơn bình quân của các nước OECD hai năm liên tiếp kể từ khi gia nhập vào tổ chức này vào năm 1996.

Mức dự đoán này cũng tương đương với triển vọng mà Chính phủ Hàn Quốc đưa ra, trong khi Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đưa ra dự đoán là 1,5%, Viện nghiên cứu kinh tế LG (Hàn Quốc) là 1,4%, và mức dự đoán bình quân của 9 ngân hàng đầu tư lớn ở nước ngoài là 1,1%.

Trước đó, trong Báo cáo triển vọng tăng trưởng kinh tế đưa ra vào tháng 11/2022, OECD từng đưa ra mức dự báo tăng trưởng kinh tế Hàn Quốc năm 2023 là 1,8% và tăng trưởng kinh tế bình quân của các nước OECD là 0,8%.

Lạm phát của Thụy Sỹ cao nhất kể từ tháng 8/2022

Tiêu điểm kinh tế thế giới ngày 7/3/2023
Lạm phát của Thụy Sỹ cao nhất kể từ tháng 8/2022

Văn phòng Thống kê Liên bang Thụy Sỹ ngày 6/3 công bố số liệu cho thấy lạm phát của nước này ở mức 3,4% trong tháng 2/2023.

Đây là mức cao nhất kể từ tháng 8/2022, từ mức 3,3% của tháng trước đó và cao hơn dự báo của thị trường là 3,1%.

Việc lạm phát của Thụy Sỹ bất ngờ tăng tốc vào tháng trước với tốc độ cao hơn dự kiến làm tăng khả năng Ngân hàng Quốc gia Thụy Sỹ (SNB) sẽ tăng lãi suất trong tháng này.

Sự tăng vọt chủ yếu là do giá vận chuyển hàng không, kỳ nghỉ trọn gói, tiền thuê nhà và xăng tăng.

Lạm phát cơ bản, loại bỏ các yếu tố như năng lượng và lương thực, cũng đã tăng tốc trong tháng thứ ba, ở mức 2,4%.

Mặc dù Thụy Sỹ có lạm phát thấp nhất so với các nền kinh tế phát triển khác, nhưng sự tăng tốc trong tháng Hai có nghĩa là SNB, vốn đã tăng lãi suất 175 điểm cơ bản kể từ tháng 6/2022, có thể sẽ tiếp tục thắt chặt chính sách khi nhóm họp vào ngày 23/3. Các nhà kinh tế được Bloomberg khảo sát dự đoán tăng thêm 50 điểm cơ bản.

Ngân hàng trung ương này cũng bày tỏ lo ngại rằng các công ty hiện có nhiều khả năng tăng giá bán cao hơn. Ngoài ra, thị trường lao động Thụy Sỹ không có dấu hiệu suy yếu và việc thiếu lao động có nguy cơ khiến tiền lương tăng cao.

Dựa trên thước đo chung của Liên minh châu Âu, tốc độ tăng trưởng giá tiêu dùng của Thụy Sỹ ở mức 3,2%, thấp hơn một nửa so với tốc độ của các nước Khu vực sử dụng đồng euro.

ECB khuyến nghị cân nhắc kỹ dữ liệu khi tăng lãi suất

Thành viên Hội đồng điều hành Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), ông Mario Centeno, cho rằng các quyết định chính sách đưa ra sau đợt tăng lãi suất dự kiến trong tháng này sẽ phải căn cứ theo dữ liệu thực tế.

Ông Centeno khuyến nghị ECB xem xét kỹ báo cáo dự báo tháng 3 dự kiến được công bố trong vài ngày tới. Ông nhận định đây là dữ liệu quan trọng nhất mà ngân hàng này có căn cứ vào đó để đưa ra các quyết định trong tương lai.

Trước đó, ngày 5/3, Chủ tịch ECB Christine Lagarde cho biết do lạm phát cơ bản trong Khu vực đồng euro (Eurozone) sẽ duy trì ở mức cao trong thời gian tới nên có nhiều khả năng ECB sẽ tăng lãi suất 50 điểm cơ bản vào cuối tháng này.

ECB đã tăng lãi suất 3 điểm phần trăm (300 điểm cơ bản) kể từ tháng 7/2022 và có thể sẽ tăng thêm 0,5 điểm phần trăm vào ngày 16/3 tới. Tuy nhiên, các nhà đầu tư gần đây dự báo mức tăng lãi suất cao hơn do lạm phát vẫn ở mức cao.

Ông Centeno cho rằng lộ trình tăng lãi suất của ECB đang diễn ra quá nhanh và đây là điều chưa có tiền lệ. Quan chức này nhấn mạnh: “Chúng ta cần kiên nhẫn một chút để xem xét tác động của mức tăng lãi suất 300 điểm cơ bản này đối với lạm phát, bởi vì đó là mục tiêu chính của chúng ta”.

UAE tiếp nhận thêm nguồn cung dầu từ Nga

Hãng tin Reuters (Vương quốc Anh) trích thông tin từ các nguồn giao dịch cho biết Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất  (UAE) đã tiếp nhận thêm nhiều tàu chở dầu từ Nga. Đây là một ví dụ khác cho thấy các biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với Nga đã điều chỉnh dòng thương mại năng lượng truyền thống.

Diễn biến trên cũng làm nổi bật sự hợp tác ngày càng tăng giữa Nga và các nhà sản xuất dầu hàng đầu vùng Vịnh, như Saudi Arabia và UAE. Các quốc gia vùng Vịnh đã “lờ đi” sức ép từ Mỹ trong việc giúp cô lập Nga và bơm thêm dầu để thay thế nguồn cung từ “xứ Bạch dương”.

Nguồn tin không tiết lộ chính xác khi nào UAE bắt đầu nhập khẩu dầu thô từ Nga, nhưng số liệu theo dõi tàu chở dầu cho thấy khối lượng tiếp nhận dầu Nga của UAE đã tăng lên sau khi bùng phát xung đột Nga-Ukraine vào tháng 2/2022 và các lệnh trừng phạt sau đó của phương Tây đối với Nga.

Theo thống kê, khoảng 1,5 triệu thùng dầu thô của Nga đã cập cảng UAE, một trong những nhà sản xuất dầu lớn nhất thế giới, kể từ tháng 11/2022, với khối lượng nhập khẩu tăng cao hơn kể từ đầu năm 2022.

Số liệu từ công ty phân tích năng lượng Kpler cho biết tàu chở dầu thô đầu tiên của Nga đến UAE là vào năm 2019, nhưng các chuyến hàng đã tăng sau tháng 4/2022, và tạm dừng từ tháng 7-10/2022.

Trong khi đó, Refinitiv Eikon cho hay chuyến tàu đầu tiên của Nga đến UAE là vào năm 2022, với khối lượng tăng đột biến vào tháng 4/2022.

Vương Linh

Đánh giá bài viết

/ 5. Lượt đánh giá:

Minh Phương
Minh Phương
Với nhiều năm kinh nghiệm trong linh vực kinh doanh và đầu tư tài chính, Minh Phương xin chia sẻ những trải nghiệm và những bài học đến tất cả bạn đọc.
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
spot_img
LỊCH KINH TẾ
BÀI VIẾT MỚI