Thứ Năm, Tháng Ba 28, 2024
Trang chủBài học đầu tưKiến thức5 mẹo quản lý rủi ro trong giao dịch Forex

5 mẹo quản lý rủi ro trong giao dịch Forex

Viết bởi Cafeforexvn

Làm thế nào để quản lý rủi ro trong giao dịch Forex? Đây không phải là một chủ đề5 mẹo quản lý rủi ro trong giao dịch Forex mới nhưng vô cùng quan trọng, nhất là đối với các trader muốn kiếm được lợi nhuận trên thị trường Forex.

5 mẹo quản lý rủi ro trong giao dịch Forex
5 mẹo quản lý rủi ro trong giao dịch Forex

Bài viết này sẽ lý giải tại sao quản lý rủi ro lại quan trọng, nó có thể được đo lường như thế nào và cách quản lý rủi ro tốt hơn với một số công cụ và thủ thuật giao dịch và kế toán. Quản lý rủi ro hiệu quả sẽ giúp lợi nhuận tổng thể tăng nhiều hơn so với tìm kiếm chiến lược giao dịch hiệu quả.

5 mẹo để quản lý rủi ro trong giao dịch Forex là:

  1. Quản lý tài chính cá nhân hiệu quả
  1. Sử dụng vốn danh nghĩa
  1. Biết xác suất của chiến lược giao dịch của bạn
  1. Định cỡ vị thế một cách chính xác
  1. Quản lý giao dịch hiệu quả

Xác định tỷ lệ rủi ro/lợi nhuận với Hệ số Sharpe

Mục tiêu của trader là có được lợi nhuận vượt trội sau khi điều chỉnh rủi ro, không phải lợi nhuận danh nghĩa. Nếu bạn đang kiếm lợi nhuận lớn nhưng cách làm của bạn sớm muộn gì cũng làm cháy tài khoản thì cách này còn tệ hơn cả việc chấp nhận lỗ ít khi thị trường đi xuống.

Lợi nhuận chung không phải là thước đo tốt nhất cho thành công của một trader. Thước đo tốt nhất là mức độ rủi ro mà họ phải chấp nhận khi tạo ra khoản lợi nhuận đó. Hệ số Sharpe là một thước đo giúp xác định những người quản lý rủi ro hiệu quả. Nó được tính bằng cách lấy lợi nhuận chia cho sư biến động của lợi nhuận. Hệ số Sharpe càng cao càng tốt vì nó cho thấy trader có được lợi nhuận với mức drawdown (mức sụt giảm) thấp hơn. Vì vậy, chúng ta hãy so sánh hiệu suất giả định của hai nhà quản lý đầu tư, bằng cách sử dụng Hệ số Sharpe:

Người quản lý A

Lợi nhuận hàng năm 50% với độ lệch chuẩn của lợi nhuận là 70%. Khi đó, hệ số Sharpe sẽ là 50/70 = 0,71. Điều này có nghĩa là người này không tạo ra nhiều lợi nhuận nếu dựa trên mức độ rủi ro mà anh ta phải chấp nhận để có được lợi nhuận. Hệ số Sharpe lý tưởng nên cao hơn 1.

Đây là đường cong vốn điển hình với Hệ số Sharpe thấp:

Đường cong vốn điển hình với Hệ số Sharpe thấp
Đường cong vốn với Hệ số Sharpe thấp

Người quản lý B

Hiệu suất của Người quản lý A là dương nhưng không ổn định. Trong khi đó, Người quản lý B đạt được lợi nhuận hàng năm là 12% với độ lệch chuẩn của lợi nhuận là 7,9%. Hệ số Sharpe sẽ là 12/7,9 = 1,52.

Đường cong vốn điển hình với Hệ số Sharpe thấp
Bạn muốn đầu tư vào Người quản lý nào hơn?

Bạn muốn đầu tư vào Người quản lý nào hơn?

Câu trả lời phụ thuộc vào mức độ chấp nhận rủi ro của cá nhân bạn. Tuy nhiên, bạn nên nhớ rằng các nhà quản lý tiền chuyên nghiệp muốn thu hút lượng vốn đầu tư lớn đều hướng tới việc giảm thiểu mức độ biến động của lợi nhuận để hành trình đầu tư của các nhà đầu tư suôn sẻ nhất có thể.

Bằng cách giảm thiểu sự biến động của lợi nhuận, nhà quản lý tiền đang chứng minh cho các nhà đầu tư tiềm năng thấy rằng:

  • chỉ chấp nhận một số rủi ro có thể chấp nhận được
  • anh ấy/cô ấy biết khi nào cần giảm quy mô và tần suất giao dịch
  • anh ấy/cô ấy biết khi nào cần tăng quy mô và tần suất giao dịch,
  • anh ấy/cô ấy không để xảy ra thua lỗ và không khiến cho thua lỗ có nguy cơ ngày càng tăng lên.

Đây có phải là kiểu trader mà bạn muốn trở thành không? Nếu vậy, hãy đọc tiếp để hiểu quản lý rủi ro trong Forex là gì và cách đo lường và quản lý rủi ro một cách nhất quán.

Rủi ro trong Forex là gì?

Để hiểu đúng ý nghĩa của việc quản lý rủi ro, trước tiên cần phải hiểu được “rủi ro” là gì. Dưới đây là một ví dụ minh họa:

Trader A ở Hoa Kỳ mua cổ phiếu XYZ được niêm yết trên NYSE vì tin rằng nó đang được định giá thấp và đang bắt đầu có động lực tăng trưởng tích cực.

Trader B ở Hoa Kỳ cũng làm điều tương tư, nhưng đồng thời mua quyền chọn bán (để kiếm lời nếu giá của tài sản cơ sở giảm xuống) trên chỉ số S&P 500.

Trader C trong Khu vực đồng tiền chung châu Âu làm điều tương tự như Trader B.

Trader nào đã khai thác tốt nhất tình trạng cổ phiếu XYZ được định giá thấp? Câu trả lời chính xác là Trader B.

Trader A không chỉ đối mặt với rủi ro cổ phiếu XYZ sẽ giảm giá. XYZ sẽ chịu ảnh hưởng từ thị trường chứng khoán nên Trader A cũng sẽ chịu tác động từ chuyển động bất lợi trên thị trường chứng khoán chung, đại diện là chỉ số S&P 500. Trader A cũng phải đối mặt với rủi ro đô la Mỹ tăng giá trị, điều này về mặt logic sẽ làm cho giá của XYZ giảm xuống.

Xem thêm: Vốn hóa thị trường tiền số có nguy về dưới 1.000 tỷ USD

Trader B cũng tìm cách kiếm lời khi XYZ có định giá thấp. Người này chỉ muốn chấp nhận một rủi ro cụ thể nên lựa chọn phòng ngừa rủi ro đối với quyền chọn bán trên chỉ số S&P 500. Một biện pháp phòng hộ tương tự (nhưng đắt hơn) sẽ là bán một lượng hợp đồng tương lai hoặc ETF thích hợp trên chỉ số S&P 500.

Trader C còn tệ hơn. Người này mua XYZ và mua quyền chọn bán chỉ số S&P 500. Tuy nhiên, anh ta không phòng ngừa rủi ro tiền tệ khi euro là đồng tiền cơ sở của anh ta. Bằng cách mua một cổ phiếu Mỹ được tính bằng USD, rõ ràng anh ta đang có vị thế bán EUR/USD. Vì vậy, nếu giao dịch cổ phiếu của anh ta thành công nhưng đồng thời đô la Mỹ giảm giá, anh ta sẽ không có lợi nhuận như mong đợi.

Dưới đây là một số loại rủi ro mà danh mục đầu tư hoặc giao dịch của bạn có thể phải đối mặt:

  1. Rủi ro thị trường: rủi ro mà thị trường sẽ hoạt động khác với cách bạn mong đợi. Đây là rủi ro phổ biến nhất trong giao dịch.
  2. Rủi ro đối tác: rủi ro mà nhà môi giới của bạn sẽ vỡ nợ hoặc không trả lại tiền của bạn (đây là rủi ro thực sự và đó là lý do tại sao tốt nhất là sử dụng nguồn vốn danh nghĩa).
  3. Rủi ro thanh khoản: rủi ro mà bạn sẽ không thể mở hoặc đóng giao dịch khi bạn muốn.
  4. Rủi ro mô hình: rủi ro mà mô hình giao dịch hoặc mô hình phân tích của bạn không thể hiện chính xác thực tế và sẽ dẫn bạn vào một loạt các giao dịch hoặc quyết định gây thua lỗ.
  5. Rủi ro công nghệ: rủi ro xuất hiện khi máy tính, truy cập internet hoặc bất kỳ thứ gì liên quan đến CNTT của bạn bị lỗi. Ví dụ: điều gì sẽ xảy ra nếu nền tảng của nhà môi giới của bạn không phản hồi và bạn cứ thế liên tục nhấp vào nút đặt lệnh. Sau đó, bạn phát hiện ra rằng mạng bị lag và bạn đã mở 5 vị trí theo cùng một hướng.
  6. Rủi ro hủy hoại: rủi ro cháy tài khoản.

Tránh tâm lý “phải đúng”

Một thành phần khác của quản lý rủi ro Forex liên quan đến tâm lý phải đúng (need to be right). Các nhà giao dịch tham vọng thường cố gắng nghĩ ra các cách để tránh thua lỗ và/hoặc khôi phục các tài khoản drawdown ngay lập tức. Thông thường, họ sẽ triển khai thuật toán định cỡ vị thế martingale (tức là tăng gấp đôi rủi ro trong giao dịch tiếp theo sau mỗi lần thua lỗ). Họ tin rằng “càng thua lỗ liên tiếp thì giao dịch tiếp theo càng có nhiều khả năng sinh lời”. Rõ ràng đây là cách đánh giá sai lầm về xác suất trong giao dịch ngoại hối. Trader cần đặt ra các câu hỏi sau đây về phương pháp này:

  1. Ngay cả khi có số vốn vô hạn, kịch bản tốt nhất của bạn là hòa vốn bằng cách tiếp cận này. Vậy bạn có số vốn vô hạn không?
  2. Nếu bạn nhân đôi nỗ lực nhưng vẫn thất bại, bạn có thể chịu bao nhiêu lần thua lỗ liên tiếp trước khi bị xóa sổ? Rủi ro cháy tài khoản của bạn là bao nhiêu?
  3. Đẩy mạnh đầu tư tức là bạn cố gắng cứu vãn tình hình đang rất tệ bằng những hành động thiếu suy nghĩ, đây là hành động ngược lại với việc cắt lỗ.

Những lý do kể trên cho thấy tại sao trước tiên trader cần chú trọng hạn chế rủi ro và quản lý tốt rủi ro, không chấp nhận rủi ro lớn hơn để phục hồi sau khi thua lỗ. Nhiều trader thường chỉ nghĩ đến những khoản lợi nhuận tiềm năng từ giao dịch mà không để tâm đến những thách thức ngày càng lớn mà họ phải đối mặt khi giá trị thua lỗ vượt quá tầm kiểm soát.

Một vấn đề khác là bạn càng thua nhiều thì bạn cần lợi nhuận càng lớn để bù lỗ và trở lại điểm hòa vốn. Một khi bạn mất hơn 20% vốn, lợi nhuận cần đạt được phải tăng theo cấp số nhân, như trong sơ đồ bên dưới.

Lợi nhuận cần đạt được để phục hồi sau thua lỗ
Tránh tâm lý “phải đúng”

Lợi nhuận cần đạt được để phục hồi sau thua lỗ

Nếu bạn mất 20% giá trị tài khoản của mình, bạn cần lãi 25% để hòa vốn. Nếu bạn mất 50% tài khoản của mình, bạn cần lãi 100% để hòa vốn. Nếu bạn mất 70% tài khoản của mình, bạn cần lãi 233% để hòa vốn. Nếu bạn mất 90% tài khoản của mình, bạn cần lãi 900% để hòa vốn.

Giải pháp duy nhất để tránh rơi vào tình cảnh này là đảm bảo rằng lợi nhuận trung bình của bạn lớn hơn mức lỗ trung bình của bạn. Nếu lợi nhuận trung bình của bạn lớn gấp đôi thua lỗ trung bình thì bạn chỉ cần đúng 33% thời gian. Đây là phép toán bạn cần phải ghi nhớ kỹ.

Lợi nhuận cần đạt được để phục hồi sau thua lỗ
Tránh tâm lý “phải đúng”

Mối quan hệ giữa lợi nhuận và rủi ro, và tỷ lệ thắng

Sử dụng lệnh cắt lỗ sẽ giúp hạn chế thua lỗ so với tiềm năng thu lời. Nếu không thực sự thu được khoản lời lớn, trader sẽ không bao giờ phá vỡ vòng luẩn quẩn của tâm lý “cần phải đúng”. Vì vậy, bạn cũng cần để cho những khoản đầu tư sinh lời tiếp tục tăng trưởng.

Cách tính toán quản lý rủi ro trong Forex

Bây giờ chúng ta đi sâu vào thực tiễn quản lý rủi ro trong Forex. Có một số bước để xây dựng một hồ sơ rủi ro thích hợp và thiết lập các giới hạn rủi ro rõ ràng. Phương pháp tính toán này có liên quan đến:

  • Vốn hóa
  • Giới hạn rủi ro
  • Định cỡ vị thế
  • Tỉ lệ thắng
  • Cùng với các mục tiêu hợp lý và nhận thức chung.

Bước 1: Quản lý tài chính cá nhân hiệu quả

Đầu tiên, số vốn bạn phân bổ cho tài khoản giao dịch của mình phải là số tiền bạn có thể chấp nhận để mất. Tài khoản tiết kiệm KHÔNG phải là vốn rủi ro của bạn. Bạn cần xác định vốn rủi ro dựa vào một bức tranh chung. Hãy xác định một số tiền mà bạn có thể để mất và luôn nhớ rằng nếu bạn mất nó, bạn sẽ nhảy ra khỏi cuộc chơi. Thông thường, nó không được nhiều hơn 5-10% số tiền tiết kiệm của bạn.

Bước 2: Sử dụng vốn danh nghĩa

Hãy tưởng tượng bạn sẵn sàng mạo hiểm 10.000 USD và bạn đã luyện tập ít nhất ba tháng trên tài khoản demo Forex. Bước tiếp theo là gì? Hãy sử dụng khoản vốn này dựa trên kinh nghiệm mà bạn lĩnh hội được. Trước tiên, hãy nạp 10% vốn rủi ro của bạn vào tài khoản của nhà môi giới, tương đương 1.000 USD trong ví dụ kể trên. Hãy bắt đầu giao dịch với các lô siêu nhỏ, việc làm này mang lại một số lợi ích nhất định:

  • bạn sẽ “gần như” giao dịch demo, bởi vì số tiền ban đầu sẽ khá nhỏ nên áp lực tâm lý sẽ rất ít;
  • bạn vẫn còn 90% vốn mạo hiểm trong trường hợp sàn môi giới của bạn không có khả năng chi trả.

Nếu sau tháng đầu tiên, kết quả của bạn khả quan, bạn có thể đưa thêm 10% nữa vào giao dịch để tăng quy mô giao dịch của bạn. Đừng rót thêm tiền vào tài khoản nếu bạn bị lỗ sau tháng đầu tiên. Mục tiêu của việc làm này là phân bổ rủi ro của bạn trong suốt năm giao dịch đầu tiên dựa trên:

  • số vốn mạo hiểm của bạn (càng lớn, bạn càng có thể pha loãng nó);
  • kết quả giao dịch của bạn (chỉ bỏ thêm vốn nếu giao dịch của bạn sinh lời).

Điểm mấu chốt là số dư tài khoản của bạn sẽ tăng lên cùng với mức độ kinh nghiệm của bạn, đồng thời bạn cũng có thêm thời gian để tồn tại trên thị trường, giao dịch và học hỏi.

Bước 3: Biết xác suất của bạn

Nhiều trader tham vọng không quen với khái niệm giới hạn rủi ro (risk limits). Họ chỉ đơn giản quẳng vốn mạo hiểm của mình vào tài khoản, chia nó cho một trăm để xác định rủi ro cố định cho mỗi giao dịch. Rõ ràng đặt cược 1% giá trị tài khoản của bạn chắc chắn tốt hơn là không có kế hoạch nào cả, hoặc đặt cược 5-10% cho mỗi giao dịch (quá cao và tỷ lệ sống sót chắc chắn không có lợi cho bạn). Nhưng việc làm này không giúp bạn tránh khỏi tình trạng drawdown hay giao dịch quá mức.

Trader thường đánh giá thấp xác suất xảy ra một chuỗi thua lỗ kéo dài. Biểu đồ bên dưới minh họa xác suất xảy ra ít nhất 1 chuỗi thua lỗ X lần liên tiếp trong 10 giao dịch tiếp theo. Trong trường hợp bạn quan tâm, công thức excel được sử dụng để tạo các phép tính là:

= 1 – binomdist (0, A – B + 1, C ^ B, false)

với

A = số giao dịch cần xem xét (10 trong ví dụ này)

B = số lần thua lỗ liên tiếp để đánh giá

C = xác suất thua trong một lần thử duy nhất = 1 -%thắng

Chiến lược quản lý rủi ro, chiến thắng % và xác suất gánh chịu chuỗi thua lỗ
Chiến lược quản lý rủi ro, chiến thắng % và xác suất gánh chịu chuỗi thua lỗ

Chiến lược chiến thắng % và xác suất gánh chịu chuỗi thua lỗ

Nếu bạn là trader trong ngày và giao dịch 10 lần mỗi ngày với tỷ lệ thắng 50%, bạn vẫn có thể bị lỗ 3 hoặc 4 lần liên tiếp. Vì vậy, nếu bạn đặt cược 1% cho mỗi giao dịch, sẽ không quá bất ngờ nếu tài khoản của bạn giảm 4% giá trị mỗi 3-4 ngày và giảm 3% trong hầu hết các ngày. Nếu bạn không có một tư duy tốt và mô hình hiệu quả, chẳng mấy bạn sẽ cạn kiệt vốn mạo hiểm.

Do đó, bạn nên giảm số lượng giao dịch mà chú trọng vào chất lượng của từng giao dịch mà mình thực hiện, đồng thời xác định mức rủi ro cho phép tối đa mỗi ngày. Nếu mô hình giao dịch cần 3 đến 5 giao dịch mỗi ngày thì nên phân bổ rủi ro thành 3 hoặc 5, tức là đặt cược từ 0,20% đến 0,33% cho mỗi giao dịch. Đây là những con số thực tế bạn cần phải xác định và đối mặt.

Trader trung hạn có lẽ sẽ tính đến rủi ro tối đa mỗi tuần. Trader vị thế có lẽ sẽ tính đến rủi ro tối đa mỗi tháng và tính toán xác suất X lần thua lỗ liên tiếp trong khung thời gian đó.

Bước 4: Định cỡ vị thế của bạn một cách chính xác

Giới hạn rủi ro và Định cỡ vị thế liên kết với nhau thông qua tần suất giao dịch. Hầu hết các trader cá nhân có thói quen xấu là giao dịch quá thường xuyên. Tuy nhiên, sẽ rất hữu ích nếu bạn có một kế hoạch dự phòng để tiếp tục giao dịch ngay cả khi trải qua một chuỗi thua lỗ. Cách hợp lý nhất là cắt giảm quy mô vị thế xuống còn 50% nếu bạn mất một nửa vốn mạo hiểm ban đầu trong tháng.

Hãy tưởng tượng bạn có giới hạn rủi ro 3% trong tháng, bắt đầu ở mức 0,5%. Sau 3 giao dịch, tài khoản của bạn giảm 1,5% giá trị. Tại thời điểm này, hãy giảm quy mô giao dịch xuống 0,25%. 7 giao dịch còn lại sẽ vẫn cho phép bạn có thêm cơ hội để bù đắp cho khoản lỗ ban đầu.

Ngoài việc cắt giảm mức độ drawdown, cách để xác định chính xác quy mô vị thế là liên kết chúng với đường cong vốn của bạn và xây dựng “thang định cỡ vị thế”. Đây là điều mà Tom Basso và Van Tharp đã nói về thời gian dài. Ví dụ:

Quản lý rủi ro bằng cách gì?
Quản lý rủi ro bằng cách gì?

Thang định cỡ vị thế

Bạn có thể xây dựng một thang định cỡ vị thế có mức độ mạo hiểm cao hoặc cẩn trọng tùy vào mong muốn của mình. Vấn đề là bạn mạo hiểm nhiều hơn khi bạn đang trên đà thắng (và có lợi nhuận để đặt cược) nhưng bạn cắt giảm rủi ro khi bạn đang thua (từ đó bảo toàn vốn ban đầu).

Bước 5: Có một phương tiện quản lý giao dịch hiệu quả

Lời kết

Là một trader, mối quan tâm hàng đầu của bạn phải là quản lý rủi ro bằng một chiến lược quản lý rủi ro Forex hiệu quả. Rủi ro chính được bàn đến trong bài viết này liên quan đến rủi ro thị trường. Năm mẹo quản lý rủi ro trong giao dịch ngoại hối đã được đưa ra như sau:

  • Giao dịch bằng số tiền mà bạn có thể chấp nhận để mất.
  • Sử dụng vốn danh nghĩa để tài trợ cho tài khoản của bạn.
  • Biết xác suất thắng của bạn và thống kê về số lần thua lỗ liên tiếp trong mô hình giao dịch của bạn.
  • Sử dụng một thang định cỡ vị thế và một khoảng cắt giảm tối đa.
  • Có chiến lược quản lý giao dịch hiệu quả.

Cùng với một tư duy thoải mái (không phải “muốn” hay “phải” giao dịch) và sự rõ ràng tuyệt đối về mô hình giao dịch của bạn (biết “lợi thế” của bạn là gì), những bước này sẽ giúp bạn tránh khỏi rắc rối khi giao dịch. Bạn sẽ không bao giờ có nguy cơ cháy tài khoản và nhờ thế có thể tiếp tục tham gia giao dịch chừng nào bạn muốn.

Câu hỏi thường gặp

Làm thế nào để quản lý rủi ro trong Forex?

Có nhiều cách khác nhau để quản lý rủi ro trong giao dịch Forex. Năm cách được đưa ra trong bài này là: mạo hiểm số tiền bạn có thể để mất, tài trợ cho tài khoản của bạn bằng vốn danh nghĩa, biết xác suất thua lỗ liên tiếp, có thang định mức vị thế và thực hành quản lý giao dịch hiệu quả.

Làm thế nào để giảm thiểu rủi ro trong giao dịch Forex?

Giảm thiểu rủi ro trong giao dịch Forex rất đơn giản: bạn có thể giao dịch với quy mô vị thế nhỏ hơn hoặc nếu bạn đang thực hiện một giao dịch, bạn có thể đóng một phần giao dịch để giải phóng tiền ký quỹ và cho phép bạn có nhiều “khoảng thở” hơn.

Tại sao quản lý rủi ro lại quan trọng trong Forex?

Forex có rào cản gia nhập thấp. Chỉ với 10 USD hoặc ít hơn là bạn có thể mở tài khoản tại một số sàn môi giới. Điều này khiến nhiều người coi forex như một tờ vé số, mạo hiểm toàn bộ tài khoản của họ trong mỗi lần giao dịch. Có lẽ đôi khi họ gặp may, nhưng không thể đi đường dài dựa trên may rủi.

Để trở thành một trader chuyên nghiệp và thu hút nguồn vốn nghiêm túc, bạn phải tồn tại qua các chu kỳ thị trường khác nhau và bạn cần phát triển các kỹ năng, hạn chế nhược điểm của mình. Đó là những gì bạn cần làm để quản lý rủi ro.

Cách an toàn nhất để giao dịch Forex là gì?

Cách an toàn nhất để giao dịch là biết bạn sẵn sàng để mất bao nhiêu cho bất kỳ giao dịch nhất định nào và không vượt quá nó. Hãy đặt một lệnh dừng lỗ để cắt lỗ và đừng phá vỡ giới hạn này.

Thu Trang – Theo dailyforex.com

Minh Phương

Với nhiều năm kinh nghiệm trong linh vực kinh doanh và đầu tư tài chính, Minh Phương xin chia sẻ những trải nghiệm và những bài học đến tất cả bạn đọc.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
spot_img
LỊCH KINH TẾ
BÀI VIẾT MỚI