Giá vàng thế giới tăng vượt ngưỡng trong phiên giao dịch ngày thứ Hai (23/8), tái lập ngưỡng tâm lý quan trọng 1.800 USD/oz, khi đồng USD rớt giá thúc đẩy nhà đầu tư mua vàng.

Ngoài ra, làn sóng gia tăng ca nhiễm Covid do biến chủng Delta đang khiến nhiều nhà đầu tư tin rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể trì hoãn việc cắt giảm chương trình mua tài sản.
Lúc đóng cửa, giá vàng giao sau trên sàn COMEX ở New York tăng 1,3%, đạt 1.806,3 USD/oz.
Giá vàng giao ngay tại New York tăng 24,8 USD/oz, tương đương tăng gần 1,4%, chốt ở 1.806,5 USD/oz.
Lúc hơn 7h sáng nay (24/8) theo giờ Việt Nam, giá vàng giao ngay tại thị trường châu Á theo dữ liệu từ Kitco là 1.805,8 USD/oz, giảm 0,7 USD/oz so với đóng cửa phiên Mỹ. Mức giá này tương đương khoảng 49,9 triệu đồng/lượng, tăng khoảng nửa triệu đồng/lượng so với giá vàng thế giới quy đổi vào sáng qua.

Chứng khoán Mỹ tăng điểm nhẹ trong khi đồng USD giảm giá. Tất cả đều do khả năng Fed sẽ lùi kế hoạch cắt giảm chương trình mua tài sản do biến chủng Delta đang lây lan mạnh.
Theo ông Haberkorn, việc thị trường tính đến khả năng Fed không sớm thay đổi lập trường chính sách tiền tệ đang hỗ trợ cả giá vàng và giá bạc. Trong phiên đầu tuần, giá bạc tăng 2,5%. Các kim loại quý khác cũng tăng giá mạnh, như palladium tăng 6% và platinum tăng 2,4%.
Một yếu tố quan trọng khác hỗ trợ giá vàng trong phiên này là đồng USD rớt khỏi mức đỉnh của 9 tháng rưỡi thiết lập trong tuần trước. Chỉ số Dollar Index đã tuột dưới mốc 93 điểm, so với mức 93,3 điểm vào sáng qua. Tuần trước, chỉ số này có lúc đạt 93,6 điểm, cao nhất từ tháng 11 năm ngoái.
Giá vàng tăng mạnh phiên này bất chấp thị trường chứng khoán Mỹ cũng tăng mạnh, với chỉ số Nasdaq lập đỉnh cao mọi thời đại.
Tuy nhiên, nếu dữ liệu kinh tế Mỹ tuần này “vẽ nên một bức tranh tích cực về kinh tế Mỹ, kỳ vọng Fed thắt chặt chính sách sẽ tăng trở lại, đồng USD sẽ tăng giá vàng vàng lại chịu áp lực giảm trở lại”, ông Otunuga nhấn mạnh.
Xem thêm: Giá vàng giảm nhẹ ở mức hơn 1.650 USD, đồng bạc xanh vẫn đang chiếm ưu thế