Một số thông tin cho thấy, MANA và SAND có thể sẽ sớm kết thúc đợt tăng giá. Những đồn đoán về việc Apple ra mắt tai nghe VR dường như đã thúc đẩy một đợt tăng giá mạnh mẽ của các mã thông báo metaverse. Nhưng dữ liệu cho thấy động lượng này là không bền vững.

Sự cường điệu về metaverse bắt đầu vào năm 2021 và gần như tan biến hoàn toàn vào cuối năm 2022 khi các dự án hàng đầu trong lĩnh vực này, Decentraland và The Sandbox, đã mất 95% vốn hóa thị trường. Nguyên nhân lớn nhất được cho là do tăng trưởng của người dùng gần như bằng 0.
Tuy nhiên, metaverse sẽ không “chết yểu” mà thay vào đó sẽ còn tiếp tục phát triển trong tương lai. Đã có nhiều lời đồn đoán xung quanh việc Apple sẽ ra mắt thiết bị thực tế ảo của mình vào mùa xuân năm 2023. Thông báo này là chất xúc tác tích cực giúp hai token Decentraland (MANA) và The Sandbox (SAND) tăng giá hai con số.
Mặc dù có bằng chứng cho thấy khối lượng mua tích cực đã hỗ trợ cho đợt tăng giá, nhưng các nguyên tắc cơ bản yếu kém của nền tảng metaverse và các chỉ báo thị trường quá nóng cho thấy đợt twang giá hiện tại có nguy cơ đảo chiều nhanh chóng.
Xem thêm: Tại sao các nhà đầu tư nên yêu thích cổ tức của McDonald’s
Apple sẽ ra mắt tai nghe VR?
Việc Meta bước chân vào lĩnh vực vũ trụ ảo là một trong những chất xúc tác nổi bật nhất cho các mã thông báo metaverse. Với Decentraland và The Sandbox, tăng trưởng của hai dự án này đến từ ý tưởng một phiên bản metaverse phi tập trung sẽ phát triển hơn so vowisw phiên bản tập trung của Meta.
Tuy nhiên, công nghệ này vẫn chưa trở nên phổ biến với số đông. Trong năm 2022, tỷ lệ người dùng VR trong số các game thủ Steam là dưới 2% và tỷ lệ sử dụng vẫn chưa tăng trong hai năm qua. Đây là một thông tin không mấy tích cực cho việc ứng dụng công nghệ, vì thông thường, gaming là lĩnh vực đầu tiên nắm bắt và đưa công nghệ thực tế ảo vào thực tiễn.
Một vấn đề cơ bản mà các nhà phát triển phải tìm cách giải quyết là tai nghe VR không phù hợp với việc sử dụng trong nhiều giờ liên tục. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, việc sử dụng tai nghe trong thời gian dài có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe tâm thần.
Những tin tức gần đây xung quanh việc Apple sẽ phát triển và ra mắt tai nghe VR đã kích hoạt một đợt tăng giá cho các token metaverse, nhưng điều đó không nhất thiết dẫn đến sự thành công của các dự án này. Samsung và Oculus, thuộc sở hữu của Meta, đều đã tung ra các thiết bị này trên thị trường. Điều này đặt ra câu hỏi về tác động tiềm ẩn của các thiết bị mới của Apple đối với việc áp dụng VR.
Dữ liệu sử dụng kém
Có thể cho rằng, sự hưng phấn với metaverse lên đến đỉnh điểm vào quý cuối cùng của năm 2021 khi Facebook đổi thương hiệu thành Meta. Tuy nhiên, số liệu thống kê về việc sử dụng của hai nền tảng metaverse phổ biến nhất, The Sandbox và Decentraland, vẫn không mấy ấn tượng trong suốt đợt tăng giá. Ở mức cao nhất, số lượng ví đang hoạt động duy nhất (UAW) đã tương tác với các hợp đồng thông minh trên cả hai nền tảng thậm chí còn chưa đạt tới con số 5.000.
Kể từ đó, việc sử dụng thậm chí còn giảm hơn nữa, với chưa tới 1.000 UAW/ngày. Con số này phản ánh sự yếu kém của các nguyên tắc cơ bản của hai dự án.
Ngoài ra, trong khi giá các token khác tăng vọt thì doanh số bán NFT của The Sandbox vẫn không được cải thiện, với mức giá và khối lượng tương tự kể từ quý cuối cùng của năm 2022. Điều này một lần nữa xác nhận rằng hoạt động trên nền tảng quá yếu kém.
Rủi ro pha loãng
Decentraland cũng nằm trong danh sách chủ nợ của Genesis, công ty đã nộp đơn xin phá sản vào tuần trước. Theo hồ sơ tòa án, Genesis đang nợ Decentraland 55 triệu USD.
Tuy nhiên, theo Decentraland Foundation, Genesis chỉ nợ Decentraland 7,8 triệu USD, đồng thời khẳng định, “tình hình tài chính của Decentraland vẫn khỏe mạnh và số tiền tín dụng chiếm một phần không đáng kể trong ngân sách của chúng tôi.”
Vấn đề Genesis đã được biết đến từ lâu. Do đó, ngay lúc này, Decentraland Foundation có thể đang tìm cách giải quyết vấn đề. Tuy nhiên, việc này có thể sẽ ảnh hưởng đến tốc độ phát triển của hệ sinh thái.
Trong khi đó, token SAND có nguy cơ bị pha loãng do các đợt mở khóa hàng tháng cho đến cuối quý 3 năm 2024. Nếu điều kiện thị trường không được cải thiện, một số nhà đầu tư có thể có xu hướng bán lượng token họ đang nắm giữ.
Dù vậy, không thể phủ nhận, bất chấp những thiếu sót hiện tại, miễn là công nghệ này có khả năng trở thành một phần của tương lai, thì thị trường sẽ tiếp tục đánh giá cao những người tiên phong trong không gian. Vấn đề là tầm nhìn dài hạn có thể không giúp duy trì được các đợt phục hồi ngắn hạn và trung hạn.
Phân tích giá MANA và SAND

Mức tăng đột biến sau nhiều ngày độ biến động ở mức thấp đã khiến chỉ số Chỉ số sức mạnh tương đối (RSI) đi sâu vào vùng quá bán. Tình hình đã trở nên khó khăn hơn, vì giá đang được giao dịch ở mức kháng cự trùng với vùng giá phá vỡ xuống dưới đường trung bình động hàm mũ (EMA) 20 ngày do sự sụp đổ của FTX.
Dữ liệu của Nansen cho thấy dòng tiền chảy vào sàn giao dịch của MANA và SAND lần lượt là 8,4 triệu USD và 12,6 triệu USD. Nó cho thấy rằng nhiều nhà đầu tư chuyển sang bán ra hơn là mua vào.
Tuy nhiên, theo báo cáo của Santiment, đợt tăng giá gần đây của MANA được hỗ trợ bởi khối lượng giao dịch lớn. Đây là một điều rất đáng khích lệ đối với những người mua. Nhưng MANA cần phải vượt qua vùng hỗ trợ và kháng cự 0,735 USD để tiếp tục tăng giá.

Một thiết lập giao dịch tương tự cho thấy SAND đang đối mặt với mức kháng cự 0,93 USD. Nếu phe mua đẩy giá qua ngưỡng này, đợt tăng của SAND sẽ tiếp tục. Tuy nhiên, dựa trên các nguyên tắc cơ bản và rủi ro ngắn hạn, khả năng giá SAND có thể vượt qua ngưỡng kháng cự này là gần như bằng 0.
Đỗ Hiền – Theo cointelegraph.com