Trang chủBài học đầu tưBí quyết đầu tư08 xu hướng tâm lý sai lầm áp dụng trong đầu tư...

08 xu hướng tâm lý sai lầm áp dụng trong đầu tư dưới góc nhìn của chuyên gia

08 xu hướng tâm lý sai lầm áp dụng trong đầu tư dưới góc nhìn của chuyên gia

Tâm lý phản ứng mạnh với phần thưởng 

Charlie Munger cho rằng: “Mặc dù tôi luôn nghĩ rằng tôi đã ở trong top 5% những người chuyên nghiên cứu động cơ (incentives) của con người, ấy vậy mà tôi vẫn đánh giá thấp và luôn luôn ngạc nhiên trước sức mạnh của nó”

Một trong những ví dụ mà tôi ưa thích nhất là case của công ty chuyển phát nhanh Federal Express (FedEx). Với yêu cầu phải thực hiện đóng gói và chuyển nhanh những kiện hàng trong ca tối, ban lãnh đạo FedEx vô cùng đau đầu khi nhân viên làm việc thiếu hiệu quả. Họ thử đủ mọi cách, từ tuyên truyền về trách nhiệm, đến việc kiểm điểm, camera giám sát, …, vậy mà mọi thứ vẫn chậm tiến độ.

Cho đến khi, một kẻ thông minh phát hiện ra rằng chính sách trả lương theo giờ (pay by hour) hiện tại thúc đẩy động cơ kéo dài giờ làm việc của các nhân viên ca tối lên. Họ đổi sang chính sách trả tiền theo ca (pay by shift), và nhân viên nào làm xong việc của mình thì được về sớm. Ngạc nhiên thay, giải pháp đó đã hoạt động cực kỳ hiệu quả! Các kiện hàng của FedEx ngày nay được xử lý thuộc top nhanh nhất thế giới.

Một trong những hậu quả nghiêm trọng nhất của tâm lý phản ứng mạnh mẽ với phần thưởng: chính là thứ mà Charlie gọi là “mâu thuẫn tâm lý thực dụng” (incentive caused bias). Một người mà có xuất thân tử tế, vẫn có khả năng trở thành một kẻ thất đức nếu sống hay làm việc trong môi trường mà động cơ tiền bạc làm lu mờ đi lý trí của người đó.

Tình trạng mâu thuẫn tâm lý thực dụng tràn lan như vậy, khiến cho khách hàng phối đối mặt với những vấn đề sau:

  • Đặc biệt sợ hãi và tránh xa các lời khuyên từ chuyên viên tư vấn, khi chính sách thu nhập của người tư vấn không đồng nhất với lợi ích mà khách hàng thực sự nhận được.

  • Luôn phải kiểm tra lại một lần nữa các lời khuyên từ các chuyên viên tư vấn và đặt yếu tố khách quan trong mọi trường hợp lên trên hết.

Tâm lý yêu thích 

Charlie Munger: “Ngoài yêu thích những đối tượng gần gũi như gia đình, bạn bè thuở nhỏ, một người có khả năng rất cao sẽ yêu thích việc được ngưỡng mộ và được yêu thích bởi kẻ khác.”

Chúng ta thường thấy như thế nào khi một người sẵn sàng phấn đấu cả đời để được ngưỡng mộ hay được yêu thích bởi những người xa lạ mà chẳng liên quan máu mủ gì đến cuộc đời của ta cả. Xu hướng này nhìn chung tạo ra động lực phấn đấu tích cực cho toàn xã hội, giúp những người cha, người mẹ tạo ra của cải để nuôi dạy con cái, giúp con cái phấn đấu để không phụ lòng cha mẹ, giúp những bạn trẻ ngưỡng mộ những tấm gương lớn để phấn đấu trở thành những tấm gương lớn hơn. Tuy nhiên, một trong những hậu quả tương đối nguy hiểm là khi người yêu thích (liker/lover) bắt đầu dùng thiên hướng tâm lý này để hợp lý hóa cho việc:

  • Làm lơ với lỗi lầm, hoàn toàn phục tùng những ý muốn của đối tượng họ yêu thích.

  • Ưa thích mọi thứ liên quan đến đối tượng chỉ vì người ưa thích có cảm tình với những thứ đó.

  • Loại bỏ tất cả những sự thật để thúc đẩy tình cảm.

Tâm lý ghét bỏ 

Charlie Munger: “Trái ngược lại với xu hướng tâm lý yêu thích ở trên, ngay từ đầu loài người đã sinh ra với tâm lý ghét bỏ và thù hằn.”

Tâm lý ghét bỏ còn hiện diện ở cấp độ gia đình, nơi mà chính những anh chị em ruột thịt đấu tranh, giành giật tài sản thừa kế và thù ghét lẫn nhau có khi lên đến hàng chục năm. Cũng tương tự như tâm lý yêu thích quá mức, hậu quả của tâm lý thù hằn là:

  • Một, chối bỏ những điểm tích cực và giá trị mà đối tượng bị ghét bỏ mang lại;

  • Hai, ghét những sản phẩm/dịch vụ/con người chỉ vì chúng có ấn tượng không tốt trong quá khứ của chúng ta.”

Tâm lý xóa bỏ nghi ngờ để quyết định nhanh 

Charlie Munger: “Bộ não con người chúng ta được lập trình để loại bỏ nghi ngờ nhằm quyết định thật nhanh. Thử nghĩ một con mồi như vậy mà cần vài phút để suy nghĩ xem nên làm gì khi thú dữ tấn công, thì ắt hẳn đã không thể tồn tại được đến ngày nay.

Song, câu hỏi nên được đặt ra ở đây là điều gì gây ra tâm lý xóa bỏ nghi ngờ để quyết định nhanh? Một người không hề bị đe dọa, hay hối thúc, ấy vậy mà vẫn bị một động lực nào đó xóa tan nghi ngờ và dẫn đến quyết định sai lầm. Điều này xảy ra cực kỳ phổ biến trong các tôn giáo mang tính cực đoan. 

Tâm lý nhất quán trong tư duy 

Charlie Munger: “Bộ não của loài người chúng ta được lập trình để ngại thay đổi. Chúng ta thấy điều này cực kỳ phổ biến trong thói quen của con người, kể cả thói quen tốt lẫn thói quen xấu.

Rất hiếm người có thể tự liệt kê những thói quen xấu của mình và tự hào rằng mình đã tiêu diệt được nó – thậm chí một số người còn không thể nhận ra chúng. Và như thế, nhiều người dần chấp nhận các thói quen của mình như số phận, rồi từ bỏ việc thay đổi.

Một quy tắc để giải quyết vấn đề đến từ lời khuyên của Benjamin Franklin trong quyển Poor Richard’s Almanack: “Một tấc phòng ngừa còn hơn một tấn để chữa trị (one ounce of prevention is worth a pound Cure of cure)”. Với tâm lý nhất quán trong tư duy, ta cần đề phòng các thói quen xấu như cờ bạc, rượu chè, thuốc lá, ngoại tình, trễ hẹn, tiêu pha, lười biếng, trì hoãn… có ích hơn rất nhiều so với việc tìm cách loại bỏ chúng.

Có thể nói, người nghĩ ra liệu pháp hay nhất cho xu hướng tâm lý này là Charles Darwin. Ông tự rèn luyện thói quen khách quan: tìm kiếm mạnh mẽ (intensively) những bằng chứng chống lại các lập luận trước của ông – đặc biệt khi ông cảm thấy lập luận của mình rất hay. Ông chính là minh chứng của việc lợi dụng bẫy tâm lý con người để hình thành nên một trong những bộ óc vĩ đại nhất lịch sử.

Tâm lý tò mò

Sự tò mò là khởi nguồn cho việc thách thức các nền giáo dục lỗi thời, giúp con người ta chống lại các xu hướng tâm lý sai lầm trên như tính nhất quán, tính xóa bỏ nghi ngờ.

Ngay cả khi một người hoàn thành khóa học chính quy, sự tò mò của anh ta vẫn tiếp tục phát triển. Đó là một cách thú vị, góp phần giúp cuộc đời và sự nghiệp học hành của anh ta nâng cao hơn.

Tâm lý chia sẻ công bằng

Charlie Munger: “Tiến sĩ Kant khá nổi tiếng trong việc chỉ ra các nguyên tắc ứng xử xã hội “vàng” mà loài người thường tuân theo nhằm đạt chuẩn mực đạo đức, tạo sự công bằng trong một hệ thống.

Trong xã hội hiện đại, chúng ta thường thấy các hành vi lịch sự như xếp hàng “ai tới trước thì được phục vụ trước” khá phổ biến. Ngoài ra, người ta còn thấy các tình huống chia đều lợi ích cho người lạ nếu như một món quà, hay một tai nạn xảy ra và nhiều người đến giúp đỡ.”

Tâm lý đố kỵ

Tâm lý ghen tỵ khá phổ biến, và vô cùng cực đoan khi ta nghe các câu chuyện thần thoại, tôn giáo, văn học mà ở đó đầy rẫy sự chém giết và bị thương.

Tâm lý đố kỵ này còn cực đoan trong thời đại thông tin hiện đại. Chúng ta thấy những đồng nghiệp/lãnh đạo cấp cao của những ngân hàng ghen ghét nhau ra sao khi biết được lương thưởng của nhau.

Như Warren đã quan sát cuộc đời và chia sẻ một cách thông thái rằng: “Không phải lòng tham thúc đẩy thế giới, mà là sự đố kỵ (It is not greed that drives the world, but envy)”. Ông cũng từng có một câu châm ngôn đầy triết lý; “Nếu bạn luôn so sánh mình với kẻ khác, bạn sẽ luôn luôn thua cuộc. Ấy là bởi vì sẽ luôn có người giỏi hơn bạn, hoặc sẽ có cả những kẻ gian lận nữa!”. Nhiều người sinh ra may mắn hơn ta, có điều kiện tốt hơn ta; cũng có nhiều người có khả năng phi thường, với ý tưởng kinh doanh và khả năng ứng dụng tuyệt vời, thậm chí có cả những kẻ dùng nhiều thủ thuật ma mãnh để giàu lên chóng vánh. Nếu suốt ngày từ so sánh mình với những người đó rồi đâm ra chán nản, ta sẽ chẳng có động lực phấn đấu chi hết. Mấu chốt ở đây chính là mục tiêu và kế hoạch của riêng ta.

Để thành công bền vững và giữ được sự kiên nhẫn trên ở thị trường, theo kinh nghiệm của Charlie và Buffett: “Ta nên đặt mục tiêu sinh lợi hợp lý, không quá cao – có thể là xấp xỉ 20% một năm trong vòng 10 năm. Ngoài ra, ta cần duy trì một kênh tạo tiền mặt tốt: có thể nhờ việc làm, bất động sản cho thuê, hoặc một cơ sở kinh doanh nhỏ. Mục tiêu nhất quán và kênh tạo tiền mặt tốt sẽ giúp ta kiên nhẫn, tự đánh giá mức độ tăng trưởng tài chính của bản thân, đồng thời hưởng được lợi ích khổng lồ từ lãi kép. Rồi không sớm thì mượn, ta sẽ đạt được vị thế tự do tài chính của top 2% số người đứng đầu của xã hội.”

Cafeforexvn

Đánh giá bài viết

/ 5. Lượt đánh giá:

Phương Thảo
Phương Thảohttps://cafeforexvn.com
Đầu tư tài chính, kinh tế là lĩnh vực sở trường của mình. Mình mong muốn hỗ trợ và chia sẻ tới bạn đọc những thông tin và bài học cực kỳ hữu ích thông qua những bài viết được tích lũy từ những kinh nghiệm của mình.
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
spot_img
LỊCH KINH TẾ
BÀI VIẾT MỚI