Thứ Tư, Tháng Sáu 7, 2023
Trang chủBài học đầu tưCác ngưỡng hỗ trợ và kháng cự trong phân tích kỹ thuật

Các ngưỡng hỗ trợ và kháng cự trong phân tích kỹ thuật

Cafeforexvn – Ngưỡng “hỗ trợ và kháng cự” là một trong những khái niệm được sử dụng rộng rãi nhất trong giao dịch. Kỳ lạ là dường như mọi người đều có ý tưởng riêng về cách đo lường các ngưỡng hỗ trợ và kháng cự.

Các ngưỡng hỗ trợ và kháng cự trong phân tích kỹ thuật
Các ngưỡng hỗ trợ và kháng cự trong phân tích kỹ thuật

Trước tiên, chúng ta hãy cùng xem xét những nguyên tắc cơ bản.

Forex Support and Resistance Explained
Forex Support and Resistance Explained

Nhìn vào sơ đồ trên, bạn có thể thấy, biểu đồ giá hơi lên xuống nay có xu hướng đi lên (“thị trường tăng giá – bull market”).

Khi giá đi lên, sau đó giảm trở lại, điểm cao nhất đạt được trước khi đường giá giảm trở lại được coi là ngưỡng kháng cự. Các mức kháng cự cho biết lúc nào phe bán sẽ chiếm ưu thế.

Khi giá tiếp tục tăng trở lại, điểm thấp nhất đạt được trước khi đường giá quỹ đầu được gọi là ngưỡng hỗ trợ. Các mức hỗ trợ cho biết lúc nào phe mua sẽ chiếm ưu thế.

Theo đó, các ngưỡng kháng cự và hỗ trợ liên tục được hình thành khi giá di chuyển lên và xuống theo thời gian. Điều tương tự cũng xảy ra trong một xu hướng giảm.

Thông thường, dưới đây là các các trader giao dịch với các ngưỡng hỗ trợ và kháng cự:

Giao dịch “Bounce”

  • Mua khi giá giảm về phía hỗ trợ.
  • Bán khi giá tăng về phía kháng cự.

Giao dịch “Break”

  • Mua khi giá phá lên ngưỡng kháng cự.
  • Bán khi giá phá xuống ngưỡng hỗ trợ.

Vẽ các đường hỗ trợ kháng cự

Một điều trader mới vào nghề cần nhớ rằng các ngưỡng hỗ trợ và kháng cự không phải là những con số chính xác.

Đôi lúc, bạn sẽ thấy một ngưỡng hỗ trợ hoặc kháng cự dường như đã bị phá vỡ, nhưng ngay sau đó bạn nhận ra rằng thị trường chỉ đang thử nghiệm những mốc quan trọng này. Với biểu đồ hình nến, các “bài kiểm tra” hỗ trợ và kháng cự thường được thể hiện bằng bóng nến (shadow).

Vẽ các đường hỗ trợ kháng cự
Vẽ các đường hỗ trợ kháng cự

Hãy lưu ý cách các bóng nến kiểm tra mức hỗ trợ 1.4700 ở biểu đồ trên. Vào những thời điểm đó, có vẻ như giá đã “phá xuống” đường hỗ trợ. Nhưng khi nhìn lại, chúng ta có thể thấy rằng biểu đồ giá chỉ đơn thuần là thử nghiệm mức đó.

Vậy, làm thế nào để chúng ta biết khi nào hỗ trợ và kháng cự thực sự bị phá vỡ?

Không có câu trả lời chắc chắn cho câu hỏi này. Một số người cho rằng mức hỗ trợ hoặc kháng cự thực sự bị phá vỡ nếu giá thực sự có thể đóng cửa vượt qua mức đó. Tuy nhiên, bạn sẽ thấy rằng điều này không phải luôn luôn như vậy.

Vẽ các đường hỗ trợ kháng cự
Làm thế nào để chúng ta biết khi nào hỗ trợ và kháng cự thực sự bị phá vỡ?

Hãy lấy ví dụ tương tự như trên và xem điều gì đã xảy ra sau khi giá thực sự đóng cửa vượt qua mức hỗ trợ 1.4700. Trong trường hợp này, giá đã đóng cửa dưới mức hỗ trợ 1.4700 nhưng cuối cùng lại tăng trở lại trên mức đó. Nếu bạn đã tin rằng đây là một cú phá đáy thực sự và lên lệnh bán, bạn sẽ gặp khó khăn nghiêm trọng!

Nhìn vào biểu đồ sau đó, bạn có thể nhìn thấy một cách trực quan rằng ngưỡng hỗ trợ không thực sự bị phá vỡ; mốc giá vẫn còn rất nhiều nguyên vẹn và bây giờ thậm chí còn mạnh hơn. Ngưỡng hỗ trợ đã bị “chạm tới” nhưng chỉ là tạm thời.

Để giúp bạn lọc ra những đột phá sai lầm này, bạn nên xem xét các mốc hỗ trợ và kháng cự ở dưới khái niệm “vùng” hơn là những con số cụ thể.

Một cách để giúp bạn tìm thấy các vùng giá kỹ thuật này là xác định các mốc hỗ trợ và kháng cự trên biểu đồ đường, thay vì biểu đồ hình nến. Lý do là vì biểu đồ đường chỉ hiển thị cho bạn giá đóng cửa, trong khi biểu đồ nến sẽ cho thấy thêm đỉnh và đáy. Những đỉnh và đáy này có thể gây hiểu nhầm, vì đôi khi đó chỉ là phản ứng “nhất thời” của thị trường. Tương tự như cách đôi khi một người có những hành động kỳ lạ, và lý do được đưa ra là vì cảm xúc nhất thời của họ.

Khi lập biểu đồ hỗ trợ và kháng cự, bạn sẽ không muốn quan tâm tới những phản ứng nhất thời của thị trường. Bạn chỉ muốn vạch ra các chuyển động có chủ đích của nó.

Những điểm thú vị khác về hỗ trợ và kháng cự:

  • Khi giá vượt qua vùng kháng cự, vùng kháng cự đó có thể trở thành vùng hỗ trợ.
  • Giá càng thường xuyên kiểm tra vùng kháng cự hoặc hỗ trợ mà không thực sự phá vỡ, thì vùng kháng cự hoặc hỗ trợ đó càng mạnh.
  • Khi một vùng hỗ trợ hoặc kháng cự bị phá vỡ, độ mạnh của động thái tiếp theo phụ thuộc vào mức độ mạnh mẽ của hỗ trợ hoặc kháng cự vừa bị phá vỡ.

Examples of forex support and resistance

Với một chút thực hành, bạn sẽ có thể dễ dàng xác định vùng hỗ trợ kháng cự tiềm năng khi giao dịch forex.

Vân Anh – Theo babypips.com

Xem thêm: Breakout là gì? Những loại Breakout trong thị trường Forex ?

Đánh giá bài viết

/ 5. Lượt đánh giá:

Minh Phương
Minh Phương
Với nhiều năm kinh nghiệm trong linh vực kinh doanh và đầu tư tài chính, Minh Phương xin chia sẻ những trải nghiệm và những bài học đến tất cả bạn đọc.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
spot_img
LỊCH KINH TẾ
BÀI VIẾT MỚI