Các nhà đầu tư của “ông lớn” viễn thông Mỹ AT&T (T) đã phải chịu đựng năm 2022 đầy thử thách do giá cổ phiếu biến động theo hướng cực đoan. AT&T đã giảm hơn 25% kể từ đầu năm 2013.

AT&T là một công ty viễn thông đa quốc gia có trụ sở tại Mỹ hoạt động trong lĩnh vực mạng không dây, công nghệ 5G, internet băng thông rộng và cáp quang. Các sản phẩm và dịch vụ của công ty được sử dụng để kết nối các doanh nghiệp thuộc mọi quy mô trong nhiều ngành khác nhau, cũng như chuyển đổi phương thức liên lạc của các thị trường địa phương và quốc tế.
Đối với các cổ đông, AT&T này nhà cung cấp dịch vụ viễn thông không dây hàng đầu tại Mỹ là nỗi thất vọng kéo dài cả thập kỷ.
Tuy nhiên, báo cáo hàng quý mới nhất của AT&T cho thấy công ty có động lực trong một lĩnh vực quan trọng, có thể giúp nhà đầu tư đạt được lợi nhuận đánh bại thị trường trong năm 2023. Hãy cùng xem xét.
AT&T nỗ lực mở rộng cơ sở thuê bao
Theo báo cáo kinh doanh quý 4 năm 2022, AT&T đã bước vào năm ngoái với thị phần khoảng 44% trong lĩnh vực viễn thông không dây tại Mỹ. Tuy vậy, AT&T không ngừng nỗ lực mở rộng cơ sở thuê bao của mình. Công ty đã bổ sung thêm 2,9 triệu thuê bao điện thoại trả sau vào năm 2022, nối tiếp kết quả mạnh mẽ của năm 2021, khi họ có thêm 3,2 triệu thuê bao.
Ở thời điểm hiện tại, hầu hết mọi người đều sở hữu điện thoại thông minh nên AT&T không còn quá nhiều cơ hội phát triển. Tăng trưởng của công ty thường đến từ việc thu hút khách hàng từ các nhà mạng khác, điều đó sẽ chuyển thành kết quả kinh doanh tích cực.
Cũng trong quý 4, bộ phận hoạt động kinh doanh cốt lõi của của AT&T là mảng di động, đã tăng doanh thu 1,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Công ty đang ban hành hướng dẫn cho tăng trưởng doanh thu 4% hoặc cao hơn trong năm nay. Mảng di động đã đóng góp đến 79% trong tổng lợi nhuận trước thuế, khấu hao và lãi vay (EBITDA) của AT&T trong quý này.
Cổ phiếu AT&T tiếp tục có vẻ rẻ
AT&T đã không nói rõ về kế hoạch tăng cổ tức trong tương lai sau khi giảm khoản chi trả vào thời điểm chia tách WarnerMedia hồi đầu năm nay. Cắt giảm cổ tức đã giúp ích cho bảng cân đối kế toán của AT&T. Cổ phiếu AT&T tiếp tục có vẻ rẻ trên cơ sở hệ số giá trên thu nhập. Tuy nhiên, tỷ suất cổ tức 6% hiện tại là thấp hơn so với Verizon. Trong quá khứ, AT&T đã luôn cung cấp tỷ suất cổ tức cao hơn đối thủ.
AT&T đang chi khoảng 2 tỷ USD mỗi quý cho các khoản thanh toán cổ tức, chi phí hàng năm cho các khoản thanh toán là hơn 8 tỷ USD. Dòng tiền tự do của AT&T trong năm 2022 chỉ đạt hơn 14 tỷ USD, tỷ lệ chi trả cổ tức là 57%.

Khoản nợ dài hạn 136 tỷ USD của công ty đang là mức thấp nhất ghi nhận được kể từ năm 2017. Hiện vẫn còn nhiều dư địa để “ông lớn” viễn thông Mỹ trả cổ tức mà vẫn còn hàng tỷ đô la tiền mặt trả nợ trên bảng cân đối kế toán. Ban lãnh đạo AT&T đã ban hành hướng dẫn cho dòng tiền tự do đạt ít nhất 16 tỷ USD trong năm 2023, hướng tới mục tiêu giảm tỷ lệ chi trả xuống chỉ còn 50% và để lại cho công ty nhiều tiền mặt hơn để trả nợ.
AT&T đang giao dịch với hệ số giá trên thu nhập (P/E) dự phóng chỉ 8 lần dựa trên hướng dẫn của ban quản lý cho thu nhập trên một cổ phiếu (EPS) năm 2023 ở mức 2,4 USD. Giả sử bảng cân đối kế toán được cải thiện và tăng trưởng trong mảng di động, cổ phiếu AT&T giao dịch với hệ số P/E chỉ 12 lần vào cuối năm 2023 – vẫn thấp hơn mức trung bình 15 lần trong 10 năm gần nhất – thì AT&T sẽ có mức tăng gần 50% mà không cần tính đến cổ tức.
Xét đến việc đại gia viễn thông hiện nay được đánh giá là vững vàng hơn so với thập kỷ trước, có vẻ hợp lý khi định giá của AT&T ít nhất có thể lấy lại mức trung bình dài hạn của mình.
Yến Anh