Với tất cả các khoản thế chấp, vay mua ô tô, vay nợ sinh viên, thẻ tín dụng và hóa đơn y tế, nó có thể vượt khỏi tầm kiểm soát trước khi bạn nhận ra điều gì đang xảy ra. Cho dù khoản nợ của bạn là do bạn mất việc, do một chi phí đột xuất hay bội chi thì bạn vẫn có thể giảm bớt và sau cùng, loại bỏ khoản đó.
Xem thêm: Các loại phí đầu tư
Giải quyết khoản nợ của bạn đòi hỏi thời gian và nỗ lực, nhưng kết hợp các chiến lược khác nhau và duy trì sự nhất quán có thể giúp bạn thoát được thành công. Dưới đây là một số mẹo giúp bạn thoát khỏi cảnh đó.
Ngừng tích lũy
Chỉ riêng chiến lược này sẽ không giúp bạn thoát khỏi, nhưng nó sẽ giúp bạn không gặp khó khăn hơn trong việc trả nó. Giảm bớt cám dỗ tạo thêm bằng cách tạm dừng sử dụng thẻ tín dụng của bạn hoặc thậm chí đóng băng tín dụng của bạn.
Ghi chú: Việc đóng băng tín dụng sẽ không cho phép xuất báo cáo tín dụng theo yêu cầu, khiến việc đăng ký các khoản tín dụng mới trở nên khó khăn hơn. Động thái này thường nhằm mục đích giảm thiểu hành vi trộm cắp thông tin định danh, nhưng cũng có thể giúp bạn tránh mở hạn mức tín dụng mới (và tạo thêm).
Nếu bạn chưa có, bây giờ là thời điểm tuyệt vời để lập ngân sách. Ngân sách sẽ giúp bạn điều chỉnh chi tiêu cho phù hợp với thu nhập của mình, tận dụng tối đa từng đồng có được và đảm bảo bạn không cần sử dụng thẻ tín dụng hoặc các khoản vay để trang trải cuộc sống.
Thiết lập quỹ khẩn cấp
Đưa tiền vào quỹ khẩn cấp nghe có vẻ ngược đời nếu bạn đang cố thoát khỏi — suy nghĩ thông thường là bạn có thể sử dụng số tiền đó để trả thay vì gửi vào tài khoản tiết kiệm — nhưng quỹ khẩn cấp thực sự có thể giúp bạn không tạo thêm nhiều hơn. Những khoản tiết kiệm này cung cấp cho bạn một lưới an toàn để sử dụng cho các chi phí khẩn cấp, giúp bạn không phải sử dụng thẻ tín dụng của mình.
Quỹ khẩn cấp lý tưởng thường có đủ tiền sinh hoạt cho bạn từ 6 đến 12 tháng, nhưng bạn có thể bắt đầu bằng cách tích lũy 1,000 USD hoặc bất cứ khoản tiền nào bạn có thể tiết kiệm.
Sử dụng phương pháp quả cầu tuyết (snowball)
Mỗi tháng bạn trả càng ít bao nhiêu thì thời gian cần để trả hết dài ra bấy nhiêu. Tiền lãi có thể kéo dài thời gian trả theo cấp số nhân và hầu hết các khoản đều tính lãi mẹ đẻ lãi con hàng tháng.
Nhiều người thấy phương pháp quả cầu tuyết là một cách tốt để trả. Phương pháp này cho phép bạn đạt được tiến triển đáng kể bằng cách trả nhiều nhất có thể mỗi tháng cho khoản nhỏ nhất của bạn và thanh toán mức tối thiểu cho tất cả các khoản nợ khác để duy trì các tài khoản của bạn ở trạng thái tốt. Khi bạn đã trả xong khoản nhỏ nhất, hãy chuyển sang khoản nhỏ nhất trong số còn lại và tiếp tục quá trình này cho đến khi bạn đã trả hết tất cả các khoản của mình.
Gợi ý: Phương pháp tuyết lở là một phương pháp khác tương tự như phương pháp quả cầu tuyết. Với phương pháp này, bạn sẽ bắt đầu bằng cách trả càng nhiều càng tốt cho khoản nợ với lãi suất cao nhất. Sau khi thanh toán xong khoản này, bạn sẽ chuyển sang khoản có lãi suất cao nhất trong số còn lại và tiếp tục như vậy.
Yêu cầu công ty tín dụng của bạn cho bạn một mức lãi suất thấp hơn
Lãi suất cao hơn khiến bạn mắc nợ lâu hơn vì phần lớn khoản thanh toán của bạn được dùng để trả lãi suất hàng tháng chứ không phải làm giảm số dư nợ thực tế của bạn. Tuy nhiên, lãi suất có thể thương lượng, và bạn có thể yêu cầu công ty phát hành tín dụng giảm lãi suất cho bạn. Các công ty tín dụng sẽ dựa vào phán xét của họ để quyết định xem có nên giảm lãi suất cho bạn hay không. Vì vậy, những khách hàng có lịch sử thanh toán tốt sẽ có nhiều khả năng thương lượng thành công mức lãi suất thấp hơn.
Bạn cũng có thể tìm được mức lãi suất thấp hơn bằng cách tìm kiếm các chương trình khuyến mãi. Nếu bạn chuyển tài khoản để có mức lãi suất thấp hơn, hãy cố gắng thanh toán hết số dư nợ trước khi mức khuyến mại hết hạn. Sau thời gian khuyến mại đó, khoản nợ của bạn sẽ phải chịu lãi suất cao hơn.
Thông thường, bạn cần phải có điểm tín dụng từ khá đến xuất sắc để có đủ điều kiện được giảm lãi suất hoặc chuyển tài khoản nợ.
Tăng thu nhập của bạn
Càng dồn nhiều tiền vào khoản nợ của mình thì bạn càng có thể trả nhanh hơn. Hãy tìm cách kiếm thêm tiền để trả nợ. Ví dụ: bạn có thể kiếm thêm tiền bằng cách bán bớt đồ đạc trong nhà, bắt đầu một việc làm thêm hoặc tạo thêm thu nhập từ một sở thích của mình. Bạn cũng có thể kiếm được nhiều tiền hơn từ công việc toàn thời gian của mình bằng cách thương lượng tăng lương hoặc làm thêm giờ.
Rút tiền từ quỹ hưu trí của bạn
Trong trường hợp cực đoan, bạn có thể cân nhắc rút tiền từ tài khoản hưu trí để trả nợ.
Nếu bạn chưa đủ 59 tuổi rưỡi, bạn sẽ phải trả tiền phạt và đóng thuế bổ sung khi rút tiền sớm. Khoản phạt cụ thể bạn sẽ tùy thuộc vào tài khoản hưu trí mà bạn rút tiền và cách bạn tiêu tiền, nhưng khoản phạt rút tiền sớm tiêu chuẩn là mức thuế 10%.
Thêm vào đó, khi sắp nghỉ hưu, khoản tiết kiệm của bạn sẽ nhỏ đi — không chỉ từ số tiền bạn rút ra, mà còn từ tiền lãi, cổ tức và lợi nhuận vốn mà bạn có thể kiếm được với số tiền đó.
Bạn cũng có thể vay từ các kế hoạch hưu trí do công ty tài trợ, chẳng hạn như kế hoạch 401(k). Tuy nhiên, chiến lược này cũng đi kèm với rủi ro. Nếu bạn nghỉ việc, bạn sẽ phải trả lại khoản vay trong một khoảng thời gian gấp rút và có thể làm trầm trọng thêm vấn đề nợ của bạn.
Rút tiền từ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ
Bạn có thể đã tích lũy một số tiền mặt trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ trọn đời hoặc toàn diện của mình để trả nợ. Giống như việc rút tiền từ quỹ hưu trí, đây là một chiến lược rủi ro có thể đi kèm với hậu quả về thuế.
Rút tiền có nghĩa là từ bỏ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ của bạn và hợp đồng sẽ không còn hiệu lực. Vay từ hợp đồng bảo hiểm của bạn cũng có thể là một lựa chọn, nhưng việc này có thể ảnh hưởng đến quyền lợi người thụ hưởng của bạn sẽ nhận được khi bạn tử vong.
Dàn xếp nợ (settlement)
Dàn xếp nợ có thể là một giải pháp nếu tài khoản của bạn đã quá hạn hoặc bạn nợ nhiều tiền hơn mức bạn có thể trả trong một vài năm. Khi bạn dàn xếp các khoản nợ của mình, bạn yêu cầu chủ nợ chấp nhận một khoản thanh toán một lần thấp hơn số tiền cần để trả toàn bộ khoản nợ. Các công ty tín dụng thường chỉ chấp nhận đề nghị dàn xếp với các tài khoản bị vỡ nợ hoặc có nguy cơ vỡ nợ. Tuy nhiên, việc dàn xếp nợ có thể ảnh hưởng tiêu cực đến điểm tín dụng của bạn, vì vậy phương pháp này chỉ nên được sử dụng như một biện pháp cuối cùng.
Bạn có thể tự mình dàn xếp các khoản nợ bằng cách thương lượng trực tiếp với các công ty tín dụng hoặc nhờ sự trợ giúp của một công ty xóa nợ uy tín. Hãy cẩn thận với bất kỳ công ty nào khuyên bạn cố tình trì hoãn các khoản thanh toán với hy vọng rằng bạn có thể giải quyết khoản nợ của mình trong khi tài khoản của bạn đã bị vỡ nợ.
Tư vấn tín dụng
Các cơ quan tư vấn tín dụng là các tổ chức, thường là phi lợi nhuận, có thể giúp quản lý tài chính và nợ của bạn. Khi nói đến việc thanh toán nợ, nhân viên tư vấn tín dụng có giấy phép sẽ thay mặt bạn đàm phán với các công ty tín dụng nhằm tạo ra một kế hoạch quản lý nợ hợp lý. Mỗi tháng, bạn sẽ gửi một khoản thanh toán một lần cho cơ quan tư vấn tín dụng, cơ quan này sẽ phân bổ khoản thanh toán và thay mặt bạn gửi cho các công ty tín dụng.
Kế hoạch quản lý nợ với nhân viên tư vấn tín dụng rất khác với kế hoạch dàn xếp nợ — bạn sẽ không bị xếp loại vỡ nợ khi sử dụng tư vấn tín dụng và mục tiêu là thanh toán đầy đủ các khoản nợ của bạn.
Bạn có thể tìm một cố vấn tín dụng thông qua National Foundation for Credit Counseling hoặc Financial Counseling Association of America. Cả hai tổ chức đều cung cấp dịch vụ tư vấn tín dụng thông qua các cơ quan thành viên tại địa phương.
Kết luận
Mặc dù một số bước trong số này có vẻ nhỏ – như tránh nợ mới và xây dựng quỹ khẩn cấp – nhưng chúng rất quan trọng để xây dựng nền tảng tài chính vững chắc cho phép bạn thanh toán thành công khoản nợ của mình. Theo dõi tiến trình của bạn trong suốt quá trình sẽ giúp bạn tập trung và nhắc nhở bạn rằng bạn đang tiến gần hơn đến mục tiêu trả nợ của mình.
Huân Hà – Theo thebalance.com