Thứ Sáu, Tháng Ba 29, 2024
Trang chủThế giớiChính trị & Xã hộiNato Là Gì? Những Điều Về Nato Có Thể Bạn Không Biết

Nato Là Gì? Những Điều Về Nato Có Thể Bạn Không Biết

Viết bởi Cafeforexvn

Nato là cái tên khá quen thuộc mà chúng ta vẫn thường hay nghe đến để nói về một khối liên minh quân sự lớn mạnh nhất trên thế giới. Vậy Nato là gì? Mục đích thành lập và các hoạt động chính của khối quân sự này. Sau đây Cafeforexvn sẽ giới thiệu cũng như giải đáp chi tiết đến bạn về các vấn đề liên quan đến tổ chức hiệp ước này

Nato Là Gì?

Có bao giờ bạn thắc mắc và tự hỏi Nato là gì? Tại sao lại được nhiều người nhắc đến và nó thường hay xuất hiện trên báo đài, tivi không? 

Trước hết, Nato là tên viết tắt của North Atlantic Treaty Organization hay còn gọi là Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương. Là một khối liên minh bao gồm các quốc gia đến từ 6 Châu lục trên thế giới có thế mạnh về quân sự – chính trị hợp tác với nhau

Nato là tên viết tắt của North Atlantic Treaty Organization hay còn gọi là Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương.
Nato là tên viết tắt của North Atlantic Treaty Organization hay còn gọi là Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương.

Nato được thành lập dựa trên Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương và được ký kết vào ngày 04/04/1949 tại Washington có trụ sở chính đặt tại Brussels, Bỉ. Đây là khối liên minh quân sự – chính trị lớn nhất thế giới với các nước thành viên là Mỹ, Anh, Pháp và các nước Châu Âu, Canada

Mục Đích Thành Lập Của Nato

Trước tình hình thế giới đầy biến động thời bấy giờ, Liên Xô và Chủ Nghĩa Cộng Sản đang ngày một phát triển mạnh mẽ ở Châu Âu và trở thành mối nguy hiểm có sức ảnh hưởng đe dọa trực tiếp đến các nước tư bản. Để ngăn chặn điều đó diễn ra các nước tư bản đã liên minh với nhau và thành lập ra Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương hay còn gọi là Nato. 

Vậy mục đích thành lập của Nato là gì? Mục đích chính thành lập của Nato chủ yếu là để bảo vệ các nước thành viên khỏi sự xâm lược lãnh thổ từ các quốc gia khác. Hiệp ước cũng quy định rõ: Trong trường hợp nếu có “tiến công vũ trang” nhằm vào một hoặc các nước thành viên thì các nước còn lại trong tổ chức có nhiệm vụ phải giúp đỡ bao gồm cả việc sử dụng lực lượng vũ trang.

Mặt khác, nếu có một cuộc tấn công nhằm vào một hoặc một số thành viên của liên minh sẽ được xem là cuộc tấn công chống lại Nato.

Mục đích của Nato là bảo vệ các nước thành viên khỏi sự xâm lược lãnh thổ từ các quốc gia khác
Mục đích của Nato là bảo vệ các nước thành viên khỏi sự xâm lược lãnh thổ từ các quốc gia khác

Đặc điểm chính của Nato

Đây là khôi liên minh chính trị – quân sự được ra đời nhằm đảm bảo quyền tự do, an ninh của các quốc gia thành viên thông qua các chính sách về quân sự, chính trị mà tổ chức thông qua

Khối liên minh này luôn tuân thủ nguyên tắc phòng thủ tập thể, trong điều 5 của Hiệp ước dẫn nêu rõ rằng một cuộc tấn công chống lại một hoặc các thành viên của liên minh sẽ được coi là cuộc tấn công vũ trang chống lại cả khối Nato

Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương còn cho phép các nước thành viên cùng nhau tham vấn, hợp tác trong lĩnh vực quân sự, chính trị và tiến hành các hoạt động quản lý khủng hoảng đa quốc gia cùng nhau.

Đặc điểm chính của Nato
Đặc điểm chính của Nato

Xem thêm: Nếu EU không cấm được dầu của Nga, giá dầu có thể giảm mạnh xuống còn 65 USD/ thùng

Nato Gồm Những Quốc Gia Nào?

Bạn có bao giờ cảm thấy thắc mắc hay tò mò liệu có tất cả bao nhiêu nước là thành viên hay không? Để giải đáp thắc mắc này thì dưới đây chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu 

Các Quốc Gia Sáng Lập Nato

Các quốc gia cùng nhau sáng lập tổ chức Nato đầu tiên trên thế giới phải kể đến các nước là:

  1. Mỹ
  2. Anh
  3. Pháp
  4. Bỉ
  5. Bồ Đào Nha
  6. Canada
  7. Đan Mạch
  8. Hà Lan
  9. Iceland
  10. Luxembourg
  11. Na uy
  12. Ý

Trong đó có 3 nước là thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc là Mỹ, Anh, Pháp.

Các Quốc Gia Sáng Lập Nato
Các Quốc Gia Sáng Lập Nato

Các Quốc Gia Tham Gia Nato Trong Chiến Tranh Lạnh

Khi chiến tranh lạnh xảy ra khối quân sự Nato còn có sự góp mặt của một số các quốc gia khác  như:

  1. Thổ Nhĩ Kỳ (18/02/1952)
  2. Hy Lạp (18/02/1952)
  3. CHLB Đức (9/05/1955)
  4. Tây Ban Nha (30/05/1982)

Các Quốc Gia Đông Âu Tham Gia Sau Chiến Tranh Lạnh

Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc và chế độ Xã hội Chủ Nghĩa ở Liên Xô tan rã, Mỹ đã ra sức thiết lập lại trật tự thế giới “một cực”. Tuy nhiên Nato vẫn là một tổ chức lớn mạnh trên thế giới và ngày càng có nhiều thành viên tham gia khối liên minh này

  1. Ba Lan (12/03/1999)
  2. Cộng Hòa Séc (12/03/1999)
  3. Hungary (12/03/1999)
  4. Bulgaria (29/03/2004)
  5. Estonia (29/03/2004)
  6. Latvia (29/03/2004)
  7. Litva (20/03/2004)
  8. Romania (29/03/2004)
  9. Slovakia (29/03/2004)
  10. Slovenia (29/03/2004)
  11. Croatia (1/04/2009)
  12. Albania (1/04/2009)
  13. Montenegro (5/06/2017)
  14. Bắc Macedonia (27/03/2020)
Các Quốc Gia Đông  Âu Tham Gia Sau Chiến Tranh Lạnh
Các Quốc Gia Đông  Âu Tham Gia Sau Chiến Tranh Lạnh

Những Điều Về Nato Có Thể Bạn Không Biết

Nato là khối liên minh quân sự lớn mạnh trên thế giới, tuy nhiên vẫn còn rất nhiều những điều về khối liên minh này mà bạn không biết. Sau đây chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu nhé

  • Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương không sở hữu lực lượng vũ trang của riêng mình mà sẽ bao gồm lực lượng vũ trang của các nước thành viên tham gia
  • Nato là tổ chức chủ yếu tập chung vào quân sự nên hằng năm tổng chi tiêu đầu tư vào quân sự là rất lớn, thậm chí chiếm tới 52% chi tiêu quân sự của thế giới năm 2017
  • Năm 1954, Nato đã bác bỏ đề nghị khi Liên Xô muốn gia nhập vào khối liên minh này với lý do không phù hợp với mục tiêu dân chủ và phòng thủ của tổ chức
  • Trong điều 5 của Hiệp ước thường nêu rõ quan điểm “Một cuộc tấn công vũ trang chống lại một hoặc các nước thành viên sẽ được coi là một cuộc tấn công chống lại toàn bộ tổ chức…”
Những Điều Về Nato Có Thể Bạn Không Biết
Những Điều Về Nato Có Thể Bạn Không Biết

Các Hoạt Động Nổi Bật Đáng Chú Ý Của Nato

Các hoạt động của Nato là gì? Đây là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Không phải ngẫu nhiên mà Tổ chức Bắc Đại Tây Dương được thành lập và trở thành một trong những khối liên minh hùng mạnh trên thế giới. Nhằm có thể thực hiện mục tiêu kiềm chế sức ảnh hưởng của Liên Xô và Chủ nghĩa Cộng Sản mà Nato liên tục có những hoạt động chính trị – quân sự nổi bật và đáng chú ý như:

  • Năm 1966: Pháp rút khỏi Bộ chỉ huy quân sự Nato vì nghi ngờ khả năng phòng thủ của tổ chức và sự liên kết của Mỹ với các nước Châu Âu. Tuy nhiên đến năm 2009, Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy đã tuyên bố Pháp quay trở lại Bộ chỉ huy quân sự của Nato
  • Vào tháng 12/1976: Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương bác bỏ đề nghị của Tổ chức Hiệp ước Vác – sa – va về việc từ bỏ sử dụng vũ khí hạt nhân và hạn chế thành viên tham gia
  • Trong 20 năm đầu. khối liên minh này đã chi tới hơn 3 tỷ USD để xây dựng cơ sở hạ tầng gồm nhiều căn cứ quân sự, sân bay, kho vũ khí, mạng lưới thông tin liên lạc
  • Tháng 12/1990: Chiến tranh lạnh kết thúc, Nato và Vác – sa – va – ra đã quyết định chung một hiệp ước là không xâm lược lẫn nhau
  • Vào tháng 12/1995: Nato đã phát động chiến dịch quân sự ủng hộ hiệp định hòa bình Bo-xni-a
  • Vào tháng 03/1999: Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương bắt đầu cuộc không kích chống Nam Tư ở Kosovo và đánh dấu cuộc tiến công quân sự vào một nước có chủ quyền khi không được Liên Hợp Quốc thông qua
  • Tháng 09/2001: Sau cuộc khủng bố nhằm vào Mỹ ngày 11/09/2001, Nato lần đầu tiên triển khai hệ thống kiểm soát cảnh báo phòng không ở Mỹ
  • Tháng 08/2003: Tổ chức đã đảm nhận nhiệm lực lượng giữ gìn hòa bình ở Ap-ga-nít-xtan
  • 31/06/2006: Đảm nhiệm an ninh do Mỹ đứng đầu ở miền Nam Ap-ga-nít-xtan và là một trong những chiến dịch khó khăn nhất từ trước đến nay của khối quân sự này
  • Năm 2009: Khối liên minh đã đồng ý nối lại mối quan hệ cấp cao với Liên Bang Nga
Các Hoạt Động Nổi Bật Đáng Chú Ý Của Nato
Các Hoạt Động Nổi Bật Đáng Chú Ý Của Nato

Kết Luận

Với bài viết này hy vọng bạn đã hiểu rõ hơn về Nato là gì. Mặt khác bài viết cũng đã giới thiệu đến bạn một số các thông tin liên quan đến khối liên minh quân sự lớn mạnh nhất trên thế giới Nato. Bên cạnh đó bài viết cũng hy vọng rằng với những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương này 

nguyễn thế phương
Nguyễn Thế Phương

Tôi là Phương Sinh Viên của Trường Đại học Kinh tế TP.HCM. Theo học khoa Kinh doanh quốc tế , có niềm nam mê với viết sách và âm nhạc. Hi vọng các bài viết về lĩnh vực kinh tế tài chính của tôi sẽ giúp ích cho bạn

6 BÌNH LUẬN

Theo dõi
Thông báo của
guest

6 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Cảnh Trân

Nghe cái tên tổ chức Nato thì ai cũng biết nhỉ toàn các nước có nền kinh tế phát triển tham gia.

bibi

Giờ cuộc sống không còn như thời đó không có chiến tranh gì mà lỡ có chiến tranh tổ chức liên minh Nato này ra trận thôi là rén lắm rồi

Triễu Vỹ

Tính ra nhờ có liên minh Nato mà mấy nước tham gia vào cũng có thêm nhiều bạn có gì giúp đỡ nhau hahaha

Hạnh Tú

Liên minh Nato lớn mạnh ghê nhiều khi tham gia vào liên minh này nên quản lý về an ninh cũng chặt chẽ hơn =))))

Hoa Dung

Nếu các nước nằm trong Nato lỡ có xích mích giải quyết như nào nhỉ? Tại nói gì nói nhiều khi cũng bất đồng quan điểm mà hả

Nhiên Nhiên

Liên minh Nato này mà kết hợp toàn bộ lực lượng vũ trang của các nước thì khủng lắm nhỉ

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
spot_img
LỊCH KINH TẾ
BÀI VIẾT MỚI