Thứ Năm, Tháng Ba 28, 2024
Trang chủBài học đầu tưBí quyết đầu tưNhững sai lầm dễ tránh mà Trader trong ngày thường mắc phải

Những sai lầm dễ tránh mà Trader trong ngày thường mắc phải

Viết bởi Cafeforexvn

Thành công của trader phụ thuộc vào việc bạn có tránh được những cạm bẫy này hay không.

Những sai lầm dễ tránh mà Trader trong ngày thường mắc phải
Những sai lầm dễ tránh mà Trader trong ngày thường mắc phải

Thị trường ngoại hối (forex) có rào cản gia nhập thấp, nhờ vậy nó đã trở thành một trong những thị trường giao dịch trong ngày dễ tiếp cận nhất thế giới. Chỉ cần có máy tính, đường truyền mạng và vài trăm đô la là bạn đã có thể bắt đầu giao dịch trong ngày.

Tuy nhiên, gia nhập đầu tư dễ dàng không đồng nghĩa với việc sẽ có được lợi nhuận nhanh chóng. Trước khi bạn lao vào thị trường, hãy xem xét 10 sai lầm phổ biến mình nên tránh, bởi đây là những lý do chính gây ra thất bại của các nhà forex trader trong ngày mới.

  1. Nếu thua lỗ mãi, các trader đừng giao dịch thêm

Có hai số liệu thống kê về giao dịch mà bạn cần theo dõi sát sao, đó là tỷ lệ giao dịch thành công và tỷ lệ rủi ro/lợi nhuận.

Tỷ lệ giao dịch thành công thể hiện số lần giao dịch thành công của bạn theo tỷ lệ phần trăm. Ví dụ, nếu bạn thành công 60 lần trong tổng 100 lần giao dịch, tỷ lệ giao dịch thành công của bạn là 60%. Một trader trong ngày nên giữ tỷ lệ này ở mức trên 50%.

Tỷ lệ rủi ro/lợi nhuận thể hiện lượng tiền bạn lãi so với lượng tiền bạn lỗ trong một giao dịch bình quân. Nếu bình quân bạn lỗ 50 đô la và lãi 75 đô la, tỷ lệ rủi ro/lợi nhuận của bạn sẽ là 75/50=1,5. Tỷ lệ bằng 1 thể hiện rằng bạn đang thua lỗ bằng mức lãi thắng được.

Các trader trong ngày nên giữ tỷ lệ rủi ro/lợi nhuận (tối thiểu) lớn hơn 1, và mức lý tưởng hơn sẽ là trên 1,25. Bạn vẫn sẽ có lời nếu tỷ lệ giao dịch thành công của bạn thấp hơn một chút nhưng tỷ lệ rủi ro/lợi nhuận của bạn lại cao hơn một chút, và ngược lại. Dù vậy, hãy phát triển những chiến lược đảm bảo tỷ lệ giao dịch thành công lớn hơn 50% và cho tỷ lệ rủi ro/lợi nhuận cao hơn 1,25 để mọi chuyện đơn giản hơn.

  1. Giao dịch mà thiếu lệnh cắt lỗ

Bạn nên tạo lệnh cắt lỗ cho mỗi ngày giao dịch forex mình tham gia. Lệnh cắt lỗ là dạng lệnh bù trừ giúp bạn thoát một giao dịch khi giá di chuyển bất lợi cho mình bằng số tiền bạn đã chỉ định.

Khi có được lệnh cắt lỗ cho các giao dịch, bạn đã loại bỏ được một phần lớn rủi ro khỏi khoản đầu tư của mình. Nếu bạn bắt đầu thua lỗ trong một giao dịch, lệnh cắt lỗ sẽ giúp ngăn mức thua lỗ vượt quá khả năng xử lý của bạn.

  1. Mua thêm khi một giao dịch trong ngày đang thua lỗ

Hạ giá trung bình (average down) là việc thêm vị thế (giá mà bạn đã giao dịch mua) khi giá đang di chuyển bất lợi cho bạn, với lòng tin sai lầm rằng xu hướng sẽ đảo ngược. Việc mua thêm khi một giao dịch đang thua lỗ cực kỳ nguy hiểm. Giá có thể di chuyển bất lợi trong khoảng thời gian lâu hơn bạn dự kiến rất nhiều trong khi khoản lỗ của bạn thì cứ tăng theo cấp số nhân.

Thay vào đó, hãy thực hiện giao dịch với kích thước vị thế thích hợp và đặt mức cắt lỗ cho giao dịch. Nếu giá chạm mức cắt lỗ thì giao dịch sẽ được kết thúc với mức lỗ thấp hơn so với khi không có lệnh cắt lỗ. Chẳng có lý do gì để mạo hiểm nhiều hơn cả.

  1. Mạo hiểm hơn mức trader có thể chấp nhận để lỗ

Chìa khóa cho chiến lược quản lý rủi ro của bạn là việc xác định số vốn bạn sẵn sàng chấp nhận để lỗ trong mỗi giao dịch. Các trader trong ngày nên mạo hiểm ở mức lý tưởng nhất là dưới 1% vốn của mình trên bất cứ giao dịch đơn lẻ nào. Điều đó có nghĩa là lệnh cắt lỗ sẽ kết thúc giao dịch nếu nó mang lại mức lỗ cao hơn 1% vốn giao dịch.

Điều này đồng nghĩa với việc dù bạn có thua lỗ liên tiếp nhiều giao dịch, bạn vẫn chỉ mất đi một lượng vốn nhỏ mà thôi. Đồng thời, nếu bạn thu được lãi nhiều hơn 1% trên mỗi giao dịch thành công thì coi như bạn đã được hoàn lại tiền thua lỗ rồi.

Một khía cạnh khác của quản lý rủi ro là kiểm soát tổn thất hàng ngày. Dù chỉ mạo hiểm 1% trên mỗi giao dịch, bạn vẫn có khả năng thua lỗ một lượng vốn đáng kể chỉ trong một ngày tồi tệ thôi.

Bạn nên đặt ra tỷ lệ phần trăm cho số tiền bạn sẵn sàng để mất trong một ngày. Nếu bạn có thể chịu lỗ 3% một ngày, bạn nên “thiết quân luật” để đảm bảo mình dừng lại ở ngay điểm đó. Nếu bạn cho phép bản thân, việc giao dịch trong ngày có thể “gây nghiện”. Hãy chỉ nhập cuộc với số tiền bạn đã dành riêng cho việc này, và tuân thủ theo chiến lược của mình nhé.

Mạo hiểm hơn mức trader có thể chấp nhận để lỗ
Mạo hiểm hơn mức trader có thể chấp nhận để lỗ

Xem thêm: Trader Mới Có Nên Giao Dịch Tại Merri Demo Game

  1. Cược tất (để cố giành lại tất cả)

Ngay cả khi đã có chiến lược quản lý rủi ro, vẫn sẽ có những lúc bạn bị cám dỗ bởi việc bỏ qua chiến lược đó và thực hiện một giao dịch lớn hơn nhiều so với bình thường. Có nhiều lý do khác nhau, và bạn sẽ bị số phận cám dỗ đi theo chiều hướng tồi tệ nhất.

Bạn có thể đã thua lỗ vài giao dịch liên tiếp và điều này sẽ khiến bạn muốn kiếm lại một vài khoản bù lỗ. Một chuỗi giao dịch thành công liên tiếp thì lại khiến bạn cảm thấy mình sẽ chẳng bao giờ thua. Sẽ luôn có một giao dịch nọ hứa hẹn lợi nhuận tốt đến mức bạn sẵn sàng mạo hiểm gần như mọi thứ cho nó.

Nếu bạn mạo hiểm quá nhiều, bạn đang phạm sai lầm đấy, mà sai lầm thì thường cộng dồn. Đã có các trader (hủy/không đặt) lệnh cắt lỗ với hy vọng vào một màn quay đầu. Nhiều người cũng loay hoay với việc giữ ký quỹ trong khi tự khuyên bản thân rằng thị trường sẽ xoay chuyển và mình sẽ thắng lớn.

Khi bạn cảm thấy như vậy, hãy tuân thủ quy tắc 1% rủi ro mỗi giao dịch và 3% rủi ro mỗi ngày của mình. Hãy chống lại những cám dỗ, theo sát chiến lược quản lý rủi ro của mình và tránh cược tất hay thêm vào vị thế.

  1. Cố dự đoán tin tức

Nhiều cặp (hai cổ phiếu, một mua, một bán, cả hai đều tương quan) tăng hoặc giảm mạnh sau khi các bản tin kinh tế được công bố theo lịch trình. Việc dự đoán hướng cặp tiền di chuyển và chọn vị thế trước khi tin tức nổ ra có vẻ là cách kiếm lợi nhuận dễ dàng. Nhưng thực tế thì không hề như vậy.

Thông thường giá sẽ di chuyển mạnh mẽ và nhanh chóng theo cả hai hướng trước khi chọn một hướng duy trì. Điều đó có nghĩa là tương đương với khả năng giao dịch thành công, bạn hoàn toàn có thể đang rơi vào một giao dịch thua lỗ nặng chỉ trong vài giây sau khi công bố tin tức.

Thêm một vấn đề khác nữa, đó là vào những thời điểm ban đầu sau khi công bố tin, chênh lệch giữa giá hỏi mua và giá chào bán (giá mua vào cao nhất và giá bán ra thấp nhất) thường lớn hơn bình thường nhiều. Có thể bạn sẽ không thấy được thanh khoản cần thiết để thoát vị thế ở giá mình muốn (dùng các giao dịch nhỏ hơn để thoát vị thế).

Thay vì dự đoán xem tin tức sẽ dẫn thị trường đi theo hướng nào, hãy tạo một chiến lược giúp bạn tham gia giao dịch sau khi tin tức đã được công bố. Bạn sẽ có khả năng thu được lợi nhuận từ biến động thị trường mà không cần chịu những rủi ro không biết trước. Chiến lược forex theo bảng lương phi nông nghiệp (Non-Farm Payroll – NFP) là một ví dụ cho hướng tiếp cận này.

  1. Chọn sai broker

Gửi tiền cho một forex broker là giao dịch lớn nhất mà bạn sẽ thực hiện. Nếu quản lý kém, khi có rắc rối về tài chính hoặc thực sự gặp phải lừa đảo giao dịch, bạn có thể mất trắng khoản tiền của mình.

Hãy dành thời gian nghiên cứu khi chọn broker. Có một quy trình gồm năm bước bạn nên bám theo khi lựa chọn sử dụng broker nào. Bạn nên cân nhắc mục tiêu mình muốn đạt được, những gì mà broker có thể cung cấp và dùng các nguồn đáng tin cậy để nhận giới thiệu broker. Sau đó, hãy kiểm tra broker đó thông qua các giao dịch nhỏ trước, và đừng đồng ý những đề nghị thưởng thêm đi cùng dịch vụ của họ.

  1. Thực hiện nhiều giao dịch có tính tương quan

Có lẽ bạn đã nghe đâu đó rằng đa dạng hóa là tốt. Đa dạng hóa là một chiến lược phụ thuộc vào kiến thức, kinh nghiệm của bạn và những gì bạn đang giao dịch. Warren Buffett từng nhận định về đa dạng hóa như sau:

“Đa dạng hóa là lớp bảo vệ chống lại sự thiếu hiểu biết. Nó sẽ là vô nghĩa nếu bạn không biết mình đang làm gì.”

Nếu bạn tin vào đa dạng hóa, có thể bạn sẽ có xu hướng thực hiện nhiều giao dịch trong ngày cùng lúc thay vì từng giao dịch một và cho rằng bạn đang phân tán rủi ro của mình. Nhưng thực ra, rất có khả năng là bạn đang làm tăng rủi ro lên.

Nếu bạn thấy một thiếu lập tương tự trong nhiều cặp forex, nhiều khả năng các cặp đó có tính tương quan. Đó là lý do vì sao bạn thấy cùng thiết lập trong nhiều cặp. Khi các cặp có tính tương quan, chúng sẽ di chuyển cùng chiều, tức là bạn có thể sẽ lãi hoặc lỗ tất cả các giao dịch đó. Rủi mà bạn thua thì bạn đang nhân số lỗ của mình lên với số giao dịch bạn đã thực hiện.

Nếu bạn thực hiện nhiều giao dịch trong ngày cùng lúc, hãy đảm bảo các giao dịch này di chuyển độc lập với nhau.

  1. Giao dịch dựa trên dữ liệu kinh tế hoặc dữ liệu cơ bản

Ai cũng dễ dàng bị cuốn theo những tin tức trong ngày hoặc xây dựng thành kiến dựa trên một bài báo đâu đó nói rằng tình hình kinh tế đang tốt hay xấu đối với một quốc gia hoặc một loại tiền tệ nhất định.

Triển vọng cơ bản dài hạn không phù hợp khi bạn giao dịch trong ngày. Mục tiêu duy nhất của bạn là thực hiện chiến lược của mình bất kể chiến lược đó chỉ cho bạn giao dịch theo hướng nào. Các khoản đầu tư xấu có thể tăng tạm và các khoản đầu tư tốt có thể giảm tạm trong ngắn hạn.

Các yếu tố cơ bản hoàn toàn chẳng liên quan gì tới chuyển động giá ngắn hạn, do vậy việc sử dụng phân tích cơ bản sẽ khiến bạn tập trung nhầm khái niệm và hình thành định kiến. Bất cứ định kiến dài hạn nào sẽ chỉ khiến bạn đi lạc hướng khỏi kế hoạch giao dịch của mình. Kế hoạch giao dịch của bạn và các chiến lược trong đó là “kim chỉ nam” của bạn trên thị trường và giúp bạn ngăn ngừa những rủi ro không cần thiết, hoặc biến đầu tư thành canh bạc.

Giao dịch dựa trên dữ liệu kinh tế hoặc dữ liệu cơ bản
Giao dịch dựa trên dữ liệu kinh tế hoặc dữ liệu cơ bản
  1. Đầu tư vô kế hoạch

Kế hoạch giao dịch là một văn bản phác thảo chiến lược của bạn. Nó xác định rõ cách thức, mục tiêu và thời điểm bạn sẽ giao dịch trong ngày. Kế hoạch của bạn nên bao gồm các thị trường bạn sẽ giao dịch, thời điểm và khung thời gian bạn sẽ dùng để phân tích và thực hiện giao dịch.

Kế hoạch của bạn nên phác thảo các quy tắc quản lý rủi ro của bạn và chính xác cách bạn sẽ tham gia và thoát giao dịch trong cả hai trường hợp lãi và lỗ.

Nếu bạn không có một kế hoạch giao dịch, bạn đang đặt mình vào những canh bạc không cần thiết. Hãy tạo một kế hoạch giao dịch và thử nghiệm khả năng sinh lời của nó trong tài khoản demo hoặc tài khoản giả lập, trước khi thử bằng tiền thật.

Nếu những lời khuyên này trông như những lời cảnh báo về cờ bạc thì đó là bởi sự thực (giao dịch trong ngày) chính là như vậy. Giao dịch chứng khoán nói chung hay giao dịch trong ngày nói riêng có thể khiến người ta lãi và lỗ cả gia tài chỉ trong một ngày. Các nghiên cứu và lý thuyết gần đây  về chứng nghiện giao dịch cưỡng chế đang gia tăng (vì những nguyên nhân hợp lý), và bạn nên cẩn trọng với những dấu hiệu.

Việc lập kế hoạch và thực hiện bất cứ điều gì đòi hỏi tính kiên nhẫn, kỹ năng và tính kỷ luật. Khi bạn đào sâu hơn vào giao dịch trong ngày, bạn nên lùi lại và điều chỉnh kế hoạch theo thời gian. Khi tình hình tài chính và tình hình cá nhân của bạn thay đổi, bạn sẽ thấy việc áp dụng các chiến lược ở nhiều thời điểm khác nhau rất có lợi. Tuy nhiên, 10 biện pháp phòng ngừa trên đây sẽ giúp bạn hướng tới việc phát triển kỹ năng và kế hoạch cho mình.

Hậu Dương – Theo thebalance.com

Minh Phương

Với nhiều năm kinh nghiệm trong linh vực kinh doanh và đầu tư tài chính, Minh Phương xin chia sẻ những trải nghiệm và những bài học đến tất cả bạn đọc.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
spot_img
LỊCH KINH TẾ
BÀI VIẾT MỚI