Chủ Nhật, Tháng Năm 28, 2023
Trang chủBài cần sửa SEO7 Chiến Lược Giao Dịch Ngoại Hối Đơn Giản Cho Người Mới...

7 Chiến Lược Giao Dịch Ngoại Hối Đơn Giản Cho Người Mới Bắt Đầu

Bạn là người mới tham gia giao dịch ngoại hối và đang tìm kiếm một số kỹ thuật giao dịch đơn giản nhưng hiệu quả? Xin chúc mừng, bạn đã tìm đến đúng chỗ rồi đấy!

7 Chiến Lược Giao Dịch Ngoại Hối Đơn Giản Cho Người Mới Bắt Đầu

Trong hướng dẫn nhanh này, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn tóm tắt về bảy chiến lược giao dịch ngoại hối đơn giản cho người mới bắt đầu.

Nếu bạn chịu khó dành thời gian học hỏi để nắm vững những chiến lược cơ bản này, bạn sẽ có thể tự tin thực hiện các giao dịch đơn giản. Sau đó bạn hẵng tìm đến những kỹ thuật giao dịch cao cấp hơn.

1. Giao dịch theo breakout

“Giao dịch theo breakout” là một trong những phong cách giao dịch ngoại hối đơn giản nhất. Đây cũng là một lựa chọn tốt cho những người mới bước chân vào con đường giao dịch ngoại hối. Trước khi tìm hiểu cơ chế hoạt động của chiến lược này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về định nghĩa thuật ngữ “breakout” nhé.

Nói một cách đơn giản, “breakout” là bất kỳ chuyển động giá nào bên ngoài một vùng hỗ trợ hoặc kháng cự đã xác định. Breakout có thể xảy ra khi giá tăng lên trên các vùng kháng cự, hay còn được gọi là các mô hình breakout “tăng giá”. Chúng cũng có thể xảy ra khi giá giảm xuống dưới các vùng hỗ trợ, được gọi là các mô hình breakout “giảm giá”.

Xem thêm: Khái niệm cơ bản về trái phiếu

1.1 Tầm ảnh hưởng của giao dịch theo breakout

“Giao dịch theo breakout” là một chiến lược quan trọng bởi vì “breakout” thường đại diện cho sự bắt đầu của hiện tượng gia tăng biến động thị trường. Chúng ta có thể tận dụng biến động bằng cách chờ breakout để rồi tham gia một xu hướng mới khi nó bắt đầu.

Với các giao dịch theo breakout, mục tiêu là tham gia thị trường khi xuất hiện breakout và sau đó tiếp tục giao dịch cho đến khi biến động giảm xuống.

1.2 Nhưng chính xác thì bạn nên tham gia thị trường khi nào?

Một số chuyên gia ngoại hối khuyên nên nhảy vào ở thời điểm mức hỗ trợ hoặc kháng cự bị phá vỡ. Những người khác đề nghị chờ đợi đủ lâu để đảm bảo rằng pha breakout báo hiệu một xu hướng tăng hoặc giảm thực sự.

Khi đặt lệnh dừng lỗ, hãy đặt nó ít nhất là ngay trên hoặc dưới nến breakout. Như vậy, các đặt cược của bạn sẽ gắn với các mức hỗ trợ hoặc kháng cự trước đó.

2. Giao cắt đường trung bình động

Đường trung bình động (MA) là một công cụ phân tích kỹ thuật đơn giản giúp “làm mịn” dữ liệu giá; bằng cách tạo ra mức giá trung bình được cập nhật liên tục. Mức trung bình đó có thể được tính trong các khoảng thời gian khác nhau – Bất kỳ khoảng thời gian nào từ 20 phút, đến 3 ngày, 30 tuần. Hoặc bất kỳ khoảng thời gian nào khác mà nhà giao dịch chọn.

Các chiến lược trung bình động rất phổ biến và có thể được điều chỉnh theo bất kỳ khung thời gian nào. Do đó, chúng phù hợp với cả nhà đầu tư dài hạn và nhà giao dịch ngắn hạn. Đường trung bình được tạo ra để xác định hướng đi của xu hướng, cũng như các ngưỡng hỗ trợ và kháng cự.

Khi giá tài sản vượt qua đường trung bình động của chúng, nó thường tạo ra tín hiệu giao dịch cho các nhà giao dịch kỹ thuật. Ví dụ: một nhà giao dịch có thể bán khi giá bật ra hoặc vượt qua MA từ phía trên để đóng cửa dưới đường trung bình động.

Giao cắt đường trung bình động

Giao cắt giá đơn giản (Simple price crossovers)

“Giao cắt giá” là một trong những chiến lược giao dịch trung bình động chính. “Giao cắt giá đơn giản” xảy ra khi giá vượt lên trên hoặc dưới đường trung bình động, báo hiệu một sự thay đổi tiềm năng trong xu hướng.

Xem thêm: 3 lý do tại sao nên mua cổ phiếu Dollar Tree

2.1 Sử dụng hai đường trung bình động

Các kỹ thuật giao dịch khác sử dụng hai đường trung bình động: một dài hơn và một ngắn hơn. Khi MA ngắn hạn vượt lên trên MA dài hạn, đó là tín hiệu mua vì nó cho thấy xu hướng đang tăng lên. Đây được gọi là “điểm giao cắt vàng”.

Mặt khác, khi đường MA ngắn hạn cắt xuống bên dưới đường MA dài hạn, đó là tín hiệu bán vì nó cho thấy xu hướng đang chuyển xuống. Đây được gọi là “điểm giao cắt tử thần”.

3. Giao dịch chênh lệch lãi suất (carry trade)

Giao dịch chênh lệch lãi suất là một loại hình giao dịch ngoại hối, theo đó các nhà giao dịch tìm kiếm lợi nhuận bằng cách tận dụng sự chênh lệch lãi suất giữa các quốc gia. Điều quan trọng cần lưu ý là chiến lược này có thể tiềm ẩn rủi ro.

Sở dĩ chiến lược này được sinh ra là vì để các đồng tiền được mua và giữ qua đêm, trader sẽ phải trả lãi suất liên ngân hàng (của quốc gia mà đồng tiền được mua). Một nhà giao dịch thực hiện chiến lược chênh lệch lãi suất sẽ “vay từ” một loại tiền tệ có lãi suất thấp để mua một loại tiền tệ có tỷ giá cao hơn.

Mục đích là hưởng chênh lệch lãi suất, có thể sẽ rất lớn tùy thuộc vào số lượng đòn bẩy được sử dụng.

Giao dịch chênh lệch lãi suất là một trong những chiến lược giao dịch phổ biến nhất trên thị trường ngoại hối. Tuy nhiên chiến lược này cũng hàm chứa rủi ro vì chúng thường có đòn bẩy cao và có thể bị quá tải.

Các cặp ngoại hối phổ biến là Đô-la Úc/Yên Nhật (USD/JPY) và Đô-la New Zealand/Yên Nhật (NZD/JPY) vì chênh lệch lãi suất của các cặp tiền này rất cao.

Lãi suất hàng ngày từ giao dịch chênh lệch lãi suất có thể được tính như sau:

Lãi suất hàng ngày = [IR (đồng tiền mua) – IR (đồng tiền bán)]/ 365 x giá trị danh nghĩa.

4. Phân tích cơ bản chỉ số

Trong phân tích cơ bản, các nhà giao dịch đánh giá các yếu tố kinh tế cơ bản của một quốc gia để biết một loại tiền tệ đang được định giá thấp hay cao. Họ cũng dựa vào những thông tin này để đánh giá xem giá trị của đồng tiền có khả năng sẽ di chuyển như thế nào so với một loại tiền tệ khác trong tương lai.

Phân tích cơ bản có thể khá phức tạp vì nó liên quan đến nhiều dữ liệu kinh tế của một quốc gia – Những yếu tố có thể hé lộ về các xu hướng giao dịch và đầu tư trong tương lai. Tuy nhiên, bạn có thể đơn giản hóa nó bằng cách chỉ tập trung vào một số chỉ báo quan trọng.

Một số yếu tố quan trọng nhất có thể ảnh hưởng đến nền kinh tế của một quốc gia – và tiền tệ của quốc gia đó, bao gồm: doanh số bán lẻ, GDP, sản xuất công nghiệp, CPI, lạm phát, chỉ số của người quản lý mua hàng, dữ liệu nhà ở.

Xem thêm: Vàng đi ngang, tập trung vào chính sách của Fed

5. Giao dịch theo xu hướng

Giao dịch theo xu hướng là một chiến lược giao dịch ngoại hối phổ biến và thông dụng khác. Các tân binh giao dịch cũng có thể dễ dàng nắm rõ và thực hiện chiến lược này.

Kỹ thuật này liên quan đến việc xác định xu hướng tăng hoặc giảm của giá tiền tệ và sau đó chọn các điểm nhảy vào và thoát ra khỏi giao dịch. Những điểm này dựa trên vị trí của giá tiền tệ trong xu hướng, cũng như sức mạnh tương đối của xu hướng.

Các nhà giao dịch theo xu hướng sử dụng nhiều công cụ khác nhau để đánh giá xu hướng, chẳng hạn như đường trung bình động, chỉ báo sức mạnh tương đối, khối lượng, chỉ báo về định hướng và ngẫu nhiên.

Giao dịch theo xu hướng

6. Giao dịch theo vùng giá (range trading)

Giao dịch theo vùng giá là một chiến lược đơn giản và phổ biến dựa trên ý tưởng rằng “giá thường dao động trong một phạm vi ổn định và có thể dự đoán được trong một khoảng thời gian nhất định”. Chiến lược này hiệu quả nhất ở các thị trường có nền kinh tế ổn định và có thể dự đoán được, và các loại tiền tệ không thường xuyên chịu tác động của các sự kiện tin tức bất ngờ.

Các nhà giao dịch theo vùng giá có thể thường xuyên mua và bán ở các mức đỉnh và đáy có thể dự đoán được, cũng là các mức kháng cự và hỗ trợ, đôi khi lặp đi lặp lại trong một hoặc nhiều phiên giao dịch.

Các nhà giao dịch theo vùng giá có thể sử dụng một số công cụ tương tự như các nhà giao dịch theo xu hướng để xác định các mức nhảy vào và thoát khỏi giao dịch. Bao gồm chỉ số sức mạnh tương đối, chỉ số kênh hàng hóa và chỉ báo ngẫu nhiên.

7. Giao dịch theo đà tăng trưởng

Giao dịch theo đà và các chỉ báo xung lượng được đưa ra dựa trên ý tưởng rằng “các chuyển động giá mạnh mẽ theo một hướng nào đó là một dấu hiệu tốt cho thấy xu hướng đó vẫn sẽ tiếp tục trong một thời gian nữa”. Tương tự, chuyển động suy yếu cho thấy rằng một xu hướng đã mất đi sức mạnh và có thể dẫn đến đảo chiều.

Chiến lược giao dịch theo đà có thể tính đến cả giá và khối lượng; và thường sử dụng các công cụ phân tích trực quan như chỉ báo ngẫu nhiên và biểu đồ hình nến.

Giao dịch theo đà tăng trưởng

Thu Trang – Theo skrill

Cafeforexvn

Đánh giá bài viết

/ 5. Lượt đánh giá:

Minh Phương
Minh Phương
Với nhiều năm kinh nghiệm trong linh vực kinh doanh và đầu tư tài chính, Minh Phương xin chia sẻ những trải nghiệm và những bài học đến tất cả bạn đọc.
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
spot_img
LỊCH KINH TẾ
BÀI VIẾT MỚI