Chủ Nhật, Tháng Sáu 4, 2023
Trang chủThế giớiKinh tế thế giớiBiên bản cuộc họp của Fed kiềm chế đà tăng giá vàng

Biên bản cuộc họp của Fed kiềm chế đà tăng giá vàng

Tiêu điểm trong ngày

*Chỉ số USD index giảm 0,2%

*Lợi suất trái phiếu kho bạc 10 năm vượt đỉnh 3 tháng

*Các nhà đầu tư đang chờ dữ liệu PCE của Mỹ vào thứ Sáu

Giá vàng tăng vào thứ Năm 23/2, nhờ đồng USD giảm giá nhẹ, mặc dù triển vọng lãi suất của Mỹ duy trì ở mức cao hơn trong thời gian dài hơn đã khiến giá vàng bị kiềm chế mạnh mẽ.

Biên bản cuộc họp của Fed kiềm chế đà tăng giá vàng
Biên bản cuộc họp của Fed kiềm chế đà tăng giá vàng

Cụ thể, vào lúc 10 giờ 40 phút giờ Việt Nam, giá vàng giao ngay tăng 0,2% lên 1.828,17 USD/ounce. Giá vàng kỳ hạn của Mỹ giảm 0,3% xuống còn 1.835,90 USD.

Lãi suất tăng cao làm giảm sức hấp dẫn của vàng như một công cụ phòng ngừa lạm phát đồng thời làm tăng chi phí cơ hội của việc nắm giữ tài sản không sinh lời này.

Biên bản từ cuộc họp chính sách mới nhất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ Fed cho thấy vào thứ Tư, các nhà hoạch định chính sách đã nhất trí rằng lãi suất sẽ cần phải tăng cao hơn, nhưng việc chuyển sang các đợt tăng với quy mô nhỏ hơn sẽ buộc họ điều chỉnh chặt chẽ hơn với dữ liệu mới.

Ông Brian Lan, giám đốc điều hành tại đại lý GoldSilver Central có trụ sở tại Singapore cho biết: “Fed tuyên bố họ vẫn đang xem xét kiềm chế lạm phát bằng việc tăng lãi suất, nhưng không mạnh tay như trước… vì vậy, giá vàng đã giảm một chút và sáng nay động thái củng cố đã diễn ra”.

Hơn nữa, một loạt dữ liệu trong những tuần gần đây cho thấy nền kinh tế Mỹ có khả năng phục hồi, làm tăng thêm lo ngại rằng Fed sẽ tiếp tục con đường thắt chặt chính sách tiền tệ của mình.

Hôm thứ Tư, Chủ tịch Fed St. Louis James Bullard đã nhắc lại rằng lãi suất chính sách của Fed trong khoảng 5,25% -5,5% sẽ đủ để chế ngự lạm phát. Trong khi đó, các nhà giao dịch tương lai quỹ của Fed kỳ vọng lãi suất sẽ đạt đỉnh ở mức 5,362% vào tháng 7 và duy trì trên 5% trong suốt cả năm.

Giới đầu tư hiện đang dồn sự chú ý vào dữ liệu chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) của Mỹ sẽ được công bố vào thứ Sáu (24/2), đây được coi là thước đo lạm phát ưa thích của Fed.

Chuyên gia Lan của GoldSilver Central cho biết: “Nếu dữ liệu cho thấy lạm phát tăng cao hơn chứ không giảm xuống, vàng sẽ bị bán tháo”.

Chỉ số USD index giảm 0,2%, khiến vàng rẻ hơn đối với người mua nắm giữ các loại tiền tệ khác. Điểm chuẩn lợi tức trái phiếu kho bạc 10 năm của Mỹ trượt khỏi mức cao nhất trong ba tháng đạt được vào 22/2.

Trên thị trường kim loại quý khác, giá bạc giao ngay tăng 0,6% lên 21,64 USD/ounce, bạch kim tăng 0,6% lên 954,82 USD và palladium tăng 0,5% lên 1.489,33 USD.

Xem thêm: Vàng đen đảo chiều, giá dầu tăng nhẹ 1 USD

Giá vàng ‘mong manh’ ở mức hiện tại

Giá vàng 'mong manh' ở mức hiện tại
Giá vàng ‘mong manh’ ở mức hiện tại

Thị trường vàng trở nên “mong manh” sau khi không giữ được mức 1.850/ounce. Và nhiều giao dịch kiểu phòng thủ hơn có thể hình thành từ những bất ổn xung quanh ý định của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ Fed, theo MKS PAMP.

Các thị trường đã bị bất ngờ trước dữ liệu kinh tế vĩ mô vững chắc, lạm phát dai dẳng và khả năng lãi suất quỹ liên bang sẽ cao hơn và duy trì ở mức đó lâu hơn.

“Khả năng phục hồi trong dữ liệu của Mỹ (biên chế lương/lạm phát/bán lẻ/PMI) đã làm dấy lên nỗi lo ngại mới về một chính sách lãi suất của Fed ‘cao hơn trong thời gian dài hơn’. Điều này đã khiến cổ phiếu tương đối ổn định trong khi tác động mạnh đến vàng và các kim loại quý khác trong suốt tháng 2,” ông Nicky Shiels, Chiến lược gia kim loại MSK PAMP cho biết.

Thị trường vàng đã chuyển từ đà phục hồi vào tháng 1 do kỳ vọng Fed sẽ sớm tạm dừng chu kỳ thắt chặt sang đợt bán tháo vào tháng 2 dựa trên sự e ngại xung quanh các động thái tiếp theo của ngân hàng trung ương Mỹ.

Ông Shiels cho biết hôm 21/2: “Nếu có nhiều điều không chắc chắn xung quanh quỹ đạo của Fed, khả năng phòng thủ hay các đợt bán tháo sẽ tiếp tục.”

Nhiều đồn đoán về ý tưởng “không hạ cánh” này đang đè nặng lên giá vàng. Ông Shiels giải thích: “Không phải là hạ cánh cứng hay hạ cánh mềm, kết quả ‘không hạ cánh’ mới được đặt ra, cho thấy nền kinh tế sẽ tránh được suy thoái hoàn toàn”.

Kết quả này sẽ cho thấy thị trường lao động vẫn mạnh mẽ, lạm phát vẫn ở mức cao, nền kinh tế Mỹ tăng trưởng và Fed duy trì hành động diều hâu của mình. Ông Shiels lưu ý: “Một ‘sự kiện’ không hạ cánh = các đợt tăng lãi suất liên tục của Fed = nguy cơ ‘hạ cánh cứng’ cao hơn = các mặt hàng công nghiệp/kim loại giảm giá, kể cả vàng”.

Kịch bản cơ sở của MKS dự báo lạm phát và nền kinh tế Mỹ cuối cùng sẽ bị ảnh hưởng bởi những tác động trễ của chính sách tiền tệ thắt chặt hơn của Fed vào nửa cuối năm 2023. Ông Shiels cho biết: “Nếu vàng đang tăng giá ở mức 1.950 USD, thì chúng ta *nên* xây dựng kịch bản ở mức 1.820/50 USD, nhưng niềm tin hiện đang thấp hơn, tức là: một quỹ đạo tăng nhẹ hơn phụ thuộc rất nhiều vào dữ liệu.”

Trong khi đó, vàng đang tìm kiếm một mức giá cao hơn. Vào tháng 1, kim loại quý được giao dịch cao hơn nhờ những dấu hiệu cho thấy lạm phát đang giảm và Fed đang tìm cách tạm dừng chu kỳ thắt chặt lịch sử.

Shiels chỉ ra rằng: “Bây giờ vàng đang giao dịch rất dè chừng và đấu tranh để đạt được mức giá cao hơn ở hiện tại; dẫu vậy, xu hướng tăng giá đã bị phá vỡ/thử nghiệm và về mặt kĩ thuật, giá vàng hiện đang rất yếu sau khi không giữ được mức 1.850 USD”.

Và từ trước đến này, địa chính trị luôn được nhắc tới là vấn đề hàng đầu, nhưng lại không thúc đẩy hành động giá vàng vào lúc này.

Ông Shiels cho biết: “Điều đó trái ngược hoàn toàn với cấu trúc phi đô la hóa và khủng hoảng địa chính trị thúc đẩy hành động giá trên 1.900 USD vào tháng 1”.

Như Mai – Theo reuters.com

Đánh giá bài viết

/ 5. Lượt đánh giá:

Minh Phương
Minh Phương
Với nhiều năm kinh nghiệm trong linh vực kinh doanh và đầu tư tài chính, Minh Phương xin chia sẻ những trải nghiệm và những bài học đến tất cả bạn đọc.
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
spot_img
LỊCH KINH TẾ
BÀI VIẾT MỚI