Cafeforexvn – Khép lại phiên giao dịch ngày 5 tháng 11, giá dầu thô ổn định và có chiều hướng đi lên trong ngày thứ Sáu. Thị trường xuất hiện những lo ngại mới về nguồn cung sau khi các nhà sản xuất OPEC+ từ chối lời kêu gọi của Mỹ để đẩy nhanh sản lượng, ngay cả khi nhu cầu gần đến mức trước đại dịch.
Dầu tăng giá
Cụ thể, dầu thô Brent tăng 2,2 USD lên 82,74 USD / thùng, trong khi dầu thô WTI của Mỹ tăng 2,46 USD lên 81,27 USD.
Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và các đồng minh bao gồm Nga, được gọi chung là OPEC+, hôm thứ Năm đã nhất trí tuân thủ kế hoạch tăng sản lượng dầu lên 400.000 thùng / ngày kể từ tháng 12. Mặc dù Tổng thống Mỹ Joe Biden đã kêu gọi tăng sản lượng để hạ nhiệt giá thị trường.
Bob Yawger, giám đốc hợp đồng năng lượng tại Mizuho, cho biết quyết định của OPEC giữ nguyên và chính quyền Biden không có phản ứng gì đặc biệt đã khiến đà tăng giá dầu tiếp tục diễn ra.
Yawger cho biết thêm, chỉ có nỗ lực phối hợp với sự tham gia của Trung Quốc và các nước khác, mới giải quyết được tình trạng khan khiếm nguồn cung trên thị trường.
Nhà Trắng cho biết họ sẽ cân nhắc sử dụng tất cả các giải pháp để đảm bảo giá năng lượng bình ổn, phải chăng, bao gồm cả khả năng giải phóng dầu từ các kho dự trữ dầu chiến lược (SPR).
Rystad Energy, chuyên gia hàng đầu trên thị trường dầu mỏ Bjornar Tonhaugen cho rằng, “Các thị trường biết rằng việc giải phóng dự trữ chiến lược chỉ có thể có tác động giảm giá tạm thời chứ không phải dài hạn. Khó có thể giải quyết được tình trạng mất cân bằng giữa cung và cầu.”
Như vậy, dầu Brent giảm tuần thứ hai liên tiếp, trượt khoảng 2%, và dầu WTI giảm 2,7%.
Tham khảo thêm:
Phó chủ tịch Ann-Louise Hittle cho biết: “Trong khi các yếu tố như mùa đông rất lạnh – có thể thúc đẩy việc sử dụng nhiều dầu hơn để sưởi ấm – có thể hỗ trợ cho giá cả, nhưng Brent sẽ khó vượt qua mốc 87 đô la. nghiên cứu về dầu tại công ty tư vấn Wood Mackenzie, lưu ý rằng khả năng chuyển đổi từ khí sang dầu còn hạn chế mặc dù giá trước đây rất cao.
Giá dầu đã chạm mức cao nhất kể từ năm 2014 và các nước nhập khẩu dầu thô chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ xu thế này. Nhưng bất chấp áp lực ngoại giao, OPEC+ vẫn không có khả năng sẽ “bơm thêm” dầu thô trong thời gian tới.
Theo các nhà phân tích, quyết định trên có thể khiến giá năng lượng tiếp tục cao cho đến cuối năm nay và cả trong năm 2022.
Tổng thống Joe Biden đã thẳng thắn nhận định rằng, sự miễn cưỡng của OPEC + trong việc bơm thêm dầu vào nguyên nhân khiến giá năng lượng ở Mỹ và trên thế giới tăng mạnh.
Ông chia sẻ, “Ý tưởng Nga và Ả Rập Xê-út và các nhà sản xuất lớn khác sẽ không cung cấp thêm dầu để đáp ứng nhu cầu đi lại, làm việc của mọi người là không đúng.”
Trước đó, Nhật Bản và Ấn Độ cũng cùng với Mỹ kêu gọi, khuyến khích, và cố gắng gây áp lực với OPEC để tăng giới hạn sản lượng và giúp giảm giá nhiên liệu.
Theo Herman Wang, chuyên gia về dầu mỏ cấp cao tại S&P Platts, đối với các bộ trưởng OPEC+ thì mọi quyết định đều cần sự thận trọng và họ hài lòng với quyết định hiện tại.
Tuy nhiên, nhìn từ khía cạnh người tiêu dùng thì tình hình giá cả leo thang ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống. Dầu thô Brent đạt hơn 86 USD / thùng vào cuối tháng 10, mức cao nhất trong ba năm và đã tăng hơn 60% chỉ trong năm nay. Dầu cũng giảm trong những ngày trước cuộc họp của OPEC, giao dịch ở mức 81,86 USD / thùng, nhưng vẫn là giá cao.
Trong khi đó, dầu WTI của Mỹ tăng hơn 70% trong năm nay và đạt mức cao nhất trong bảy năm, gần đây chạm 85 USD / thùng, mặc dù nó được giao dịch ở mức 80,44 USD / thùng. Giá xăng của Mỹ cũng ở mức cao nhất trong 7 năm.
Hoa Nguyễn-Theo reuters