CAFEFOREXVN – Trong thời gian gần đây, số lượng các công ty công nghệ Trung Quốc nằm trong danh sách đen của Thủ đô Washington ngày càng tăng lên gây đến sự hạn chế trong việc tiếp cận với thị trường Mỹ.
Các hãng con chip lớn nhất của Trung Quốc đã bị cấm vấn tại Mỹ, Đức, Anh
Tham khảo thêm:
- Kim loại quý gần mức đỉnh trong 8 tháng
- Doanh nghiệp Mỹ đau đầu vì giá dầu tăng cao.
- Nợ của hộ gia đình tại Mỹ chạm mức cao nhất kể từ 2007
- Chàng trai 23 tuổi kiếm được 4 triệu đô la nhờ khai thác bitcoin
- Vàng tăng vọt khi rủi ro địa chính trị gia tăng
Nhà sản xuất chip Trung Quốc Semiconductor Manufacturing International Corporation (SMIC) đã có một kỳ báo cáo tài chính ấn tượng khi thị trường toàn cầu đang rơi vào cuộc khủng hoảng trầm trầm thiếu nguồn cung chip toàn cầu.
SMIC cũng đã ghi nhận mức doanh thu đạt trên 5,44 tỷ USD, đạt mức tăng lên đến 39% so với cùng kỳ năm trước. Theo như SMIC nhận định “ Tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng này cũng đã mang đến những cơ hội mới cho doanh nghiệp này”
SMIC là một trong những nhà máy xử lý con chip hàng đầu tại thị trường Trung Quốc, chuyên nhận gia công, thiết kế theo đơn đặt hàng của các doanh nghiệp khác, những đối thủ mạnh đang cạnh tranh trực tiếp công ty này có Samsung, TSMC,..
Trong những năm gần đây, căng thẳng chính trị giữa Mỹ- Trung đã kéo hai cường quốc nay phải luân phiên chạy đua với công nghệ và chất bán dẫn. So với Mỹ, Trung Quốc vẫn còn thua xa về mặt sản xuất con chip và hiện tại SMIC vẫn đang được xem là nhân tố quan trọng giúp Trung Quốc giảm lượng phụ thuộc vào công nghệ nước ngoài.
Việc các doanh nghiệp Trung Quốc bị đưa vào danh sách đen cũng đã gây ra không ít hạn chế cho SMIC. Ngoài ra, doanh nghiệp này vẫn có thể sản xuất con chip dùng cho các dòng ô tô, smartphone,… Theo như dữ liệu từ China Renaissance nhận định rằng SMIC là một trong số ít doanh nghiệp được hưởng lợi khá lớn từ các cuộc khủng hoảng con chip.
Hiện tại, SMIC vẫn đang tiếp tục phát huy sức mạnh đầu tư và mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh của các nhà doanh nghiệp. Công ty này vẫn lên kế hoạch thực hiện quy mô đầu tư hơn 5 tỷ USD để thực hiện việc xây nhà máy mới tại khu vực Bắc Kinh, Thượng Hải và Thâm Quyết nhằm mục tiêu tăng năng suất lao động.
Bên cạnh đó, các nhà sản xuất chip cũng tăng cường đầu tư hàng chục tỷ USD để nâng cao hiệu suất sản xuất, nhằm đáp ứng thị trường thiếu hụt trong thời gian tiếp theo.
Khi những dự báo về nhu cầu con chip đang tăng cao, TSMC vẫn là một trong những doanh nghiệp duy trì mức sản xuất cao nhất thế giới, con số đã được nâng lên tới 44 tỷ USD trong đầu năm 2022. Khi doanh nghiệp này đã có những kế hoạch cho việc đầu tư hơn 100 tỷ USD để mở rộng quy mô sản xuất và việc ứng dụng công nghệ nhân tạo sẽ thúc đẩy nhu cầu sử dụng con chip trên thị trường.
Tập đoàn điện tử Samsung Electronics công bố kế hoạch thực hiện rót 17 tỷ USD để xây dựng nhà máy sản xuất con chip tại Texas, Mỹ. Ngoài ra, công ty Hàn Quốc này đã thực hiện tăng mức đầu tư lên đến hơn 305 tương đương với 205 tỷ USD trong vòng 3 năm tới, một trong những lĩnh vực sẽ được Samsung chú trọng đầu tư trong bối cảnh toàn thị trường đang bị thiếu hụt như hiện nay.
Hãng công nghệ Intel cũng tham gia vào cuộc đua này và cho biết thêm sẽ dự kiến xây dựng nhà máy con chip đặt tại Châu Âu, sẽ có chiến lược mở rộng vốn đầu tư lên đến 95 tỷ USD.
Theo những số liệu gần đây, tình trạng thiếu hụt chất bán dẫn còn có nguy cơ kéo dài đến đầu năm 2023, tương tự như các khoảng thời điểm thiếu hụt chip vào năm 2008-2009. Chính vì thế, các doanh nghiệp, chính phủ đang tích cực chạy đua với việc sản xuất con chip để phòng ngừa những rủi ro có thế xảy ra trong thời gian sắp tới.