Cafeforexvn.com – Hiện tại các doanh nghiệp Mỹ đang phải đối mặt với giá dầu thô liên tục tăng cao và đang gần vượt ngưỡng 100 USD/thùng. Chính điều này đã buộc các doanh nghiệp Mỹ phải tăng giá hàng hóa lên cao, giá dầu tăng đã làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của các doanh nghiệp rất nhiều.
Doanh nghiệp Mỹ đau đầu vì giá dầu tăng cao.
Tham khảo thêm:
- Nợ của hộ gia đình tại Mỹ chạm mức cao nhất kể từ 2007
- Chàng trai 23 tuổi kiếm được 4 triệu đô la nhờ khai thác bitcoin
- Vàng tăng vọt khi rủi ro địa chính trị gia tăng
- Dầu thô tăng thêm 3%, chạm đỉnh bảy năm
- Chuyển động kinh doanh chứng khoán nổi bật tuần qua 12/2/2022
Isaac Larian, người sáng lập công ty sản xuất đồ chơi tư nhân MGA Entertainment nói rằng ông không thể chấp nhận vấn đề chi phí tăng cao do vấn đề tắc nghẽn chuỗi cung ứng và tình trạng thiếu lao động liên tục trong thời gian gần đây.
Giá dầu thô có nhiều dự đoán sẽ tăng lên mốc hơn 200 USD/thùng trước những căng thẳng của Nga- Ukraine làm ảnh hưởng đến nguồn cung nhiên liệu trên thế giới. Trong khi đó, các doanh nghiệp và người tiêu dùng Mỹ đang phải hứng chịu nhiều áp lực do vấn đề chi phí tăng cao và đà tăng này vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.
Lợi nhuận của MGA đã bị mất hơn 5% và sẽ còn tiếp tục giảm mạnh do tác động giá dầu không ngừng tăng. Tệ hơn nữa sức mua của người tiêu dùng hiện nay cũng giảm dần do họ phải chi trả nhiều chi phí hơn như đổ bình xăng, sưởi ấm ô tô,…
Dầu Brent tiếp tục tăng cao và đạt mức tăng hơn 60% so với cùng kỳ năm ngoái, còn có dấu hiệu tăng thêm hơn 30% trước tình hình nguồn cung thắt chặt trong bối cảnh việc tái mở cửa hoạt động của các quốc gia đang khá chậm trễ.
Doanh nghiệp sản xuất nhựa chịu sức ép lớn trong giai đoạn lạm phát
Các tập đoàn lớn không chỉ chịu sức ép giá nhiên liệu đầu vào tăng cao mà còn chi phí vận chuyển tăng liên tục. Mới đây, giám đốc điều hành Thomson Plastics nhận định rằng chi phí vận chuyển hàng hóa đẩy lên cao khiến giá thành phẩm lên cao.
Dyer cũng cho biết thêm ngành nhựa dẻo được làm từ khí tự nhiên, đang có giá tăng đạt mức trên 2 USD/pound (tương đương với mức 0,453 kg). Lạm phát đã đạt mức tăng khoảng hơn 2% so với quý III, làm chi phí điều chỉnh cao và phải thực hiện cải thiện năng suất.
Trước tình trạng thất nghiệp vẫn là bài toán khó giải của các doanh nghiệp, công nhân của Dyer đã phải thực hiện việc điều chỉnh thời gian làm việc để đối phó với đà tăng liên tục của giá dầu, người công nhân đã chuyển sang lịch làm việc 4 ngày/tuần để cắt giảm chi phí đi lại từ nhà đến công ty.
Người tiêu dùng bị hứng chịu nặng nề
Philip Orlando, Giám đốc chiến lược thị trường tại Công ty Federated Global Investment Management Corp. nhận định rằng các công ty đã phải chuyển lượng chi phí vào giá bán, thành phần bị chịu ảnh hưởng nặng nề đó chính là người tiêu dùng cuối cùng.
Federated Global Investment Management đã ước tính nhu cầu chi tiêu của nhiều người Mỹ đang giảm dần 1,18 tỷ USD/năm, mức chi tiêu tiềm năng của người dân Mỹ đã phải tiếp tục giảm 150 tỷ USD, tương đương với mức 0,8% GDP.
Orlando nói rằng “Giá xăng tăng có thể gây ảnh hưởng lớn đến những người lao động có tay nghề thấp vì họ phải chi trả xăng xe, dầu sưởi vào mùa đông.”
Giá xăng không chỉ là nỗi lo duy nhất của người dân nước này, chi phí thực phẩm, quần áo điện và thực ăn cũng liên tục tăng cao khiến người dân phải trả chi phí gấp đôi từ khi lạm phát xảy ra.
Theo Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã có những chính sách trong việc thay đổi lãi suất để kiểm soát lạm phát và nỗ lực thúc đẩy nền kinh tế Mỹ hồi phục trước những suy thoái do lạm phát gây ra trong thời gian qua. Giá cả đang tiếp tục tăng cao và buộc nhà sản xuất phải tiếp tục đẩy giá, người tiêu dùng phải gánh chịu không ít.