Thứ Tư, Tháng Sáu 7, 2023
Trang chủBài học đầu tưMàu Tím Trong Chứng Khoán? Ý Nghĩa Về Các Màu Sắc Trong...

Màu Tím Trong Chứng Khoán? Ý Nghĩa Về Các Màu Sắc Trong Chứng Khoán

Nếu bạn là một nhà đầu tư mới đang tự mày mò học hỏi về chứng khoán, nhìn vào biểu đồ hẳn là bạn sẽ thắc mắc không biết màu sắc trong chứng khoán có ý nghĩa gì, màu tím trong chứng khoán có quan trọng không? Cùng Cafeforex tìm hiểu ý nghĩa các màu sắc trong biểu đồ chứng khoán nhé!

Các Màu Sắc Trong Chứng Khoán Mà Bạn Cần Biết

Bảng giá chứng khoán chính là nơi để các nhà đầu tư theo dõi các thông tin về biến động của từng mã chứng khoán và quyết định nên mua và không nên mua mã nào. Cụ thể trên bảng này gồm có xanh lá, xanh dương, đỏ, tím, vàng, trắng sẽ thể hiện các chỉ số giá khác nhau trong bảng giá. 

Màu tím trong chứng khoán

Màu tím trong chứng khoán thể hiện giá trần của cổ phiếu (CE) quy ước mức giá cao nhất mà nhà đầu tư có thể đặt lệnh mua hoặc lệnh bán trong phiên giao dịch trong ngày. Mỗi sàn giao dịch chứng khoán khác nhau sẽ xác định mức giá trần theo công thức khác nhua dựa trên khung giá tham chiếu (giá tham chiếu là giá đóng cửa của phiên giao dịch trước đó.

Ví dụ:

  • Tại sàn giao dịch HNX, giá trần tăng 10% so với giá tham chiếu
  • Tại sàn giao dịch Hose, giá trần tăng 7% so với giá tham chiếu
  • Tại sàn giao dịch UPCOM, giá trần tăng 15% so với giá tham chiếu

Để đọc được màu tím chứng khoán thì các nhà đầu tư cần chú ý sang cột mã CK (mã chứng khoán) để xem cổ phiếu của công ty đó. Các nhà đầu tư cần phải theo dõi liên tục giá trần của một mã chứng khoán vì nó có thể thay đổi trong phiên giao dịch, để từ đó có thể đặt lệnh mua hoặc lệnh bán sao cho phù hợp, bảo đảm lợi ích tốt nhất. 

Màu tím trong chứng khoán
Màu tím trong chứng khoán

Màu xanh dương trong chứng khoán

Ngược lại với màu tím trong chứng khoán, màu xanh dương thể hiện giá sàn quy ước mức giá thấp nhất mà nhà đầu tư có thể đặt lệnh mua hoặc bán theo phiên giao dịch trong ngày. Tùy vào từng sàn chứng khoán mà mức giá này được xác định dựa trên giá tham chiếu.

  • Tại sàn chứng khoán HNX, giá sàn giảm 10% so với giá tham chiếu.
  • Tại sàn chứng khoán HOSE, giá sàn giảm 7% so với giá tham chiếu.
  • Tại sàn chứng khoán UPCOM, giá sàn giảm 15% so với giá bình quân trong phiên giao dịch trước đó.
Màu xanh dương trong chứng khoán
Màu xanh dương trong chứng khoán

Màu vàng trong chứng khoán

Màu vàng biểu thị cho giá tham chiếu và cũng là màu thể hiện giá chứng khoán không thay đổi so với mức tham chiếu, điều này có nghĩa là mức giá của mã cổ phiếu trong phiên giao dịch này ngang bằng với giá đóng cửa của phiên trước đó.

Trong sàn giao dịch UPCOM mức giá tham chiếu hay gọi là “giá vàng” được xác định bằng bình quân các phiên giao dịch gần nhất.

Màu vàng trong chứng khoán
Màu vàng trong chứng khoán

Màu xanh lá trong chứng khoán

Màu xanh lá trong chứng khoán thể hiện mức giá đang tăng lên. Nếu cổ phiếu có màu xanh lá thì cổ phiếu đó có mức giá cao hơn mức giá tham chiếu, nhưng thấp hơn mức giá trần. Dựa vào các mã cổ phiếu có màu xanh lá thì cá nhà đầu tư có thể nhanh chóng kiểm soát được các cổ phiếu tăng giá để từ đó quyết định có nên đặt lệnh mua hoặc lệnh bán chứng khoán tại mỗi phiên giao dịch không?

Trong một phiên giao dịch thì mức giá của cổ phiếu sẽ có khác biệt liên tục do đó các nhà đầu tư cần theo dõi sát sao các mã cổ phiếu màu xanh lá tại cột mã CK để quyết định mua hoặc bán vào thời điểm thích hợp nhất.

Màu xanh lá trong chứng khoán
Màu xanh lá trong chứng khoán

Màu đỏ trong chứng khoán

Trái ngược với màu xanh lá, màu đỏ biểu thị cho mức giá hay chỉ số chứng khoán đang có chiều hướng giảm. Nhìn vào bảng giá CK, các mã cổ phiếu có màu đỏ nghĩa là mức giá được thể hiện một cách đầy đủ nhất.

Điểm chú ý là mức giá này thường thấp hơn so với mức giá tham chiếu nhưng lại cao hơn giá sàn, nếu bạn là nhà đầu tư mà nhìn thấy mức giá cổ phiếu trên sàn có màu đỏ và đi cùng với đó là khối lượng đi kèm cũng có màu đỏ.

Màu đỏ trong chứng khoán
Màu đỏ trong chứng khoán

Màu trắng trong chứng khoán 

Màu trắng là màu cuối cùng trong các màu trong bảng chứng khoán, mang ý nghĩa là các mã cổ phiếu của nhà đầu tư chưa được khớp lệnh vào bất cứ giao dịch nào. Mã cổ phiếu trắng có hai loại là màu trắng bên bán và màu trắng bên mua. 

Sau khi nắm rõ ý nghĩa của các màu trong chứng khoán các nhà đầu tư sẽ có cái nhìn tổng thể và đánh giá được xu hướng chung của các mã cổ phiếu. Khi theo dõi cổ phiếu, các màu sắc sẽ thay đổi liên tục theo sự di chuyển của giá.

Màu trắng trong chứng khoán 
Màu trắng trong chứng khoán 

Để đánh giá chung các mã cổ phiếu trên thị trường thì các nhà đầu tư chuyên nghiệp sẽ dựa vào màu của chỉ số VN Index – là chỉ số chứng khoán gồm các mã cổ phiếu lớn có ảnh hưởng mạnh mẽ đến thị trường chứng khoán.

Tìm hiểu về sàn chứng khoán hose

Những Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Màu Sắc Trong Chứng Khoán

Màu sắc trong chứng khoán luôn biến động không ngừng, vậy yếu tố nào làm ảnh hưởng đến biến động của các màu sắc này?

Biến động của nền kinh tế thị trường

Nếu tình hình thị trường ổn định, doanh nghiệp có sự tăng trưởng về doanh thu lợi nhuận thì giá cổ phiếu sẽ lên rất cao, có sự tăng trưởng tích cực. Ngược lại, nếu nền kinh tế chịu tác động nặng nề như đại dịch COVID-19 vừa qua thì giá cổ phiếu cũng sẽ giảm tùy thuộc vào tình hình kinh doanh của doanh nghiệp đó.

Thêm vào đó, khi mã cổ phiếu của các công ty, doanh nghiệp lớn bị ảnh hưởng thì sẽ tác động đến các doanh nghiệp nhỏ, dẫn đến giá cổ phiếu của các công ty, doanh nghiệp nhỏ cũng sẽ bị giảm theo.

Biến động kinh tế thị trường ảnh hưởng đến chứng khoán
Biến động của nền kinh tế thị trường

Biến động theo tâm lý của nhà đầu tư

Cổ phiếu biến động theo tâm lý nhà đầu tư có nghĩa là khi có nhiều nhà đầu tư cùng đầu tư vào các mã cố phiếu trên sàn chứng khoán, tham gia càng đông thì giá cổ phiếu có xu hướng tăng. Giá cổ phiếu tăng hay giảm, màu sắc có thay đổi hay không thì phần lớn phụ thuộc vào nhu cầu đầu tư của các nhà đầu tư chứng khoán trên thị trường.

Biến động theo tâm lý của nhà đầu tư
Biến động theo tâm lý của nhà đầu tư

Đọc Bảng Giá Chứng Khoán Như Thế Nào?

Là người đầu tư mới tham gia vào thị trường chứng khoán, ngoài việc hiểu ý nghĩa các màu sắc hiển thị trên bảng giá điện tử thì việc xem xét bảng giá cũng cực kỳ quan trọng. Khi đầu tư chứng khoản, bảng giá thể hiện cho trạng thái giao dịch của các cổ phiếu trên thị trường. Hiểu rõ, vững các nguyên tắc sẽ giúp các bạn đưa ra các quyết định đầu tư đúng đắn và phù hợp.

  • Cột Mã CK – Mã chứng khoán: biểu thị danh sách các mã chứng khoán của các công ty, doanh nghiệp được niêm yết trên sàn chứng khoán HNX, UPCOM, HOSE theo thứ tự.
  • Cột TC – Mức giá tham chiếu: là cột màu vàng trong bảng giá chứng khoán, biểu thị giá đóng cửa tại phiên gần nhất trước đó. Dựa vào cột TC làm cơ sở tính toán biên độ giao dịch của cổ phiếu trong một phiên. 
  • Cột Giá trần: là cột màu tím trong chứng khoán biểu thị mức giá giao dịch cao nhất khi đặt lệnh mua hoặc lệnh bán
  • Cột Giá sàn: là cột màu xanh dương thể hiện giá sàn quy ước mức giá thấp nhất mà nhà đầu tư có thể đặt lệnh mua hoặc bán theo phiên giao dịch trong ngày.
Cách đọc bảng chứng khoán
Đọc Bảng Giá Chứng Khoán Như Thế Nào?
  • Cột Tổng KL – Tổng khối lượng: biểu thị tổng khối lượng cổ phiếu được giao dịch trong một phiên
  • Cột Bên mua: gồm 3 mức giá đặt mua tốt nhất hoặc mức giá đặt cao nhất cùng với khối lượng đặt mua tương ứng
  • Cột Bên bán: gồm 3 mức giá chào bán tốt nhất hoặc mức giá chào bán thấp nhất cùng với khối lượng chào bán tương ứng.
  • Cột Khớp lệnh: biểu thị mức giá khớp lệnh gần nhất. Cột này gồm có 3 chi tiêu: Giá, KL, +/-. Trong đó, giá là mức giá khớp trong phiên hoặc cuối ngày; KL là khối lượng cổ phiếu khớp với mức mức giá khớp; +/- là tăng giảm giá, thể hiện mức giá chênh lệch với mức giá tham chiếu. 
Cách đọc bảng chứng khoán
Đọc Bảng Giá Chứng Khoán Như Thế Nào?
  • Cột Giá: được chia thành 3 là giá cao nhất, giá thấp nhất và giá trung bình. Thể hiện biên độ biến động thực tế của cổ phiếu trong phiên.
  • Cột Dư bán: biểu thị bên bán đang chờ để bán cổ phiế với Giá 1: Khối lượng 1; Giá 2:Khối lượng 2. Hiểu nôm na rằng các nhà đầu tư bán cổ phiếu với mức giá với khối lượng tương đương nhưng chưa có người mua nên bị dư bán 
  • Cột Dư mua: là khối lượng cổ phiếu muốn mua nhưng chưa có người mua nên đang bị dư mua.
  • Cột ĐTNN – Đầu tư nước ngoài: biểu thị lượng cổ phiếu được giao dịch trong phiên giao dịch trong ngày của các nhà đầu tư nước ngoài bao gồm cột mua và cột bán.

Tìm hiểu chuyên sâu về sàn upcom

Kết Luận

Mỗi màu sắc trong chứng khoán đều có một ý nghĩa khác nhau và cho dù màu xanh lá hay màu tím trong chứng khoán thì các nhà đầu tư cần nắm rõ được bản chất của từng màu sắc biểu thị gì trong bảng giá chứng khoán để từ đó có quyết định đầu tư đúng đắn và chính xác nhất. Hy vọng thông qua bài viết này, các nhà đầu tư tương lai có thêm nhiều kiến thức về chứng khoán.  

Đánh giá bài viết

/ 5. Lượt đánh giá:

Nguyễn Hoài
Nguyễn Hoài
Mình là Nguyễn Hoài Hiện đang là BTV của Cafeforexvn yêu thích du lịch, viết lách có kinh nghiệm 6 năm trong lĩnh vực tài chính. Hi vọng các bài viết của mình sẽ giúp ích cho các bạn!

3 BÌNH LUẬN

Theo dõi
Thông báo của
guest

3 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Thanh Vien

Xem bài này mới biết rõ mấy màu trong chứng khoán chứ mỗi lần vào nhìn hoa mắt dữ lắm mà nhiều khi không phân biệt đc nữa

Gia Kỳ

Xem xong cũng tiếp thu được chút đỉnh kiến thức về màu tím chứng khoán á, Ba cái này nhìn không đơn giản tí nào

Tín Phát

Nhiều lúc mấy ng xung quanh nói gì mà tim, xanh, vàng chứng khoán gì gì đó tui đâu hiểu được đâu giờ mới hiểu kkkk

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
spot_img
LỊCH KINH TẾ
BÀI VIẾT MỚI