Cafeforexvn – Trong thế giới nơi thị trường Forex tiền tệ biến động nhanh chóng mỗi ngày, mỗi giờ; nơi các động thái khổng lồ dường như chỉ đến từ những sự kiện vô cùng nhỏ bé, việc hiểu rõ các chỉ số kinh tế, các sự kiện tin tức ngoại hối cũng như những các dữ liệu định hình thị trường là điều vô cùng quan trọng. Việc nhanh chóng nắm bắt được đâu là dữ liệu cần xử lý, ý nghĩa của nó là gì và có những điều chỉnh kịp thời sẽ giúp các nhà giao dịch, đặc biệt là những nhà giao dịch mới, nhanh chóng kiếm được nhiều lợi nhuận hơn cũng như thiết lập cho mình con đường đi tới thành công bền vững.
Phân tích kỹ thuật có thể sẽ mang lại lợi nhuận trong ngoại hối (Forex) cực cao nhưng đằng sau các yếu tố kỹ thuật chính là sức mạnh của các động lực kinh tế giúp thúc đẩy thị trường. Dưới đây là 5 tin tức, sự kiện tác động mạnh tới thị trường Forex bắt buộc bạn phải nắm chắc.
Tham khảo thêm:
- Nên áp dụng chiến lược giao dịch nào cho thị trường Forex 2021?
- Lý do trader chuyên nghiệp cần biểu đồ đóng cửa thị trường forex New York
Quyết định lãi suất trong Forex
Mỗi tháng, các ngân hàng trung ương từ các quốc gia trên thế giới sẽ gặp nhau để quyết định mức lãi suất với đồng tiền mà họ chịu trách nhiệm quản lý. Quyết định mà các ngân hàng trung ương phải đưa ra là liệu có nên giữ nguyên lãi suất, tăng lãi suất hay giảm lãi suất hay không. Kết quả của quyết định này là vô cùng quan trọng đối với đồng tiền của các nền kinh tế và cũng cực kỳ quan trọng đối với các nhà giao dịch.
Khi một ngân hàng trung ương quyết định tăng lãi suất với đồng tiền mà họ quản lý có nghĩa là đồng tiền của quốc gia đó có khả năng sẽ tăng giá trị. Và ngược lại, nếu họ quyết định giảm lãi suất có nghĩa là đồng tiền của quốc gia đó đang bị giảm giá trị. Trong khi đó, việc giữ nguyên lãi suất sẽ khiến đồng tiền này tang hoặc giảm, phụ thuộc vào nền kinh tế của quốc gia đó tại thời điểm ngân hàng đưa ra quyết định về lãi suất.
Các quyết định lãi suất rất quan trọng và các tuyên bố về chính sách tiền tệ đi kèm cũng quan trọng không kém, bởi các chính sách này sẽ đưa ra cái nhìn tổng quan về nền kinh tế, cách mà ngân hàng trung ương nhìn nhận về triển vọng tương lai của nền kinh tế cũng như các chính sách tiền tệ sẽ được thực hiện, ví dụ như chương trình nới lỏng định lượng (QE).
Một số quyết định giao dịch tốt nhất mà bạn có thể thực hiện sẽ đến từ các quyết định về lãi suất. Ví dụ, Vào tháng 9/2014, Ngân hàng trung ương Châu Âu (ECB) quyết định giữ lãi suất âm làm cho tỷ giá EUR/USD giảm đột ngột 2.000 pip chỉ trong một đêm.
GDP
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là một chỉ số quan trọng của sức khỏe nền kinh tế quốc gia. Ngân hàng trung ương của một quốc gia sẽ đưa ra dự kiến triển vọng tăng trưởng mỗi năm để xác định một quốc gia tăng trưởng nhanh như thế nào. Tốc độ tăng trưởng này được đo bằng GDP.
Khi GDP giảm dưới mức kỳ vọng của thị trường, giá trị tiền tệ có xu hướng giảm và khi GDP vượt xa kỳ vọng, giá trị tiền tệ có xu hướng tăng. Do đó, việc công bố GDP được các nhà giao dịch tiền tệ quan sát kỹ và có thể được sử dụng để thận trọng dự đoán các thay đổi về chính sách của ngân hàng trung ương.
Ví dụ, khi GDP của Nhật Bản giảm mạnh 1,6% vào tháng 11 năm 2014, đồng JPY đã giảm mạnh so với đồng USD khi các nhà giao dịch dự đoán ngân hàng trung ương sẽ có sự can thiệp sâu hơn.
Dữ liệu lạm phát
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) là thước đo lạm phát, được sử dụng rộng rãi nhất trong số các chỉ số kinh tế khác nhau. Chỉ số này cung cấp thông tin về giá trung bình lịch sử được trả bởi người tiêu dùng cho một giỏ hàng hóa trên thị trường và làm rõ người tiêu dung sẽ phải trả chi phí nhiều hay ít cho cùng một loại hàng hóa.
Các ngân hàng trung ương theo dõi dữ liệu CPI này để có những gợi ý về thiết lập chính sách tiền tệ và tỷ lệ lãi suất. Nếu lạm phát có xu hướng tăng và tăng vượt mục tiêu thì ngân hàng trung ương sẽ tăng lãi suất để giảm bớt áp lực lạm phát.
Ví dụ, vào tháng 11 năm 2014, CPI của Canada đã vượt kỳ vọng của thị trường là 2,2% và đạt mức 2,3%. Đồng CAD do đó đã được giao dịch với mức tăng cao nhất trong 6 năm so với đồng JPY.
Tỷ lệ thất nghiệp
Tỷ lệ thất nghiệp của một quốc gia là dữ liệu vô cùng quan trọng đối với thị trường bởi nó được ngân hàng trung ương coi như một chỉ số về sức khỏe của nền kinh tế. Việc làm cao hơn dẫn đến lãi suất tăng khi ngân hàng trung ương đặt mục tiêu cân bằng lạm phát với tăng trưởng và do đó, con số này thu hút sự chú ý lớn của nhà giao dịch trên thị trường.
Tại Mỹ, bên cạnh tỷ lệ thất nghiệp, hai số liệu thống kê lao động quan trọng nhất là số liệu việc làm của Viện nghiên cứu ADP và dữ liệu việc làm khu vực phi nông nghiệp (NFP) của Mỹ được công bố mỗi tháng, trong đó NFP chiếm vị trí quan trọng hàng đầu. Với việc thị trường đang ngày càng chú ý tới khả năng Cục Dữ trữ Liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất, mức độ quan trọng của dữ liệu việc cũng ngày một cao hơn.
Dữ liệu của ADP được coi là một công cụ dự đoán quan trọng cho NFP vì nó được phát hành trước.
Cuộc họp của Ủy ban Thị trường mở Liên bang Mỹ (FOMC)
Cuộc họp của các ngân hàng trung ương trên toàn thế giới đều quan trọng. Nhưng cuộc họp của Ủy ban Thị trường mở Liên bang Mỹ (FOMC) được cho là quan trọng hơn tất cả vì USD hiện đang là đồng tiền dự trữ của thế giới.
Hàng tháng, FOMC sẽ tổ chức cuộc họp để thiết lập lãi suất, đưa ra thông báo về tình hình hiện tại của nền kinh tế cũng như hiệu quả của các chính sách tiền tệ đang được thực hiện, đồng thời hé lộ kỳ vọng về các điều kiện kinh tế cũng như chính sách tiền tệ liên quan trong tương lai.
FOMC chia làm hai nhóm thành viên:
– Phe “diều hâu” (Hawkish): Ủng hộ việc tăng lãi suất.
Phe “bồ câu” (Dovish): Ủng hộ việc giảm lãi suất
Từ biên bản cuộc họp FOMC, các nhà đầu tư sẽ phân tích và đưa ra các nhận định cá nhân về cách thức mà ngân hàng trung ương sẽ hành động tiếp theo. Ngay cả những thuật ngữ dường như không quan trọng nhất cũng có thể gây ra những động thái lớn trên thị trường, như việc có lần FED sử dụng một từ ngụ ý có thể tăng lãi suất, nhưng sau đó lại trì hoãn và hủy bỏ quyết định này.
Một ví dụ khác là ngày 18/3/2015, khi tỷ giá EUR/USD tăng vọt 400 pip chỉ trong vài phút sau khi biên bản họp của FOMC được công bố, khi các thị trường cho rằng các quan chức FED có cái nhìn tiêu cực về đồng USD.
Các cuộc họp của ngân hàng trung ương là nơi chúng ta cũng tìm hiểu về bất kỳ thay đổi nào trong chính sách tiền tệ, chẳng hạn như thông báo về chính sách nới lỏng định lượng – QE. Điều này cực kỳ quan trọng đối với các nhà giao dịch Forex. Đơn cử, kể từ khi ECB công bố chương trình QE mới nhất của họ vào tháng 1/2019, tỷ giá EUR/USD đã giảm hơn 600 pip.
Vấn đề quan trọng nhất với các dữ liệu kinh tế được công bố không chỉ là ý nghĩa của chúng ngay tại thời điểm phát hành mà là nhận thức của thị trường với các dữ liệu này cũng như những hành động phản ứng với dữ liệu đó. Đây chính khi cơ hội giao dịch được tạo ra.
Với các nhà giao dịch mới, việc theo dõi và giao dịch dựa trên các sự kiện có thể cực kỳ khó khan, bởi những biến động và sự không chắc chắn mà nó gây ra là quá lớn. May mắn là giờ đây, chúng ta đã có khá nhiều bộ công cụ hoàn hảo phục vụ cho việc giao dịch dựa theo các sự kiện quan trọng này.
Đỗ Hiền-Theo fxstreet