Thứ Ba, Tháng Sáu 6, 2023
Trang chủThế giớiKinh tế thế giớiTiêu điểm kinh tế thế giới ngày 15/8/2022

Tiêu điểm kinh tế thế giới ngày 15/8/2022

Ngày 15/8, Văn phòng Nội các Nhật Bản thông báo trong quý II/2022, GDP thực tế của nước này ước đạt 542.120 tỷ yen (tương đương 4.070 tỷ USD). Như vậy, GDP thực tế của Nhật Bản đã lần đầu tiên vượt mức trước đại dịch 540.840 tỷ yen của quý IV/2019.

kinh tế 1
Điểm nổi bật của kinh tế thế giới

Tiêu điểm kinh tế thế giới ngày 15/8/2022

GDP thực tế của Nhật Bản lần đầu vượt mức trước đại dịch

Kinh tế Nhật Bản tăng 0,5% so với quý trước và tăng 2,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, các mức tăng trưởng tương ứng theo dự báo của thị trường là 0,6% và 2,5%. 
Nguyên nhân chủ yếu giúp nền kinh tế Nhật Bản tiếp tục đạt tốc độ tăng trưởng dương là do Nhật Bản đã dỡ bỏ hầu hết các biện pháp hạn chế về dịch COVID-19, từ đó giúp chi tiêu dùng cá nhân, vốn chiếm hơn 50% GDP của Nhật Bản, tăng 1,1% trong quý vừa qua.
Xuất khẩu của Nhật Bản cũng hồi phục mạnh. Chỉ riêng trong tháng Sáu, kim ngạch xuất khẩu tăng tới 20,4% lên 8.580 tỷ yen. Đây là tháng thứ 16 liên tiếp xuất khẩu của nước này tăng.

Tuy nhiên, theo giới phân tích, đà tăng trưởng của Nhật Bản có thể sẽ giảm tốc do lạm phát cao, đồng yen mất giá so với USD và môi trường bên ngoài đang xấu đi. Đáng chú ý, trong tháng 6/2022, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cơ bản của Nhật Bản tăng 2,2%, cao nhất trong hơn 7 năm, chủ yếu do tác động của xung đột giữa Nga và Ukraine, cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung và sự đứt gãy của một số chuỗi cung ứng. Đây là quý thứ ba liên tiếp lạm phát ở Nhật Bản cao hơn so với mục tiêu 2% của Ngân hàng trung ương Nhật Bản.

Bên cạnh đó, việc dịch COVID-19 tái bùng phát mạnh ở Nhật Bản từ cuối tháng Sáu, với số ca nhiễm mới vào giữa tháng Tám có lúc đã vượt ngưỡng 250.000 ca/ngày, có thể sẽ tác động tiêu cực tới chi tiêu dùng cá nhân.

Trong bối cảnh đó, Chính phủ Nhật Bản có thể sẽ thực hiện hàng loạt các biện pháp mới nhằm hạn chế tác động của lạm phát tới nền kinh tế, đồng thời tăng cường chi tiêu công để kích cầu.

Xem thêm: Tiêu điểm kinh tế thế giới ngày 12/8/2022

Trung Quốc bất ngờ giảm lãi suất chủ chốt lần thứ 2 trong năm nay

Ngày 15/8, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC, ngân hàng trung ương) đã bất ngờ cắt giảm lãi suất chủ chốt lần thứ 2 trong năm nay nhằm phục hồi nhu cầu tín dụng để hỗ trợ nền kinh tế.

Trong thông báo, PBoC giảm lãi suất từ 2,85% xuống 2,75% đối với các khoản vay trong khuôn khổ cơ chế cho vay trung hạn (MLF) kỳ hạn một năm áp dụng với các tổ chức tài chính, qua đó “bơm” thêm 400 tỷ Nhân dân tệ (59,33 tỷ USD) vào thị trường. Cơ chế MLF được Trung Quốc áp dụng từ năm 2014 để giúp các ngân hàng thương mại và ngân hàng chính sách duy trì thanh khoản bằng cách vay tiền từ ngân hàng trung ương thế chấp bằng cổ phần.

Ngoài ra, PBoC cũng giảm chi phí vay “bơm” 2 tỷ Nhân dân tệ vào thị trường thông qua các hợp đồng mua lại (repo) kỳ hạn 7 ngày, với việc giảm chi phí vay với biên độ tương tự, từ 2,1% xuống còn 2%.

Tháng 1 năm nay, PBoC đã điều chỉnh giảm cả 2 lãi suất trên khoảng 10 điểm cơ bản.

Các nhà kinh tế và nhà phân tích cho rằng giới chức Trung Quốc muốn hỗ trợ nền kinh tế bằng cách mở rộng khác biệt chính sách với các nền kinh tế lớn khác vốn đang tăng mạnh lãi suất.

OPEC nâng nguồn cung tháng 7/2022 của 7 nước thành viên

Báo cáo của OPEC cho hay sản lượng của 13 nước thành viên của nhóm này trong tháng 7/2022 đã tăng thêm 216.000 thùng/ngày so với tháng trước đó, đạt tổng cộng 28,896 triệu thùng/ngày, nhờ nguồn cung gia tăng tại 7 nước thành viên, bao gồm Iraq, Saudi Arabia (A-rập Xê-út), Các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất (UAE), Kuwait, Gabon, Equatorial Guinea và Nigeria.

Sản lượng dầu thô của Saudi Arabia ghi nhận mức tăng lớn nhất với 158.000 thùng/ngày, lên 10,714 triệu thùng/ngày, tiếp đến là UAE với mức tăng 48.000 thùng/ngày. Kuwait xếp ở vị trí thứ ba với mức tăng 47.000 thùng/ngày.

Theo OPEC, sản lượng của Iraq trong tháng 7/2022 đã tăng thêm 30.000 thùng/ngày so với tháng trước đó, lên 4,496 triệu thùng/ngày. Mức sản lượng tháng 7/2022 của Iraq cao hơn 447.000 thùng/ngày so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, sản lượng dầu của Gabon, Equatorial Guinea và Nigeria trong tháng trước cũng lần lượt tăng thêm 14.000 thùng/ngày, 13.000 thùng/ngày và 6.000 thùng/ngày./.

kinh tế 2
OPEC nâng nguồn cung tháng 7/2022 của 7 nước thành viên

Asiana Airlines bị lỗ ròng do đồng USD mạnh

Asiana Airlines Inc., hãng hàng không lớn thứ hai Hàn Quốc, ngày 12/8 cho biết đã bị lỗ ròng trong quý II so với cùng kỳ năm ngoái do bất lợi trong tỷ giá hối đoái. Trong giai đoạn ba tháng tính đến cuối tháng Sáu, Asiana ghi nhận lỗ ròng 212,92 tỷ won (163 triệu USD), trái ngược với khoản lãi ròng 60,84 tỷ won trong cùng kỳ năm ngoái. Giải thích cho kết quả kinh doanh này, một phát ngôn viên của Asiana cho biết sự suy yếu của đồng won so với đồng USD đã đẩy chi phí mua nhiên liệu bay và khoản nợ thuê máy bay bằng đồng USD (khi chuyển đổi sang đồng nội tệ) tăng lên.

Theo Ngân hàng trung ương Hàn Quốc (BoK), đồng USD đã tăng lên mức trung bình 1.259,57 won đổi 1 USD trong quý II, so với mức 1.121,23 won đổi 1 USD cùng kỳ năm ngoái.

Tuy nhiên, lợi nhuận hoạt động kinh doanh tăng hơn gấp đôi từ 55,89 tỷ won trong quý II/2021 lên 139,49 tỷ won nhờ mảng vận chuyển hàng hóa, trong khi doanh thu trong cùng kỳ tăng 57% từ 985 tỷ won lên 1.549 tỷ won.

Tính trong nửa đầu năm nay, lỗ ròng của Asiana giảm nhẹ từ 286,04 tỷ won cùng kỳ năm ngoái xuống 259,47 tỷ won. Cũng trong giai đoạn từ tháng 1-6/2022, Asiana chuyển từ lỗ hoạt động kinh doanh 31,36 tỷ won trong nửa đầu năm 2021 sang lãi hoạt động kinh doanh 283,02 tỷ won. Nhưng doanh thu trong cùng kỳ giảm 15% từ 1.828 tỷ won xuống 1.549 tỷ won.

Đánh giá bài viết

/ 5. Lượt đánh giá:

Minh Phương
Minh Phương
Với nhiều năm kinh nghiệm trong linh vực kinh doanh và đầu tư tài chính, Minh Phương xin chia sẻ những trải nghiệm và những bài học đến tất cả bạn đọc.
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
spot_img
LỊCH KINH TẾ
BÀI VIẾT MỚI