Chủ Nhật, Tháng Sáu 4, 2023
Trang chủThế giớiKinh tế thế giớiTiêu điểm kinh tế thế giới ngày 24/2/2023

Tiêu điểm kinh tế thế giới ngày 24/2/2023

Meta thông báo kinh tế kể từ ngày 24/2, mạng xã hội Facebook và ứng dụng chia sẻ hình ảnh Instagram – hai công ty con của tập đoàn này – sẽ triển khai thử nghiệm dịch vụ xác minh tài khoản có trả phí tại Australia và New Zealand. Cuộc thử nghiệm này sẽ kéo dài một tuần nhằm đánh giá mức độ sẵn sàng của người dùng nếu phải trả phí cho các hoạt động trên mạng xã hội của Meta – vốn đã được cung cấp miễn phí từ trước đến nay.

Tiêu điểm kinh tế thế giới

Tiêu điểm kinh tế thế giới ngày 24/2/2023
Tiêu điểm kinh tế thế giới ngày 24/2/2023

Meta thử nghiệm dịch vụ đăng ký trả phí tại Australia và New Zealand

Để khắc phục sự sụt giảm doanh thu từ quảng cáo, Giám đốc điều hành (CEO) của Meta – ông Mark Zuckerberg đã lên kế hoạch triển khai dịch vụ đăng ký hằng tháng có tên là Meta Verified, theo đó sẽ thu phí “tích xanh” trên Facebook và Instagram.

Meta Verified sẽ cho phép người dùng xác thực tài khoản của họ bằng các giấy tờ định danh như căn cước công dân, bằng lái xe hay hộ chiếu. Khi đăng ký dịch vụ Meta Verified, người dùng sẽ nhận được một biểu tượng hình tròn màu xanh da trời, bên trong có dấu tích trắng, ngay bên cạnh tên tài khoản Facebook của mình. Đây là cách người dùng mạng xã hội có thể bảo vệ tài khoản cá nhân khỏi bị mạo danh trên mạng.

Xem thêm: Vàng đen đảo chiều, giá dầu tăng nhẹ 1 USD

Tiêu điểm kinh tế thế giới ngày 24/2/2023
Meta thử nghiệm dịch vụ đăng ký trả phí tại Australia và New Zealand

Phí sử dụng Meta Verified là 11,99 USD/tháng khi đăng ký trên website. Nếu đăng ký thông qua các hệ điều hành iOS hoặc Android, người dùng phải trả 14,99 USD mỗi tháng. Việc mua trên các hệ điều hành có giá cao hơn do các nhà phát triển kinh tế phải trả phụ phí khi mua hàng trong ứng dụng.

Theo Meta, dịch vụ thu phí sẽ cung cấp cho người dùng nhiều cơ chế bảo vệ chống giả mạo tài khoản, những dịch vụ hỗ trợ tốt nhất trong quá trình sử dụng, cũng như tần suất hiển thị cao hơn nền tảng Facebook hoặc Instagram. CEO Mark Zuckerberg nhấn mạnh: “Dịch vụ mới này nhằm tăng tính xác thực và bảo mật trên các dịch vụ của chúng tôi”. 

Giới chuyên gia đánh giá những người hoạt động trong lĩnh vực sáng tạo nội dung, những nhân vật có tầm ảnh hưởng lớn và những người kiếm tiền dựa trên hoạt động trực tuyến sẽ là những khách hàng tiềm năng của dịch vụ thu phí hằng tháng của Meta.

Gần 50% công ty Nhật Bản muốn BoJ sửa đổi chính sách lãi suất âm

Gần 50% công ty Nhật Bản muốn BoJ sửa đổi chính sách lãi suất âm
Gần 50% công ty Nhật Bản muốn BoJ sửa đổi chính sách lãi suất âm

Gần 50% công ty Nhật Bản nói rằng lãnh đạo mới của Ngân hàng trung ương nước này (BoJ) nên sửa đổi chính sách lãi suất âm, trong khi hơn 25% nói rằng mục tiêu lạm phát cũng nên được thay đổi, theo kết quả thăm dò hàng tháng của hãng tin Reuters.

Chính phủ Nhật Bản đã quyết định đề cử ông Kazuo Ueda, nhà kinh tế học và cựu Ủy viên Hội đồng Chính sách Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ), làm lãnh đạo mới của BoJ thay Thống đốc Haruhiko Kuroda, người sẽ mãn nhiệm vào tháng Tư tới.

Trong số gần 500 công ty lớn được thăm dò ý kiến có 47% cho biết BoJ nên sửa đổi các chính sách cho phép lãi suất âm và 28% có ý kiến rằng BoJ nên điều chỉnh lại mục tiêu lạm phát 2%.

Chỉ 9% công ty cho biết BoJ nên loại bỏ chính sách kiểm soát đường cong lợi suất (YCC). Mặc dù vậy, phần lớn các công ty (62%) cho biết, việc bình thường hóa chính sách tiền tệ sẽ không có tác động tốt hay xấu đến hoạt động kinh doanh của họ.

Các nhà quản lý doanh nghiệp vẫn bi quan về môi trường trong ngắn hạn, với 80% cho biết các điều kiện sẽ từ “không tốt” đến “xấu” trong ba tháng tới, gần như không thay đổi so với cuộc khảo sát trước đó.

Cuộc khảo sát doanh nghiệp của Reuters, do Nikkei Research thực hiện từ ngày 8 đến ngày 17/2, đã thu hút 493 công ty phi tài chính lớn của Nhật Bản, bao gồm 246 nhà sản xuất và 247 doanh nghiệp phi sản xuất được thăm dò với điều kiện giấu tên.

Trung Quốc kêu gọi doanh nghiệp ngừng hợp tác với Big Four 

Hãng tin Bloomberg News đưa tin những lo ngại về bảo mật dữ liệu đã khiến Trung Quốc yêu cầu các công ty quốc doanh ngừng hợp tác với bốn công ty kiểm toán toàn cầu lớn nhất thế giới (Big Four), giữa bối cảnh Trung Quốc tìm cách hạn chế ảnh hưởng của các kiểm toán viên phương Tây.

Bộ Tài chính Trung Quốc là một trong số các cơ quan chính phủ đã đưa ra hướng dẫn không chính thức cho một số doanh nghiệp nhà nước hồi tháng trước và thúc giục họ kết thúc hợp đồng với PwC, EY, KPMG và Deloitte.

Trong khi các công ty con ở nước ngoài có thể sử dụng công ty kiểm toán nước ngoài, các công ty mẹ tại Trung Quốc được khuyến khích thuê kiểm toán viên trong nước. 

Bộ Tài chính Trung Quốc vẫn chưa đưa ra bình luận về thông tin trên. PricewaterhouseCoopers (PwC) và các công ty kiểm toán hàng đầu khác cũng không trả lời.

Chính sách dữ liệu là một trong một số lĩnh vực mà Trung Quốc thắt chặt sự giám sát để đảm bảo không đe dọa lợi ích quốc gia và kinh tế đất nước, giữa bối cảnh căng thẳng địa chính trị gia tăng.

Trung Quốc đã triển khai Luật Bảo mật Dữ liệu vào tháng 9/2021 yêu cầu các công ty và chính quyền địa phương Trung Quốc phân loại dữ liệu dựa trên mức độ liên quan đối với an ninh quốc gia và nền kinh tế.

Các công ty kế toán hàng đầu trên thế giới tính theo doanh thu là Deloitte, PwC, Ernst & Young (EY) và Klynveld Peat Marwick
Goerdeler (KPMG) đã thu về 20,6 tỷ NDT (2,99 tỷ USD) từ các khách hàng Trung Quốc trong năm 2021.

Trung Quốc đã “thờ ơ” với đề xuất cho phép các cơ quan kiểm toán nước ngoài tiếp cận giấy tờ của các công ty Trung Quốc niêm yết tại Mỹ do lo ngại về an ninh quốc gia.

EU chưa đạt đồng thuận về gói trừng phạt mới chống Nga 

Ngày 23/2, các nguồn tin ngoại giao cho biết các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) vẫn chưa thể đạt đồng thuận về gói trừng phạt mới nhằm vào Nga, vốn được lên kế hoạch để đưa ra đúng dịp kỷ niệm một năm Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine.

Nguồn tin ngoại giao cho biết Ba Lan không nhất trí vì đề xuất miễn trừ lệnh cấm nhập khẩu cao su tổng hợp của Nga. Phía Ba Lan cho rằng đề xuất miễn trừ sẽ khiến các biện pháp trừng phạt trở nên vô nghĩa. 

Theo một số nguồn tin, việc miễn trừ này được đề xuất để phù hợp yêu cầu của Italy và được Đức ủng hộ.

Dự kiến, đại diện các nước EU sẽ gặp lại nhau vào lúc 9h00 GMT ngày 24/2, đúng một năm ngày nổ ra xung đột tại Ukraine, để tìm cách đạt được đồng thuận về gói trừng phạt mới chống Nga.

Theo hãng tin Đức DPA, các đại diện thường trực các nước thành viên EU muốn kết thúc đàm phán vào ngày 24/2. Việc thống nhất phải được chính thức hóa bằng văn bản trước khi các biện pháp trừng phạt có thể có hiệu lực và được công bố trên công báo của EU.

Vương Linh

Đánh giá bài viết

/ 5. Lượt đánh giá:

Minh Phương
Minh Phương
Với nhiều năm kinh nghiệm trong linh vực kinh doanh và đầu tư tài chính, Minh Phương xin chia sẻ những trải nghiệm và những bài học đến tất cả bạn đọc.
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
spot_img
LỊCH KINH TẾ
BÀI VIẾT MỚI