Sức mua là gì?
Có thể hiểu sức mua là tiền vốn chủ sở hữu dư thừa. Đây là số tiền mà nhà đầu tư có sẵn để mua chứng khoán tại thời điểm thực hiện giao dịch. Sức mua được tính bằng tổng số tiền mặt có trong tài khoản môi giới cộng với tất cả số tiền ký quỹ hiện có.
ĐIỂM CHÍNH TRONG BÀI
- Sức mua là số tiền sẵn có để nhà đầu tư mua cổ phiếu.
- Sức mua bằng tổng số tiền mặt có trong tài khoản môi giới cộng với tất cả số tiền ký quỹ hiện có.
- Một tài khoản ký quỹ tiêu chuẩn cung cấp Buying Power gấp đôi số vốn chủ sở hữu.
- Một tài khoản giao dịch trong ngày điển hình (pattern day trading hay PDT) cung cấp sức mua gấp bốn lần số vốn chủ sở hữu.
- Khi sức mua được bổ sung sẽ làm tăng cả lãi và lỗ cho nhà đầu tư.
Xem thêm: Khái niệm cơ bản về trái phiếu
Sức mua tạo nên những tác động ra sao
Trên thực tế có thể hiểu sức mua theo nhiều ý nghĩa khác nhau tùy vào bối cảnh hoặc lĩnh vực. Thế nhưng trong tài chính, Buying Power ở đây là số tiền có sẵn trong tài khoản sử dụng đòn đẩy để các nhà đầu tư có thể mua chứng khoán. Tài khoản sử dụng đòn bẩy này còn được gọi là tài khoản ký quỹ do nhà giao dịch vay tiền dựa trên chính số tiền mặt có trong tài khoản môi giới của họ. Quy định T (Regulation T), được thiết lập bởi Hội đồng Dự trữ Liên bang (FRB), bắt buộc mức ký quỹ ban đầu của nhà đầu tư ít nhất phải bằng 50%, đồng nghĩa sức mua sẽ được tăng lên hai lần.
Buying Power của các tài khoản ký quỹ
Số tiền ký quỹ được công ty môi giới cung cấp cho một khách hàng cụ thể phụ thuộc vào các thông số rủi ro của công ty và khách hàng. Thông thường, tài khoản ký quỹ cung cấp cho nhà đầu tư số tiền gấp đôi số tiền hiện có trong tài khoản. Tuy nhiên một số tài khoản ký quỹ của các nhà môi giới forex có thể cung cấp sức mua lên đến 50:1.
Nhà môi giới càng cung cấp cho nhà đầu tư nhiều đòn bẩy thì nhà đầu tư càng khó thu hồi vốn khi được yêu cầu ký quỹ bổ sung. Nói cách khác, đòn bẩy mang lại cho nhà đầu tư cơ hội để gia tăng lợi nhuận do sức mua cao hơn, nhưng cũng làm tăng rủi ro gánh thêm các khoản vay. Đối với tài khoản không ký quỹ hoặc tài khoản tiền mặt, sức mua tương đương với lượng tiền mặt có trong tài khoản. Ví dụ, nếu tài khoản không ký quỹ có 10.000 USD thì đó cũng chính là Buying Power của nhà đầu tư.
Buying Power của tài khoản giao dịch trong ngày
Các tài khoản giao dịch trong ngày điển hình có hoạt động khác với các tài khoản ký quỹ thông thường ở chỗ chúng yêu cầu mức vốn tối thiểu là 25.000 USD thay cho mức 2.000 USD bình thường. Trong khi các trader phải ký quỹ 50% số tiền để giao dịch cổ phiếu với một tài khoản ký quỹ tiêu chuẩn (sức mua được tăng lên gấp đôi) thì họ chỉ phải ký quỹ 25% số tiền đầu tư chứng khoán với tài khoản giao dịch trong ngày điển hình (sức mua tăng lên gấp bốn).
Ví dụ: Giả sử Sam có 50.000 USD trong tài khoản giao dịch trong ngày; Sam có thể mở các vị thế trị giá tới 200.000 USD trong ngày giao dịch (sức mua 50.000 x 4 = 200.000 USD).
Xem thêm: 3 lý do tại sao nên mua cổ phiếu Dollar Tree
Ví dụ về Buying Power
Giả sử Alex có 100.000 USD trong tài khoản ký quỹ môi giới và muốn mua cổ phiếu của Apple Inc. (AAPL). Để tham gia giao dịch, yêu cầu ký quỹ ban đầu của Alex là 50% – một số nhà môi giới có thể yêu cầu mức ký quỹ ban đầu lớn hơn 50%.
Để tính tổng Buying Power của Alex, hãy chia số tiền mặt trong tài khoản môi giới cho tỷ lệ ký quỹ ban đầu. Ở đây, hãy chia số dư tiền mặt là 100.000 USD cho 50%. Do đó, Alex có thể mua số cổ phiếu Apple trị giá tới 200.000 USD (100.000 USD/50% = 200.000 USD). Điều này cho thấy giá trị của tài khoản ký quỹ thay đổi theo giá trị của số cổ phiếu nắm giữ. Càng gần đến giới hạn ký quỹ, Alex càng có khả năng nhận thêm yêu cầu ký quỹ bổ sung.
Xem thêm: Vàng đi ngang, tập trung vào chính sách của Fed
Hậu Dương – Theo investopedia