Cafeforexvn – Giá vàng đã giảm nhẹ từ ngưỡng quan trọng 1.900 USD/ounce trong phiên giao dịch ngày thứ Sáu (18/2), khi các nhà đầu tư hy vọng các cuộc đàm phán giữa Mỹ – Nga sẽ hạ nhiệt thị trường. Dù vậy, căng thẳng địa chính trị Nga-Ukraine vẫn là yếu tố giúp kim loại quý có tuần tăng thứ 3 liên tiếp.
Vàng thoái lui khỏi mốc quan trọng 1.900 USD
Tham khảo thêm:
- Dầu khép lại tuần giao dịch đan xen, kỳ vọng nguồn cung
- Mondelez đầu tư 23 triệu USD để mở rộng tại Indonesia
- Chuyển động thị trường kinh doanh tuần 19/2/2022
- Tàu chở loạt siêu xe Porsche và Audi bốc cháy, trôi dạt giữa đại dương
- PayPal và Twilio: cơ hội bắt đáy khi thị trường bán tháo
Khép phiên, giá vàng giao ngay giảm 0,1% xuống 1.896,40 USD/ounce, sau khi chạm mức cao nhất từ tháng 6/2021 là 1.902,22 USD. Tính chúng cả tuần, giá vàng giao ngay đã tăng 1,9%. Giá vàng kỳ hạn giảm 0,1%, giao dịch ở 1.899,80 USD.
“Diễn biến mới nhất xung quanh tình hình Nga – Ukraine là tích cực và điều đó dẫn đến việc giá vàng giảm nhẹ,” chiến lược gia thị trường cấp cao Bob Haberkorn của RJO Futures nhận định.
Ông cũng cho biết thêm rằng đợt giảm này sẽ diễn ra trong thời gian ngắn vì những căng thẳng kéo dài sẽ tiếp tục hỗ trợ vàng.
Liên quan tới căng thẳng Nga-Mỹ về vấn đề Ukraine, thông tin ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đồng ý gặp ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov vào tuần tới đã làm dịu lo ngại của các nhà đầu tư và làm chậm nhu cầu về tài sản trú ẩn an toàn.
Ở một diễn biến khác, nhà phân tích Fawad Razaqzada của ThinkMarkets, nhận định giới đầu tư đang tìm kiếm sự bảo vệ từ các tài sản trú ẩn an toàn như vàng không chỉ vì tình hình Ukraine và thị trường chứng khoán biến động mạnh mà còn do áp lực lạm phát gia tăng.
Vàng được coi là hàng rào chống lại lạm phát tăng cao và thường được sử dụng như một phương tiện lưu trữ giá trị an toàn trong thời kỳ bất ổn chính trị và tài chính.
Phân tích kỹ thuật
Giá vàng đã tăng lên mức cao nhất trong 8 tháng trong tuần qua nhưng hiện đang gặp khó khăn bởi ngưỡng kháng cự xung quanh mức tâm lý 1.900 USD. Giá trên biểu đồ hàng ngày thậm chí đã chuyển sang vùng quá mua. Điều này có thể đưa ra một thiết lập ít hấp dẫn nhưng, đó cũng có vẻ là một trong những thiết lập dễ dàng để tạo ra bẫy gấu, khi một yếu tố tác động quan trọng khác đang diễn ra.
Suy cho cùng, nếu không có lý do gì thức đẩy các nhà đầu cơ giá lên, đà tăng của vàng có thể sẽ lập tức biến mất. Điều này hiện chưa xảy ra và vấn đề quan trọng nhất với vàng lúc này vẫn là viễn cảnh leo thang căng thẳng Nga-Ukraine.
Trong ngắn hạn, kim loại quý đã chứng kiến một đợt tăng mạnh trong vài tuần cao, với mức tăng tới 7% so với mức thấp nhất vào cuối tháng 1.
Phe bò hiện đang mắc kẹt ở ngưỡng kháng cự tâm lý 1.900 USD và đây có thể coi là một “lằn ranh sinh tử”. Phe bán có cơ hội thực hiện một cú đảo chiều vào thứ Năm (17/2) và thứ Sáu (18/2) nhưng sự suy giảm kháng cự đó chỉ đơn thuần dẫn đến một mức thấp cao hơn. Điều này làm xuất hiện tiềm năng bứt phá lớn hơn khi thị trường mua quá mức thậm chí còn mua quá nhiều. Điều này cho thấy khả năng cao sẽ xảy ra một cú đột phá khi hiện tượng quá mua xảy ra mạnh mẽ hơn. Các ngưỡng kháng cự vượt trội hiện ở mức 1.919 USD (mức cao hàng năm hiện tại), 1.923 USD (mức cao nhất mọi thời đại) và sau đó là khoảng 1961,8 USD.
Trên các thị trường kim loại khác, giá palladium giảm 1,2% xuống 2.339,12 USD/ounce. Trong khi giá bạch kim giảm 1,7% xuống 1.071,01 USD, nhưng tăng khoảng 4% trong tuần này, mức tăng hàng tuần lớn nhất kể từ giữa tháng 1.
Còn giá bạc tăng 0,6% lên 23,96 USD và ghi nhận một tuần tăng giá.