Cafeforexvn – Để phân tích biến động giá của một cặp tiền tệ, các nhà giao dịch sử dụng một công cụ thể hiện sự thay đổi giá theo thời gian, gọi là biểu đồ giá.
3 loại biểu đồ trong Forex
Biểu đồ giá là công cụ đầu tiên mà tất cả nhà giao dịch sử dụng phân tích kỹ thuật cần học.
Biểu đồ giá thể hiện một cách trực quan về giá của một cặp tiền tệ trong một khoảng thời gian xác định.
Nó cho biết diễn biến các hoạt động giao dịch trong một khung thời gian nhất dịnh (có thể là 10 phút, 4 giờ, một ngày hay một tuần).
Bất kỳ loại tài sản tài chính nào có dữ liệu về giá theo thời gian đều có thể biểu diễn dưới dạng biểu đồ phân tích.
Các nhà giao dịch sử dụng biểu đồ để quản lý rủi ro và đánh giá xác suất vì giá luôn luôn biến động.
Biểu đồ biểu diễn biến động giá theo thời gian một cách trực quan và dễ hiểu.
Biểu đồ giúp xác định, phân tích các biến động, mô hình và xu hướng của các cặp tiền tệ.
Biểu đồ biểu diễn giá trên trục y (trục tung) và thời gian trên trục x (trục hoành).
Trục x biểu diễn giá lần lượt từ trái sang phải theo thời gian
Các biểu đồ giá trước đây được vẽ bằng tay!
Nhưng giờ đây, Bill Gates và Steve Jobs giúp mọi thứ đều có thể làm trên máy tính nên các biểu đồ đã được vẽ bằng các phần mềm.
Biểu đồ giá thể hiện điều gì?
Biểu đồ giá biểu diễn sự thay đổi giữa cung và cầu.
Biểu đồ tổng hợp tất cả các giao dịch mua và bán của một công cụ tài chính (các cặp tiền tệ) tại bất kỳ thời gian nào.
Biểu đồ là sự kết hợp của những tin tức thị trường trong quá khứ và cả những kỳ vọng của các nhà giao dịch về tin tức trong tương lai.
Nhưng nếu tin tức đó được công bố ngược lại so với kỳ vọng trước đó của các nhà giao dịch, lúc này giá sẽ biến động lần nữa.
Khi đó, “những tin tức tương lai” lại trở thành “những điều đã biết” và các nhà giao dịch lại dựa vào đó để tiếp tục đưa ra kỳ vọng khác về tương lai. Vòng lặp cứ tiếp tục như vậy.
Biểu đồ tập hợp hàng trăm triệu giao dịch của những nhà giao dịch bất kể đó là giao dịch của người hay thuật toán.
Biểu đồ sẽ tập hợp TẤT CẢ thông tin theo một cách trực quan nhất để các nhà giao dịch sử dụng các công cụ kỹ thuật cho việc nghiên cứu và phân tích, cho dù đó là hoạt động kinh doanh của các nhà xuất khẩu, hoạt động can thiệp tiền tệ của ngân hàng trung ương, các giao dịch của AI tại các quỹ đầu cơ hay của các nhà giao dịch nhỏ lẻ.
Tham khảo thêm:
Các loại biểu đồ giá
Có 3 loại biểu đồ giá phổ biến nhất:
- Biểu đồ dạng đường thẳng
- Biểu đồ cột
- Biểu đồ nến
Hãy bắt đầu tìm hiểu từng loại biểu đồ trên.
Biểu đồ dạng đường thẳng
Biểu đồ này có dạng một đường thẳng nối các giá đóng cửa với nhau trong một khung thời gian xác định.
Việc nối dài các giá đóng cửa đó sẽ thể hiện sự biến động giá của cặp tiền tệ theo thời gian.
Vì biểu đồ đường rất đơn giản nên các nhà giao dịch cũng không có nhiều thông tin chi tiết biến động giá trong khoảng thời gian đó.
Các nhà giao dịch chỉ biết được giá giao dịch được đóng cửa tại X cuối mỗi khung thời gian.
Tuy nhiên, các nhà giao dịch lại dễ nắm bắt xu hướng và so sánh giá đóng cửa giữa các khung thời gian một cách trực quan.
Do đó, biểu đồ đường giúp nhìn “tổng quan” về biến động giá.
Biểu đồ đường cũng thể hiện xu hướng tốt nhất qua độ dốc của đường giá.
Các nhà đầu tư chỉ quan tâm tới giá đóng cửa, không quan tâm tới giá mở cửa, hay giá cao nhất, thấp nhất sẽ phù hợp với loại biểu đồ này. Biểu đồ đường sẽ bỏ qua biến động của giá trong phiên giao dịch.
Dưới đây là ví dụ về biểu đồ đường của EUR/USD:
Biểu đồ cột
Biểu đồ cột có chút phức tạp hơn khi biểu diễn cả mức giá đóng cửa và mở cửa lẫn giá đỉnh và đáy .
Các nhà giao dịch có thể thấy được khoảng giá của mỗi khung thời gian.
Độ dài của các cột có thể dài, ngắn khác nhau, thể hiện biên độ giá giao động của cặp tiền tệ. Điểm cao nhất và thấp nhất của mỗi cột lần lượt tương ứng với giá cao nhất và giá thấp nhất được giao dịch trong khung thời gian đó.
Khi giá biến động càng nhiều thì cột càng dài và ngược lại, cột càng ngắn thì giá càng ít biến động.
Độ dài mỗi cột giá khác nhau là do chênh lệch giữa giá cao nhất và thấp nhất trong khung thời gian mỗi cột khác nhau.
Giá đóng cửa và mở cửa cũng được thể hiện trên cột giá bằng đường gạch ngang.
Đường gạch ngang phía bên trái của cột là giá mở cửa còn đường gạch ngang phía bên phải là giá đóng cửa.
Dưới đây là ví dụ về biểu đồ cột của EUR/USD:
Chú ý mỗi “cột” sẽ biểu diễn một phần thông tin riêng lẻ trên biểu đồ.
Mỗi cột sẽ biểu thị một đơn vị của khung thời gian đó, có thể là một ngày, một tuần hoặc một giờ. Do đó, hãy để ý khung thời gian của biểu đồ để biết mỗi cột tương ứng với khung thời gian nào.
Biểu đồ cột còn được gọi là biểu đồ “OHLC” (Open, High, Low, và Close) vì nó còn biểu diễn cả giá mở cửa, đóng cửa, giá cao nhất và thấp nhất.
Đây là ưu điểm lớn nhất của biểu đồ OHLC so với biểu đồ đường thẳng vì nó thể hiện được sự biến động của giá.
Dưới đây là ví dụ khác về biểu đồ cột
Giá mở cửa: Đường gạch ngang phía bên trái
Đỉnh: Điểm cao nhất của cột, biểu diễn giá cao nhất trong khung thời gian.
Đáy: Điểm thấp nhất của cột biểu diễn giá thấp nhất trong khung thời gian.
Giá đóng cửa: Đường gạch ngang phía bên phải.
Biểu đồ nến
Biểu đồ nến là phiên bản cải tiến của biểu đồ cột, biểu diễn các thông tin giá giống như biểu đồ cột theo một cách trực quan hơn.
Nhiều nhà giao dịch thích loại biểu đồ này vì nó rất dễ sử dụng.
Mỗi cây nến trên biểu đồ vẫn biểu diễn sự biến động của giá từ lúc mở cửa cho đến lúc đóng cửa phiên.
Tuy nhiên, khối ở giữa (hoặc gọi là phần thân nến) biểu diễn sự biến động của giá trong khoảng thời gian đó.
Phần “thân nến” được tô màu để thể hiện giá đang tăng hay giảm một cách trực quan trực quan.
Nếu phần thân nến đặc hoặc có màu tức là cặp tiền tệ này có giá đóng cửa thấp hơn giá mở cửa.
Ví dụ: với phần thân nến màu đen thì giá cao nhất của thân nến là giá mở cửa còn giá thấp nhất của thân nến là giá đóng cửa.
Nếu giá đóng cửa cao hơn giá mở cửa, thì phần thân nến sẽ có màu “trắng” hoặc sẽ rỗng.
Các nhà giao dịch thường không sử dụng nến đen và trắng truyền thống vì nhìn không bắt mắt.
Các nhà giao dịch thường dành nhiều thời gian để theo dõi biểu đồ nên xem các biểu đồ có màu sắc sẽ dễ theo dõi hơn.
Tại sao không cho thêm một chút màu sắc vào các biểu đồ nến vì dù sao tivi màu cũng tốt hơn so với tivi trắng đen.
Thay màu trắng bằng màu xanh lá và màu đen bằng màu đỏ sẽ làm nến có màu xanh lá nếu giá đóng cửa cao hơn giá mở cửa và nến màu đỏ nếu giá đóng cửa thấp hơn giá đóng cửa.
Sử dụng nến xanh và đỏ giúp nhanh nhận biết mọi thứ trên biểu đồ như xu hướng tăng hay giảm, những điểm đảo chiểu có thể xảy ra.
Hãy nhớ từ bây giờ sẽ sử dụng nến màu xanh lá cây và đỏ thay vì trắng và đen trên biểu đồ forex.
Đây là ví dụ về biểu đồ hình nến cho EUR/USD.
Mục đích của biểu đồ nến là cụ thể hóa chính xác, trực quan các thông tin trên biểu đồ OHLC.
Những ưu điểm của biểu đồ nến
Biểu đồ nến dễ hiểu, giúp các nhà giao dịch mới bắt đầu có thể phân tích biểu đồ tốt hơn.
Biểu đồ nến dễ sử dụng! Ngay lập tức có thể nắm bắt được những thông tin được thể hiện trên mỗi nến. Hơn thế, một nghiên cứu cho thấy hình ảnh trực quan cũng giúp ích cho việc học hơn nên nó cũng sẽ giúp giao dịch tốt hơn!
Các mô hình nến hay biểu đồ cũng được đặt bằng những cái tên rất gần gũi và dễ nhớ như “mô hình cốc và tay cầm”, “nến hình búa”,…
Biểu đồ nến giúp xác định các điểm đảo chiều của thị trường, từ xu hướng tăng chuyển thành xu hướng giảm và ngược lại, từ xu hướng giảm chuyển thành xu hướng tăng.
Có nhiều loại biểu đồ khác nhau và mỗi loại có một ưu điểm riêng.
Mặc dù dữ liệu sử dụng giống nhau nhưng các biểu đồ sẽ trình bày và thể hiện chúng khác nhau.
Mỗi biểu đồ đều có ưu và nhược điểm riêng. Mỗi nhà giao dịch có thể lựa chọn sử dụng các biểu đồ khác nhau để phân tích kỹ thuật tùy thuộc vào sở thích của họ.
Vì những ưu điểm kể trên nên biểu đồ nến được sử dụng trong hầu hết các giao dịch Forex.
Cách kết hợp các loại biểu đồ
Các nhà giao dịch có thể sử dụng nhiều loại biểu đồ giá khác để theo dõi thị trường FX.
Giữa mọi thứ đơn giản khi bắt đầu đọc biểu đồ giá .
Hãy đảm bảo có đầy đủ các thông tin cần thiết từ các biểu đồ để đưa ra các quyết định giao dịch tốt nhất. Đừng cố gắng thu thập quá nhiều thông tin đến mức không xử lý nổi và không thể đưa ra BẤT KỲ quyết định nào.
Các nhà giao dịch khác nhau thì có cách kết hợp các loại biểu đồ khác nhau, vì thế hãy bắt đầu từ những thứ cơ bản nhất trước khi bắt đầu sử dụng các chỉ báo kỹ thuật.
Quang Minh-Theo babypips