Có lẽ hệ thống CSAM của Apple sẽ hoạt động chính xác như dự tính, nhưng những hệ thống đi sau mới thực đáng chú ý.

Apple Lên Kế Hoạch Cung Cấp Tính Năng Quét Trên Máy Của Khách Hàng
Apple rõ ràng nghĩ rằng họ đã gây được tiếng vang với hệ thống phát hiện tài liệu lạm dụng tình dục trẻ em (CSAM). Và nhiều khả năng, họ đang mong đợi nhiều hơn cả những lời tán dương thông thường. Chắc hẳn Táo khuyết cho rằng họ đã giải quyết được vấn đề CSAM nan giải theo cách không thể tốt hơn cho chính họ và cho người dùng.
Apple tuyên bố hệ thống của họ có mức độ bảo mật cao hơn vì nó không chủ động quét hoặc giám sát ảnh được tải lên máy chủ của mình. Đây là điểm khác biệt so với những hệ thống khác hiện có. Sau nhiều tuần, dường như Apple đã tạo ra một chiếc máy Rube Goldberg để tạo nên sự khác biệt cho mình.
Cách tiếp cận đơn phương này có thể gây ra hậu quả rất sâu rộng, ảnh hưởng đến tất cả mọi người, không chỉ những fan cứng của Apple.
Các chính phủ không ngừng khuyến khích các hãng công nghệ lớn gia tăng năng lực giải mã. Một cách “lợi cả đôi đường” là xây dựng một hệ thống được mã hóa nhưng không cho phép người dùng mã hóa các bản sao lưu của chính họ. Khi đó, hệ thống cho phép hiển thị nội dung tới mức độ nào đó. Một cách khác là có một hệ thống được mã hóa đầu cuối đầy đủ và kiểm tra nội dung khi nó được giải mã để xem trên thiết bị người dùng.
Trong khi các công ty công nghệ khác giải quyết bằng cách đầu tiên, Apple đã chuyển làn sang cách thứ hai.
Sở dĩ có sự chuyển dịch này của Apple là do Úc đưa ra bộ quy tắc dự thảo nhằm xác định cách thức hoạt động của Đạo luật An toàn Trực tuyến.
“Nếu dịch vụ sử dụng mã hóa, nhà cung cấp dịch vụ sẽ thực hiện các bước hợp lý để phát triển và thực hiện các quy trình nhằm phát hiện và xử lý tài liệu hoặc hoạt động trên dịch vụ mà có thể bất hợp pháp hoặc có hại”, dự thảo nêu rõ.

Canada tiến một bước xa hơn với một dự thảo tương tự. Theo đó, chính phủ nước này yêu cầu giám sát chủ động nội dung liên quan đến CSAM, khủng bố, kích động bạo lực, ngôn từ kích động thù địch và chia sẻ hình ảnh mà không có sự đồng ý từ trước. Đồng thời, họ lập ra vị trí Ủy viên an toàn kỹ thuật số để đánh giá xem liệu AI có thể giúp ích đẩy đủ không. Đó là chia sẻ của Giáo sư luật của Đại học Ottawa, Tiến sĩ Michael Geist.
Nếu nó trở thành luật, các dịch vụ truyền thông trực tuyến ở Canada cũng sẽ có 24 giờ để đưa ra quyết định về phần nội dung độc hại.
Liệu điều này sẽ có mối liên quan gì đến quyết định của Apple trong việc đặt ra ngưỡng 30 hình ảnh CSAM trước khi đưa con người vào quy trình và kiểm tra metedata của nội dung? Hãy cùng chờ xem và theo dõi trong tương lai.
Trong khi đề xuất của Canada được coi là tập hợp những ý tưởng tồi tệ nhất từ khắp nơi trên thế giới, những nước như Ấn Độ, Vương quốc Anh và Đức cũng đang thúc đẩy quy định về internet.
Apple cho biết hệ thống CSAM của họ sẽ chỉ bắt đầu với Hoa Kỳ khi iOS 15, iPadOS 15, watchOS 8 và macOS Monterey xuất hiện. Điều này có nghĩa là nhiều người cho rằng Apple sẽ có thể tránh được quy định của các quốc gia phương Tây khác.
Nhưng không nhanh như vậy. Giám đốc Bảo mật của Apple, Erik Neuenschwander, cho biết trong một cuộc phỏng vấn gần đây rằng danh sách băm được sử dụng để xác định CSAM sẽ được tích hợp vào hệ điều hành.
Ông nói: “Chúng tôi có một hệ điều hành toàn cầu.”
Apple liên tục tuyên bố rằng các chính sách của họ nhằm ngăn chặn việc vượt quyền, việc được các chế độ tham nhũng sử dụng hoặc tránh đưa ra các quyết định sai lầm trong việc tạm dừng tài khoản. Tuy nhiên, không rõ Apple sẽ trả lời một câu hỏi rất quan trọng sau đây như thế nào: Điều gì sẽ xảy ra nếu thẩm phán đưa ra một án lệnh cho Apple mà án lệnh này đi ngược với chính sách của Táo khuyết?
Rõ ràng các nhà lập pháp ở ngoài lãnh thổ Hoa Kỳ sẽ không hiểu rõ liệu loại hệ thống mà họ muốn có khả dụng trên các thiết bị của Apple hay không.
“Chúng tôi tuân thủ luật pháp ở bất cứ nơi nào chúng tôi kinh doanh” – Tim Cook nói câu này vào năm 2017, sau khi Apple rút các ứng dụng VPN khỏi cửa hàng ứng dụng của mình ở Trung Quốc.
Còn rất nhiều mối quan tâm và câu hỏi đáng bàn về bản thân hệ thống của Apple. Chính sự tồn tại của một hệ thống như vậy, cùng với các hậu quả của nó, là nguyên nhân gây ra mối quan ngại lớn hơn.
Nhiều năm qua, dù được các nhà chức trách Mỹ yêu cầu trợ giúp mở khóa điện thoại của những người bị cáo buộc liên quan đến các vụ xả súng hàng loạt, Apple một mực từ chối. Trước yêu cầu của FBI vào năm 2016, Cook đã viết một lá thư cho khách hàng. Trong đó, ông viết rằng ông không nghĩ mở khóa một chiếc điện thoại sẽ là dấu chấm hết cho vấn đề và nói rằng kỹ thuật mở khóa này có thể sẽ được sử dụng nhiều lần nữa.
CEO Apple cho biết: “Nếu rơi vào tay kẻ xấu, phần mềm này –hiện không tồn tại – sẽ có khả năng mở khóa bất kỳ chiếc iPhone nào thuộc quyền sở hữu vật lý của bất kỳ ai.”
Chìa khóa cho lập luận của Apple là những từ nằm giữa các dấu gạch ngang. Giờ đã là tháng 8/2021, không tồn tại bất kỳ phần mềm nào có khả năng làm việc đó. Tuy nhiên, một tính năng sắp xuất hiện trên tất cả các thiết bị của Apple, và đó là lý do chính đáng để lo ngại.
“Apple đã đơn phương đưa người dùng của mình vào một thử nghiệm toàn cầu về giám sát hàng loạt. Họ dường như đã đánh giá thấp chi phí tiềm ẩn mà điều này có thể gây ra cho những cá nhân không liên quan đến việc sản xuất hoặc lưu trữ nội dung CSAM và chi bất kỳ chi phí nào như vậy đối với cơ sở trên 1 tỷ người dùng trên khắp thế giới”, Christopher Parson, cộng sự nghiên cứu cấp cao của Citizen Lab, viết.
“Đây không phải là những điều mà một công ty cân đo đong đếm kỹ lưỡng mọi hành động của nó sẽ làm. Thay vào đó, nó phản ánh hành động của một công ty sẵn sàng hy sinh người dùng của mình mà không bù đắp tương xứng cho nhu cầu về quyền riêng tư và bảo mật của họ.”
Giờ thì, hãy bỏ qua mọi tuyên bố của Apple. Đây có lẽ là công ty lớn nhất trong số những gã khổng lồ công nghệ có thể chống lại áp lực lập pháp mà hệ thống của nó vẫn chỉ gắn CSAM với Hoa Kỳ. Tuy nhiên, điều này đồng nghĩa với việc Apple và những người ủng hộ quyền riêng tư sẽ luôn phải giữ thế cảnh giác để đảm bảo Apple tuân thủ điều này.
Vấn đề lớn hơn là phần còn lại của ngành. Luôn có một con dốc trơn trượt ở mỗi ngành, và Apple đã đi bước đầu tiên. Có thể hãng này đã trang bị sẵn giày tuyết, búa băng, và buộc mình vào một cái cây để đảm bảo nó không thể rơi xuống nữa. Nhưng rất ít người khác có thể làm được điều này.
Tính năng quét trên thiết bị bất ngờ trở nên đỡ phiền hà. Nếu một công ty lớn như Apple có thể làm điều đó, và họ quảng bá bản thân trên cơ sở tôn trọng quyền riêng tư và tiếp tục bán hàng triệu thiết bị, nó phải được người dùng chấp nhận.
Giờ đây Apple đã tạo ra một danh pháp cho các doanh nghiệp mờ ám muốn tải dữ liệu lên máy chủ của riêng họ. Đó không phải là dữ liệu của người dùng, mà là chứng từ an toàn. Những biện pháp trước đây có thể được coi là một hình thức lọc thì giờ đây đã được thực hiện để bảo vệ người dùng, tuân thủ các lệnh của chính phủ và biến thế giới trở thành một nơi an toàn hơn.
Những hệ thống theo sau Apple dường như không quan tâm nhiều như Apple đến quyền riêng tư của người dùng, chuyên môn kỹ thuật và tài nguyên, khả năng chống lại án lệnh.
Đã quá muộn để Táo khuyết hủy bỏ kế hoạch này. Thần đèn bây giờ đã ra khỏi đèn. Các nhà phê bình và những người muốn theo đuổi phương pháp tiếp cận trên thiết bị sẽ đơn giản nói rằng: Apple đã chuẩn bị kỹ càng để đối phó với áp lực từ các phần cực đoan của cuộc tranh luận về quyền riêng tư nếu họ quyết định thay đổi ý định.
Các công ty sẽ ganh đua xem ai mới bảo vệ thiết bị tốt nhất, khoe khoang về số lượng người dùng của họ bị bắt và cách điều đó khiến họ trở nên an toàn hơn các lựa chọn khác. Còn những phần thường không mấy ai nghĩ đến đó là số lượng lỗi mắc phải, các trường hợp cạnh tranh không bao giờ được xem xét đúng mức, hoặc những tổn thất mà một số người trả tiền cho thiết bị phải chịu.
Apple dường như không hiểu rằng họ đã biến mối quan hệ của người dùng với các sản phẩm của mình từ quyền sở hữu thành một mối quan hệ đối nghịch tiềm tàng.
Nếu thiết bị của bạn đang quét nội dung và tải lên ở đâu đó nhưng bạn không thể tắt nó đi, vậy ai mới là chủ sở hữu thực sự? Đó là một câu hỏi cần sớm được trả lời, nhất là khi tính năng quét bên máy khách vẫn sẽ luôn tồn tại.
Xem thêm: Cổ phiếu Apple đáng mua ở thời điểm hiện tại
Thu Trang – Theo zdnet.com