Đường xu hướng là các đường nghiêng trên biểu đồ giá, kết nối các điểm đáy đảo chiều với nhau hoặc đỉnh đảo chiều với nhau. Đôi khi, có những đường xu hướng kết nối cả đỉnh và đáy đảo chiều.
Giới phân tích kỹ thuật thích vẽ đường xu hướng bởi vì họ kỳ vọng rằng những đường này sẽ vạch ra điểm đảo chiều quan trọng khi giá chạm đến, tạo cơ hội vào lệnh giao dịch tại thời điểm đó với khả năng thắng và tỷ lệ lãi/lỗ cao. Trong hầu hết các trường hợp, trader (nhà giao dịch) thường vẽ đường xu hướng với kỳ vọng dùng để vào lệnh giao dịch đảo chiều, nhưng đường này cũng có thể được sử dụng để xác định và đặt lệnh giao dịch tại các ngưỡng giá bứt phá/xuyên thủng.
Về cơ bản có 4 loại đường xu hướng:
Đường xu hướng tăng kết nối các đáy đảo chiều
Đường xu hướng giảm kết nối các đáy đảo chiều
Đường xu hướng giảm kết nối các đỉnh đảo chiều

Đường xu hướng tăng kết nối các đỉnh đảo chiều

Vẽ đường xu hướng
Cần có tối thiểu hai điểm
Cần có tối thiểu hai điểm chạm mới vẽ được đường xu hướng, nhưng không nên dùng đường này để giao dịch cho đến khi điểm chạm thứ ba hiện rõ.
Vẽ trên khung thời gian rộng
Vẽ trên khung thời gian rộng, kết nối đáy đảo chiều này với đáy đảo chiều khác và đỉnh đảo chiều này với đỉnh đảo chiều khác. Đường xu hướng kéo dài nhiều tuần hoặc nhiều ngày mới có giá trị, đường xu hướng kéo dài vài phút hoặc vài giờ thường không hữu ích, trừ khi đường này có một vai trò quan trọng trong bức tranh kỹ thuật lớn hơn.
Xem thêm: Ba lý do khiến bê bối FTX lại là động lực tích cực cho Bitcoin
Vẽ đường xu hướng
Nếu hành động giá đã vượt quá đường xu hướng kể từ khi hai điểm chạm tối thiểu được hình thành thì đó không còn là đường xu hướng phù hợp nữa, vì vậy chỉ nên vẽ đường xu hướng chưa bị vô hiệu bởi hành động giá gần nhất.
Chuyển động giá theo cả trục thời gian và trục giá được kết nối càng đối xứng thì càng hướng đến điểm mục tiêu rõ ràng.
Đường xu hướng càng dốc thì càng ít giá trị. Ngược lại, góc dốc càng thấp thì đường xu hướng có hiệu quả càng cao.
Đừng cố gắng tìm vị trí bình quân giữa các điểm chạm.
Khi bạn đã xác định được vị trí phù hợp để vẽ đường xu hướng, hãy chuyển qua khung thời gian thấp nhất để vẽ, và phải cực kỳ chính xác. Phải nối các điểm cực trị càng chính xác càng tốt trên nhiều điểm nhất có thể. Ví dụ nếu có ba điểm chạm, nhưng điểm chạm thứ ba cách biệt quá xa thì đường xu hướng phải được vẽ sao cho chạm vào chính xác ngưỡng cực hạn của hai điểm chạm đầu tiên, nhưng cũng đủ để cho phép điểm chạm thứ ba vượt quá mức. Đừng cố gắng tìm vị trí bình quân giữa các điểm chạm.
Khi một đường xu hướng không có điểm chạm trong một khoảng thời gian dài hơn nhiều so với khoảng thời gian dài nhất giữa hai điểm chạm bất kỳ trước đó, có thể đường này đã không còn giá trị kỹ thuật.
Nếu một đường xu hướng nào đó bị giá chạm đến và sau đó có thể được điều chỉnh lại để phù hợp hơn với các điểm chạm thì đừng ngần ngại điều chỉnh lại và vẽ lại đường xu hướng đó.
Xem thêm: Vàng hồi phục do đồng USD suy yếu
Đường xu hướng song song
Nếu có thể vẽ một đường xu hướng song song bên trên hoặc bên dưới đường xu hướng đầu tiên theo hướng tăng hoặc giảm tương đồng thì đó có thể là một đường xu hướng hiệu quả. Khi vẽ thêm đường song song này, bạn sẽ có một kênh giá và nếu bạn giao dịch theo xu hướng vạch ra, bạn sẽ có một điểm vào lệnh và thoát lệnh rõ ràng. Ví dụ về kênh giá được trình bày như hình bên dưới:
Tổng quan cách giao dịch theo đường xu hướng
Khi bạn đã vẽ xong các đường xu hướng và đảm bảo thường xuyên cập nhật các đường này bằng cách xóa đi những đường xu hướng đã bị vô hiệu, điều chỉnh các đường đã bị chạm và vẽ đường mới tốt hơn khi có tín hiệu phát sinh, bạn chỉ cần đợi cho đến khi giá chạm vào một trong các đường đó. Điều quan trọng là bạn không được vẽ theo kiểu “gượng ép” vào biểu đồ vì trong hầu hết các trường hợp, đường xu hướng rõ ràng và có chất lượng tốt rất khó xuất hiện trên biểu đồ.
Đặc biệt là trong thị trường ngoại hối, thường có công dụng trong việc xác định các điểm đảo chiều hơn là chỉ ra các điểm bứt phá giá, ngoại trừ trường hợp chúng đi theo chiều ngược lại so với một xu hướng cực kỳ rõ ràng và cực kỳ mạnh theo chiều ngược lại. Trong cả hai trường hợp, tốt hơn hết là bạn nên đợi hành động giá xác nhận phá vỡ hoặc đảo chiều bằng cách phân tích hành động giá/nến Nhật Bản thay vì chỉ đơn giản đặt lệnh giới hạn (để chốt lời) hoặc dừng lỗ trước khi giá chạm đường xu hướng.
Theo quy luật, các đường xu hướng có góc nghiêng dốc hơn và các đường xu hướng bị chạm thường xuyên hơn (đặc biệt là khi các điểm chạm có tần suất xuất hiện ngày càng dày đặc) thì sẽ có nhiều khả năng bị phá vỡ hơn thay vì giữ vững.
Điểm bứt phá
Để tìm điểm bứt phá giá, phương pháp hiệu quả nhất (ngoài việc đặt lệnh dừng lỗ ngay vùng ngoài đường xu hướng mà chưa có bất kỳ tín hiệu xác nhận nào từ hành động giá) chỉ đơn giản là đợi hành động giá hình thành nến tăng hoặc giảm sao cho phá vỡ một cách rõ ràng theo chiều mong muốn. Cách làm này có hiệu quả nhất trong những trường hợp giá bứt phá rất mạnh mà không giảm trở lại trong một thời gian ngắn sau khi hiện tượng bứt phá xảy ra.
Phương pháp khác thận trọng hơn là để cho giá xuyên thủng ngưỡng kháng cự/hỗ trợ, sau đó đợi giá hồi trở lại và chạm vào đường xu hướng từ vùng giá phía đối ngược, và lý tưởng nhất là hình thành một cây nến mới rõ ràng vô hiệu hóa đường xu hướng đã bị phá vỡ. Dưới đây là một ví dụ điển hình về trường hợp này:
Giao dịch bằng phương pháp này sẽ khiến bạn thua lỗ nhiều lần hơn, nhưng bạn sẽ không bỏ lỡ bất kỳ lần thắng điểm nào và bạn sẽ đảm bảo có điểm vào lệnh sớm hơn với tỷ lệ phần thưởng/rủi ro tốt hơn. Cách tiếp cận thận trọng sẽ đảm bảo tỷ lệ thắng/thua tốt hơn, mặc dù cách này chắc chắn sẽ khiến bạn bỏ sót một số lần thắng đậm.
Để tăng xác suất thành công khi giao dịch tìm điểm bứt phá, bạn có thể kiểm tra xem biểu đồ giá có đang hình thành nhiều đáy thấp hơn đáng kể so với đỉnh hay không (đối với lệnh mua) hoặc ngược lại (đối với lệnh bán).
Xem thêm: Cổ phiếu BMW bị định giá thấp là lựa chọn đầu tư cực kỳ hấp dẫn cho nhà đầu tư
Điểm đảo chiều
Có một phương pháp khác cực kỳ “liều” đó là đặt lệnh giới hạn tại đường xu hướng khi giá đến gần đường này. Tuy nhiên, chiến lược như vậy có thể gây ra nhiều vấn đề vì hành động này có phần “liều lĩnh” khi ngưỡng giá của đường xu hướng sẽ thay đổi nhẹ theo từng đơn vị thời gian. Ngoài ra, đôi khi giá sẽ tiến đến rất gần với đường xu hướng và đảo chiều mà không bao giờ chạm vào. Vì vậy, tốt hơn hết bạn nên đợi tín hiệu xác nhận đảo chiều từ thông tin phân tích kỹ thuật nến Nhật Bản/phân tích hành động giá để tìm ra điểm ngoặt chứ không nên hòa lệnh giao dịch và chờ cho đến khi giá quay đầu.
Làm thế nào để có thể xác định điểm đảo chiều? Nếu giá dịch chuyển về phía đường xu hướng và nhanh chóng ‘né’ đường này một cách mãnh liệt thì chỉ cần một cây nến đảo chiều xuất hiện là đủ để xác nhận tín hiệu. Nếu giá di chuyển chậm thì bạn nên chờ đợi mẫu hình nhiều hình thành, thường có thể là 5 nến thì sẽ tốt hơn.
Để tăng xác suất thành công khi giao dịch tìm điểm đảo chiều, bạn có thể kiểm tra xem biểu đồ giá có đang hình thành nhiều đáy thấp hơn đáng kể so với đỉnh hay không (đối với lệnh bán) hoặc ngược lại (đối với lệnh mua).
Kết luận
Cuối cùng, bạn cần phải biết khi nào nên bỏ cuộc, hay nói cách khác, khi nào cần phải kết luận rằng giá sẽ không đảo chiều hay bứt phá như mong muốn. Một lần nữa, nếu có nhiều nến, giả sử từ 5 đến 10 nến, liên tiếp hoặc gần như liên tiếp xuyên thủng và không phản ứng đồng bộ thì hiển nhiên trường hợp này không đem lại cơ hội giao dịch tốt.
Đăng Khoa – Theo dailyforex