Cafeforexvn – Metaverse có thể là cơ hội đầu tư lớn nhất trong vòng 10 đến 15 năm tới.
Những điểm chính
- Theo một giám đốc điều hành công ty đầu tư mạo hiểm, metaverse có thể trở thành một thị trường trị giá 10 nghìn tỷ đô la đến 30 nghìn tỷ đô la chỉ trong vòng một thập kỷ.
- Có một số cách để tận dụng cơ hội phát triển nhanh chóng này.
Cơ hội đầu tư lớn với thị trường metaverse tiềm năng 30 nghìn tỷ đô
Hiện tại không thiếu những xu hướng tăng trưởng cao cho các nhà đầu tư dành sự quan tâm chẳng hạn như điện toán đám mây, an ninh mạng, sức khỏe từ xa, và thậm chí cả cần sa. Đây đều là những đại diện cho những cơ hội tăng trưởng bền vững với tốc độ hai con số.
Tuy nhiên, không có cơ hội nào trong số này mang lại tiềm năng thị trường lớn như metaverse.
Nguồn ảnh: Getty Images.
Tham khảo thêm:
- Libertex loại bỏ 3 loại phí giao dịch CFD tiền điện tử
- Litecoin và Bitgert (BRISE) sẽ tăng trưởng mạnh trong năm 2022
- Năm điều cần chú ý về Bitcoin trong tuần này
- Lạm phát đã tác động đến nhiều người tiêu dùng tại Mỹ
- Tập đoàn dầu khí BP báo cáo lợi nhuận cao nhất trong 8 năm qua
Cơ hội trị giá tới 30 nghìn tỷ đô la đang đến rất gần với các nhà đầu tư
Nói một cách đơn giản, metaverse là phiên bản kế tiếp của internet. Đó là một thế giới ảo 3D cho phép mọi người tương tác với môi trường xung quanh cũng như tương tác với nhau. Điều này có nghĩa là một hệ sinh thái kỹ thuật số hoàn toàn mới sẽ được xây dựng trong metaverse.
Theo Matthew Ball, Giám đốc điều hành của công ty đầu tư mạo hiểm Epyllion, metaverse chính là một cơ hội với nhiều con số 0 sẽ được thêm vào đằng sau giá trị hiện tại của nó. Trong cuộc phỏng vấn với Bloomberg News vào tháng 11, Ball có nói:
“Cho dù bạn có không lạc quan nhiều về nó thì tiền lệ từ nền kinh tế kỹ thuật số, internet, internet di động vẫn cho thấy tiềm năng giá trị thị trường này sẽ tăng lên 10 nghìn tỷ đến 30 nghìn tỷ USD trong một thập kỷ hoặc một thập kỷ rưỡi tới.”
Để so sánh, điện toán đám mây đã là một trong những ngành công nghiệp phát triển hàng đầu trong nhiều năm và nó “chỉ” được dự đoán sẽ đạt quy mô thị trường 1 nghìn tỷ đô la vào đầu thập kỷ này. Con số này thua xa so với mức dự đoán lên tới 30 nghìn tỷ đô la vào năm 2031 đến 2036 của Ball cho metaverse. Với những dự báo như thế này, không có gì ngạc nhiên khi các nhà đầu tư sẵn sàng đổ tiền vào hệ sinh thái ảo siêu phát triển này.
Tuy nhiên, không có một cách nào để đầu tư vào tổng thể thị trường metaverse. Thay vào đó, có ba cách để các nhà đầu tư có thể chiếm được một phần của “miếng bánh” tiềm năng 30 nghìn tỷ đô la này.
Nguồn ảnh: Getty Images.
- Đa dạng hóa! Đa dạng hóa! Đa dạng hóa!
Để bắt đầu, các nhà đầu tư có thể tiếp cận thị trường metaverse bằng cách đầu tư vào các quỹ hoán đổi giao dịch (ETF) nhắm tới metaverse. Quỹ Roundhill Ball Metaverse ETF (NYSEMKT: METV) mà Matthew Ball đã giúp đưa ra thị trường vào năm ngoái được cho là ví dụ tốt nhất trong trường hợp này.
Ý tưởng đằng sau một quỹ ETF metaverse rất đơn giản: Điều hành một lĩnh vực ảo sẽ đòi hỏi rất nhiều các thành phần hoạt động khác nhau. Cần có sức mạnh tính toán để hỗ trợ metaverse, mạng và băng thông để cung cấp dữ liệu, thanh toán để xử lý các giao dịch trong hệ sinh thái ảo, phần cứng để cho phép người dùng truy cập vào các thế giới ảo này và bảo mật danh tính để đảm bảo rằng tài sản kỹ thuật số và danh tính người dùng vẫn được bảo vệ . Xin lưu ý rằng đây chỉ là một phần nhỏ trong những yếu tố hữu hình và vô hình cần có của một hệ sinh thái ảo khổng lồ. Điều này có nghĩa là hàng chục công ty có thể đóng vai trò hỗ trợ metaverse.
Roundhill Ball Metaverse ETF nắm giữ 45 công ty trên bảy quốc gia trong danh mục đầu tư, tính đến ngày 3 tháng 2. Quan trọng nhất, vốn hóa thị trường trung bình của 45 công ty này là 68 tỷ USD. Nói cách khác, công ty đang được quỹ ETF này nắm giữ sắp có lợi nhuận và được kiểm chứng theo thời gian. Mặc dù những cổ phiếu này rõ ràng sẽ bị ảnh hưởng lớn bởi thị trường metaverse, song vẫn có một yếu tố bền vững là những công ty này cũng có các mảng kinh doanh cốt lõi khác có lợi nhuận cao giúp tài trợ cho nghiên cứu và phát triển metaverse. Điều này có nghĩa là bạn có thể an tâm khi chọn mua cổ phiếu quỹ ETF này.
Một vấn đề nhỏ ở đây là bạn sẽ phải trả tỷ lệ chi phí ròng 0,75%, cao hơn một chút so với tỷ lệ chi phí bình quân của tất cả các ETF. Song nếu metaverse đúng như kỳ vọng trên thì tỷ lệ chi phí 0,75% cũng rất xứng đáng.
Nguồn ảnh: Getty Images.
- Mua các cổ phiếu riêng lẻ có liên quan đến metaverse
Nếu bạn không hứng thú với ETF, thì cách thứ hai để tiếp cận metaverse là đầu tư trực tiếp vào các công ty liên quan đến metaverse.
Ưu điểm của phương pháp này là nó cho phép bạn đặt một tỷ lệ vốn đầu tư lớn hơn vào các công ty mà bạn cảm thấy sẽ hoạt động tốt hơn. Ngoài ra, hầu hết các công ty môi giới trực tuyến đã loại bỏ phí hoa hồng và yêu cầu ký quỹ tối thiểu, do vậy bạn sẽ không cần trả phí hay hoa hồng để mua cổ phiếu trên các sàn giao dịch lớn của Hoa Kỳ. Vì vậy, phương pháp này có thể giúp bạn tiết kiệm một ít tiền, so với việc mua một quỹ ETF.
Tuy nhiên, mua các cổ phiếu riêng lẻ sẽ đòi hỏi nhiều nghiên cứu ban đầu và liên tục hơn. Rất may, như đã lưu ý, hầu hết các công ty tham gia vào metaverse đều rất vững mạnh .
Ví dụ, Microsoft (NASDAQ: MSFT) có thể hưởng lợi từ metaverse theo nhiều cách khác nhau. Mảng cơ sở hạ tầng điện toán đám mây của công ty là Azure đang đứng thứ 2 về mức chi tiêu cho điện toán đám mây toàn cầu. Điện toán đám mây và lưu trữ sẽ rất cần trong việc xử lý hàng núi dữ liệu và thông tin được tạo ra trong metaverse.
Microsoft cũng gây dấu ấn với thương vụ mua lại gã khổng lồ về game Activision Blizzard (NASDAQ: ATVI) với giá 68,7 tỷ USD hoàn toàn bằng tiền mặt vào tháng trước. Vào cuối tháng 9, Activision có 390 triệu người dùng hoạt động hàng tháng và một lượng trong số này đã chơi trên nền tảng ảo. Thương vụ với Activision là một cách khác mà Microsoft có thể đưa mọi người hướng tầm nhìn về một hệ sinh thái ảo/kỹ thuật số.
Nguồn ảnh: Getty Images.
- Mạo hiểm với tiền điện tử metaverse
Đối với những người có khả năng chấp nhận rủi ro cao, cách thứ ba để sở hữu được một phần thị trường metaverse tiềm năng 30 nghìn tỷ đô la này là mua các loại tiền điện tử có liên quan.
Trong khi nhiều công ty liên quan đến metaverse đang mang lại lợi nhuận và đã được kiểm chứng qua thời gian thì hầu hết các loại tiền điện tử metaverse mới chỉ tồn tại được vài năm. Hiện vẫn chưa rõ liệu chúng có được hỗ trợ tài chính hay bởi sự yêu thích đối với trò chơi để tồn tại trong một khoảng thời gian đáng kể hay không.
Hai đồng tiền lớn nhất là The Sandbox (CRYPTO: SAND) có giá trị thị trường tương ứng là 3,4 tỷ đô la và Decentraland (CRYPTO: MANA) là 4,9 tỷ đô la. Nếu hai dự án này liên tục ngốn một phần đáng kể vốn đầu tư vào thế giới ảo, thì những giá trị thị trường này có thể bị bốc hơi.
Cả The Sandbox và Decentraland đều có mô hình hoạt động tương tự nhau. Cả hai đều là trò chơi theo kiểu chơi để kiếm tiền được xây dựng trên nền tảng blockchain Ethereum. Chúng cho phép người dùng mua các lô đất ảo có thể nâng cấp hoặc xây mới để thu hút những người dùng khác. Những mảnh đất này được lưu trữ dưới dạng token không thể thay thế (NFT) giúp cung cấp bằng chứng bất biến về quyền sở hữu tài sản kỹ thuật số được lưu trữ trên blockchain. Trong khi với các trò chơi trong máy tính và máy chơi game truyền thống, quyền sở hữu những sáng tạo trong trò chơi vẫn thuộc về nhà phát triển thì Sandbox và Decentraland lại cho phép người dùng sở hữu và kiếm tiền từ các sáng tạo của riêng họ thông qua NFT.
Đi theo con đường “bạn chỉ sống một lần” (YOLO) và mạo hiểm với tiền điện tử là một cách hiệu quả để đặt cược metaverse sẽ trở thành thị trường phi tập trung. Song khi nhiều công ty lớn như Microsoft đang ném hàng chục tỷ vào metaverse, tương lai trở thành thị trường tập trung của metaverse cũng hoàn toàn có thể xảy ra.