Cafeforexvn – Trước bối cảnh đại dịch lây lan mạnh đã kéo theo hơn hàng triệu người Mỹ đã phải ngưng trệ khiến tình hình cuộc sống giảm sút, tài chính của họ bị ảnh hưởng khá nhiều gần như bị chững lại.
Lạm phát đã tác động đến nhiều người tiêu dùng tại Mỹ
Tham khảo thêm:
- Tập đoàn dầu khí BP báo cáo lợi nhuận cao nhất trong 8 năm qua
- Phấn bột Johnson & Johnson dính cáo buộc gây ung thư
- Thị trường tài chính năm 2021 – những cột mốc quan trọng
- Vắc-xin Moderna cuối cùng cũng được chấp thuận hoàn toàn từ F.D.A.
- Người hâm mộ Tesla khiếu nại chính quyền Biden
Trong những ngày đầu đại dịch Covid-19, người Mỹ đã tích cực trong việc giữ trữ tiền bạc trước những suy đoán nghiêm trọng về lạm phát tăng cao. Đồng thời, đại dịch kéo dài cũng gây ra nhiều ảnh hưởng đến tích lũy, tiết kiệm, những sự thay đổi về giá cả của dầu, nhà và xe hơi khiến chuỗi cung ứng tăng giá, kéo theo hàng hóa tăng cao. Dữ liệu công bố gần đây cho thấy rằng lạm phát đã đạt mức trên 7% so với cùng kỳ năm trước, do tác động giá thuê nhà, hàng hóa, gas đều biến động mạnh trong năm 2021.
Tỷ lệ thất nghiệp năm vừa qua tại nước này cũng đã đạt mức tăng trưởng mạnh, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng có một phần người dân không thể theo kịp tốc độ lạm phát đang diễn ra trên toàn cầu. Nếu người tiêu dùng ngừng chi tiêu trong thời gian dài, họ chắc chắn sẽ phải chi trả một số lượng tiền cao trong tương lai khi đi mua các mặt hàng tiêu dùng, ô tô, thiết bị khác,…
Trong một cuộc khảo sát gần đây vào năm 2021, sau đại dịch Covid-19 cũng đã gây ảnh hưởng khá nhiều đến hành vi người tiêu dùng trong vấn đề sử dụng tiền bạc, có hơn 66% người tập trung vào vấn đề tiết kiệm, số còn lại là 34% không thay đổi quan điểm khi đại dịch đang diễn ra.
Theo thống kê, người Mỹ đã tích trữ hơn 1,600 tỷ USD số tiền tiết kiệm dư thừa từ đại dịch. George Loewenstein, một giáo sư kinh tế và tâm lý học tại Đại học Carnegie Mellon cho rằng người tiêu dùng nhận định về vấn đề tiền bạc đang là rào cản và làm họ mất cơ hội sở hữu nhà và xe hơi”
Bà Lauren Lindsay, một nhà hoạch định tài chính tại Houston, khuyến khích khách hàng nên có những lựa chọn thay thế trong việc sử dụng dịch vụ và các vấn đề chi tiêu. Chẳng hạn, thay vì mua một chiếc xe mới họ có thể cân nhắc tiếp tục sử dụng chiếc xe hiện tại. Lạm phát đang làm giảm sức mua và cũng làm giảm tiền lương của nhiều người dân, dù mức lương tăng 3% cũng không thể giúp ích gì nhiều cho người lao động tại Mỹ.
Mark Struthers, cố vấn tài chính tại Minneapolis cho rằng lạm phát 2% cũng là mức khá tốt nhưng nếu là bây giờ thì không phải vậy nữa. Ngoài ra, ông còn khuyến khích người lao động nên yêu cầu tăng lương, đòi tiền bồi thường nhằm bù đắp các khoản chi phí phát sinh và giúp nâng cao hiệu suất làm việc hơn.
Vị cố vấn tài chính này cũng cho rằng: “Người lao động nên tối đa hóa các khoản mục đích lợi ích như tiết kiệm, tài khoản chăm sóc cho người phụ thuộc, các khoản đào tạo có trả lương. Các chuyên gia tài chính nhận định rằng thị trường chứng khoán cũng đang trở lại thời kỳ lạc quan hơn với chỉ số S&P 500 đạt mức 25%, nhưng trái phiếu cũng không có nhiều điểm nhấn, nhiều người gửi tiền tiết kiệm phải chịu mức tiết kiệm khá thấp.
Jay Lee, nhà hoạch định tài chính tại New Jersey cho rằng nhiều người đầu tư đang bị bối rối không biết nên đầu tư như thế nào, nên đầu tư vào đâu. Một số chuyên gia khuyến cáo nên giữ khoảng 10% tiền mặt trong danh mục đầu tư cá nhân vì những rủi ro mất giá của động USD trước diễn biến tăng chóng mặt của lạm phát. Bên cạnh đó nên có những khoản đầu tư ngắn hạn để sinh lợi tốt hơn, giải quyết những khoản nợ về thẻ tín dụng để tránh bị hưởng lãi suất cao, đa dạng hóa danh mục đầu tư ra các kênh như chứng khoán, tiền điện tử, vàng,…để tiền tạo ra tiền.