cafeforexvn.com – Tính đến thời điểm hiện tại, có hơn 6 trên 10 quốc gia trong ASEAN và ít nhất 3 trong 10 quốc gia ngoài ASEAN đã phê chuẩn,có nghĩa hiệp định RCEP sẽ hiệu lực sau 60 ngày.
Hiệp định RCEP chính thức có hiệu lực
Điều này sẽ mang đến nhiều sự thuận lợi trong tự do thương mại và phát triển hội nhập kinh tế của các nước trong khu vực châu Á- Thái Bình Dương.
Vào ngày 2/11, bà Marise Payne, bộ trưởng bộ ngoại giao Australia, cùng ông Dan Tehan, bộ trưởng Thương mại, Du lịch và Đầu tư đã công bố chính thức phê chuẩn Hiệp định RCEP.
Hiệp định nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại giữa Australia và các nước thành viên trong khối ASEAN. Điều này cho thấy sự ủng hộ của Australia trong khu vực ASEAN và sự phát triển bền vững của toàn khu vực.
Cho đến nay, ASEAN đã có 5 quốc gia phê chuẩn hiệp định này là Singapore, Brunei, Campuchia, Lào, Thái Lan.
Kinh tế Nhật Bản sẽ tăng trưởng mạnh nhờ RCEP
Nhật Bản hy vọng đây sẽ là cú hích trong chiến lược phát triển kinh tế sắp tới, góp phần gia tăng lượng xuất khẩu các loại hàng hóa nông sản, linh kiện ô tô.
Ngày 1/1/2022, hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) giữa các nước trong khu vực ASEAN và các đối tác như Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc.
Koichi Hagiuda, Bộ trưởng Kinh tế, Thương mại và công nghiệp của Nhật Bản cho biết “RCEP có hiệu lực cũng sẽ khẳng định và tạo điều kiện các nhà doanh nghiệp Nhật bản có thể tối đa hóa lợi ích hiệp định này.”
Liên quan đến các hoạt động xuất khẩu, RCEP đã chính thức đi vào các hoạt động, có hơn 15 nước thành viên sẽ đặt mặt hàng xuất khẩu linh kiện ô tô làm trọng tâm.
Nguyên liệu sản xuất pin xe điện lithium-ion xuất khẩu đã giảm hơn 6% trên mỗi giai đoạn. Đây chính là cơ hội tiềm năng cho các doanh nghiệp xuất khẩu tại Nhật Bản.
Tham khảo thêm:
- Elon Muk đối mặt với hóa đơn thuế 15 triệu đô la
- Tòa án Hoa Kỳ bác bỏ đề xuất ủy thác vắc xin cho các doanh nghiệp của tổng thống Biden
- Năng lượng tái tạo đang dần phục hồi
Một số sản phẩm bị đánh thuế
Trong trường hợp nhập khẩu, thuế đánh trên các sản phẩm rượu Thiệu Hưng và Makgeolli của hai nước Trung Quốc và Hàn Quốc đã giảm ở mức 42,3 yên/lít.
Trong đó có 5 loại nông sản lần lượt là gạo, lúa mì, các loại thịt như thịt bò, thịt lợn, một số sản phẩm sữa. sản phẩm đường, tinh bột sẽ không có kế hoạch giảm thuế nhập khẩu, nhằm mục tiêu để bảo vệ các ngành nông nghiệp trong nước như Nhật Bản.
Bên cạnh đó, đất nước mặt trời mọc sẽ có thêm nhiều quy tắc áp dụng cho một số lĩnh vực và đồng thời cũng sẽ thiết lập các quyền sở hữu trí tuệ, những chính sách xúc tiến thương mại điện tử và bảo vệ các nhà tiêu dùng.
Theo giới chuyên gia kinh tế- tài chính của Nhật Bản, RCEP đã có kế hoạch giúp Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của các quốc gia trong ASEAN tăng lên mức khoảng 15.000 tỷ yên (tương đương 132 tỷ USD), con số này tăng gấp đôi so với mức tăng GDP năm trước.
Điều này cho thấy việc tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) vào mức khoảng 8.000 tỷ yên.
Trong giai đoạn gần đây, các lãnh đạo tại Nhật Bản đang đặt nhiều vấn đề trong việc chủ động trong RCEP, vì hai nền kinh tế hùng mạnh tại châu Á như Trung Quốc và Hàn Quốc đang có động thái lăm le trong việc kết giao với các nước khu vực ASEAN, là đối tác quan trọng của các quốc gia thuộc khu vực Đông Bắc Á.