Cafeforexvn – Sau đây là bản tóm tắt các sự kiện quan trọng đối với thị trường tài chính trong năm 2021.
Thị trường tài chính năm 2021 – những cột mốc quan trọng
Năm 2021 có rất nhiều tiến triển thú vị và quan trọng trên các phương diện kinh tế, chính trị và chính sách có tác động đến toàn bộ khu vực tài chính. Sau đây là một số sự kiện quan trọng nhất trong số đó.
Tham khảo thêm:
- Vắc-xin Moderna cuối cùng cũng được chấp thuận hoàn toàn từ F.D.A.
- Người hâm mộ Tesla khiếu nại chính quyền Biden
- Biến chủng phụ Omicron BA.2 ít lây lan hơn khi người bệnh đã tiêm đủ liều
Hành trình hỗn loạn của đồng đô la Mỹ với chính sách nới lỏng định lượng (QE)
Trong cuộc khủng hoảng COVID-19, Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Fed) và Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) —các ngân hàng trung ương phát hành nguồn tiền tệ dự trữ của thế giới — đã tung tiền mới ra tràn ngập thị trường tài chính. Lý do chính thức cho động thái này là để giúp đỡ nền kinh tế đang chịu ảnh hưởng bởi đại dịch.
Về phía chính phủ, đề xuất cho gói kích thích trị giá 1,9 nghìn tỷ USD của Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đã được trình lên Quốc hội vào ngày 21 tháng 1. Đảng Cộng hòa rất nghi ngờ về cách tiếp cận này – một số dân biểu thậm chí còn nhắc đến việc tổng số nợ công đang ngày càng phình ra; con số nợ đã chạm đến mức đáng lo ngại, 21,6 nghìn tỷ USD, vào thời điểm đó). Xử lý nợ công là một tiến trình dài hạn mà việc thiếu giải pháp vẫn chưa làm lung lay niềm tin vững chắc của thị trường vào mức độ tin cậy của đồng đô la Mỹ.
Biden ký duyệt kế hoạch kích cầu
Sau hai tháng đầu năm 2021, Thượng viện Hoa Kỳ (ngày 6 tháng 3) và Hạ viện Hoa Kỳ (ngày 10 tháng 3) đều thông qua kế hoạch kích thích kinh tế trước khi Biden ký duyệt vào ngày 11 tháng 3. Kế hoạch được tiến hành như một gói giải cứu kinh tế trị giá 1,9 nghìn tỷ USD. Kế hoạch này không được bỏ phiếu thuận bởi bất kỳ đảng viên Cộng Hòa nào mặc dù đã có những sửa đổi, chẳng hạn như điều khoản về việc tăng lương tối thiểu đã bị loại bỏ. Dòng tiền mới được đổ vào ồ ạt đã tạo nên tâm lý lạc quan cho hầu hết những người tham gia thị trường.
1,2 nghìn tỷ USD khác trong “kế hoạch chi tiêu cho cơ sở hạ tầng”
Đến cuối tháng 6 năm 2021, Thượng viện Hoa Kỳ đã đồng ý phê duyệt một “kế hoạch chi tiêu cho cơ sở hạ tầng” mới với tổng trị giá thêm 1,2 nghìn tỷ USD nữa. Tuy nhiên, vào lúc đó, kỳ vọng về việc thắt chặt chính sách tiền tệ đã tăng cao hơn. Nguyên nhân dẫn đến kỳ vọng này là do lạm phát đã tăng mạnh trong những tháng trước tháng 6.
Cả hai ngân hàng trung ương hàng đầu – Fed và ECB – đã giữ lãi suất ở mức 0 hoặc âm và thực hiện nới lỏng định lượng (QE) trong suốt năm 2021, tăng quy mô bảng cân đối kế toán của họ và mua trái phiếu bằng số tiền đó. Với động thái này, lợi suất trái phiếu đã giảm xuống, khuyến khích nhà đầu tư rót vốn vào cổ phiếu doanh nghiệp và tìm kiếm các dự án khác.
Fed thông báo kết thúc các biện pháp cứu trợ
Vào tháng 9, Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ đã chính thức tuyên bố sẵn sàng kết thúc chương trình nới lỏng định lượng và có thể tăng lãi suất cơ bản ngay trong năm 2022 thay vì chờ đến năm 2023 như giả định trước đây. Fed cũng cho biết thêm rằng họ sẽ tiếp tục duy trì kế hoạch mua tài sản trị giá 120 tỷ USD mỗi tháng vào thời điểm đó: 80 tỷ USD trái phiếu chính phủ và 40 tỷ USD trái phiếu có thế chấp.
Ban đầu, phát biểu của Fed đã khiến nhà đầu tư kinh ngạc. Tuy nhiên, thị trường chứng khoán quốc tế đã tăng cao hơn vào ngày 23 tháng 9. Chỉ số S&P 500 của Hoa Kỳ đã phục hồi từ mức giảm nhẹ trước đó và tăng 1%. Sau đó, cơ quan quản lý tiền tệ của Hoa Kỳ đã bắt đầu giảm khối lượng mua tài sản xuống còn 105 tỷ USD vào tháng 11 (từ mức 120 tỷ USD trước đó) và 90 tỷ USD vào tháng 12 – tín hiệu mạnh mẽ cho thị trường biết rằng nền kinh tế đã bắt đầu hồi sinh.
Bitcoin đạt đỉnh lịch sử vào tháng 4 trước khi giảm 53%
Trong tháng 4, ngành công nghiệp tiền điện tử đã cho thấy rất nhiều sự hưng phấn trước một thị trường giá tăng đang diễn ra. Tuy nhiên, sau đó, bitcoin – đáng ngạc nhiên đối với hầu hết mọi người – đã bắt đầu một đợt điều chỉnh mạnh, giảm từ mức cao nhất trong lịch sử là 63.500 USD (ngày 13 tháng 4 năm 2021) xuống còn 34.600 USD (ngày 29 tháng 5 năm 2021). Trong những đợt giảm giá đầu tiên, do các lệnh dừng ký quỹ được kích hoạt, khối lượng vị thế giá trị khoảng 8 tỷ USD đã bị thanh lý. Biến động này đã đặt hầu hết cộng đồng giao dịch vào một kiểu cảnh giác mới.
Xu hướng giảm giá này đã tiếp tục cho đến ngày 20 tháng 7 năm 2021, đẩy bitcoin xuống mức giá 29.600 USD (thấp hơn 53% so với mức đỉnh lịch sử đạt được trước đó). Chỉ sau thời điểm đó xu hướng tăng mới bắt đầu quay trở lại, đẩy bitcoin lên mức đỉnh vào cuối mùa hè là 52.600 USD (ngày 6 tháng 9 năm 2021). Hầu hết mọi người đều chắc chắn rằng bitcoin khi đó đã chạm đáy và giao dịch đã quay trở lại thường xuyên hơn nhưng cẩn thận trong thời gian đó.
Ethereum vẫn mạnh nhưng ổn định trong khi bitcoin đạt đỉnh hai lần nữa
Sáu tuần sau đó, đồng tiền mẹ của tất cả các loại tiền điện tử đã vượt qua mức đỉnh lịch sử trước đó thêm hai lần nữa — 65.990 USD (ngày 20 tháng 10 năm 2021) và 67.500 USD (ngày 8 tháng 11 năm 2021), chứng minh thêm một lần nữa cho một thị trường giá tăng vốn vẫn nằm trong nghi ngờ của giới quan sát thị trường, các nhà đầu tư cá nhân và các tổ chức đầu tư truyền thống. Trong suốt thời gian đó, thị trường altcoin đã trở nên hấp dẫn với hiệu suất dao động, chứng kiến sự bền bỉ của Ethereum và một số câu chuyện thành công như nền tảng hợp đồng thông minh Solana.
Đồng Solana đã tăng từ mức giá 1,84 USD vào ngày 1 tháng 1 lên mức đỉnh lịch sử 258,93 USD vào ngày 6 tháng 11, tăng 13.972%. Nhiều cơ hội giao dịch sinh lợi và các khoản đầu tư dài hạn lúc ban đầu đã được thực hiện. Đồng thời, một số dự án altcoin vững chắc đã bị đình trệ trong giai đoạn này, chỉ để cho thấy rằng chưa đến lượt tăng trưởng của chúng.
Hoa Kỳ và EU đẩy mạnh ưu tiên ngành vật liệu cơ bản
Vào mùa thu, EU và Hoa Kỳ đã đồng ý hoãn thuế đối với các sản phẩm thép và nhôm. Trong một bài phát biểu, Chủ tịch Ủy ban châu Âu, Ursula von der Leyen, nhấn mạnh rằng cơ quan châu Âu đã lên kế hoạch phát triển các đề xuất tạm dừng áp thuế đối với hàng hóa từ Mỹ; các mức thuế này đã được áp dụng từ năm 2018.
Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden cũng nhắc lại ý định hợp tác giữa Liên minh châu Âu và Hoa Kỳ trong một thỏa thuận liên quan đến phát thải carbon từ hoạt động mua bán thép và nhôm. Sau kỷ nguyên ‘chủ nghĩa biệt lập kinh tế’ của Tổng thống Trump, nhiều nhà đầu tư trong các ngành liên quan đã hiểu sự phát triển này là một dấu hiệu tăng giá dài hạn.
Liên minh Châu Âu ở ngã ba đường
Trong Q4/2021, đồng euro đã giảm xuống mức giá thấp nhất kể từ đầu tháng 7 năm 2020. Lý do cho sụt giảm này là môi trường kinh doanh ngày càng xấu đi ở EU.
Tại Đức, các vấn đề nguồn cung trong hầu hết các ngành công nghiệp đã trở nên tồi tệ hơn. Nền kinh tế lớn thứ tư thế giới cũng đã thành lập chính phủ mới vào tháng 12. Một mục tiêu quan trọng của liên minh chính trị mới tại Berlin là áp đặt nhiều loại thuế mới đối với quyền sở hữu nhà thứ cấp và khí thải carbon ở tất cả các cấp, dù là doanh nghiệp hay tư nhân. Đức là một bên đóng vai trò quan trọng trong cấu trúc động lực của Liên minh châu Âu. Chính phủ mới của Berlin sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến tương lai tài chính và chính trị của lục địa già.
Tương lai nắm giữ những gì
Như chủ tịch Fed, Jerome Powell, đã gợi ý trong suốt cả năm 2021, khối lượng nới lỏng định lượng hàng tháng sẽ giảm xuống còn 60 tỷ USD vào tháng 1 năm 2022, giảm một nửa so với cùng kỳ năm 2021. Đây có thể là sự bắt đầu của quá trình từ bỏ dần dần chính sách hỗ trợ khẩn cấp, một quy trình mà những người tham gia thị trường ở mọi thể loại và quy mô (tư nhân và doanh nghiệp) đều phải chú ý đến.
Tất cả những động lực trên sẽ có những bước phát triển mới và thú vị vào năm 2022 và những năm tiếp theo — nhiều bước phát triển sẽ đột nhiên xuất hiện và gây bất ngờ cho thị trường. Vì vậy, giáo dục tài chính, nghiên cứu và đào tạo theo hướng hiểu biết về kinh tế và tài chính là điều tối quan trọng để điều hướng trong các thị trường có nhịp độ cấp tập này. Sự thật hiển nhiên này cũng được áp dụng cho thị trường forex, thị trường chứng khoán hoặc lĩnh vực tiền điện tử.