Cafeforexvn – Theo một số quan chức Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sắp tới Fed có thể tăng lãi suất kinh tế cao hơn dự kiến để tiếp tục kìm chế lạm phát. Ngày 14/2, Chủ tịch chi nhánh Fed tại Richmond, Thomas Barkin đã trả lời phỏng vấn trên kênh truyền hình Bloomberg rằng nếu lạm phát tiếp tục cao hơn mục tiêu của Fed thì Fed có thể sẽ phải hành động “mạnh mẽ hơn”.
Fed có thể tăng lãi suất kinh tế cao hơn trong thời gian tới

Trong khi đó, Chủ tịch chi nhánh Fed tại Dallas, Lorie Logan cho rằng Mỹ sẽ cần phải chuẩn bị để tiếp tục tăng lãi suất kéo dài hơn so với dự kiến nếu như điều này là cần thiết để ứng phó với các thay đổi trong tầm nhìn kinh tế hoặc để giảm các tác động tiêu cực.
Chủ tịch chi nhánh Fed tại Philadelphia, Patrick Harker cũng cho rằng những người đưa ra quyết sách cần tăng lãi suất trên 5% và có thể cao hơn nữa nhằm kiềm chế lạm phát, cho dù lạm phát đang có dấu hiệu chững lại. Bà Patrick Harker phát biểu tại Đại học La Salle rằng hãy để các số liệu quyết định xem lãi suất sẽ cần được tăng lên bao nhiêu. Còn Chủ tịch chi nhánh Fed tại New York, John William cho rằng Fed cần tiếp tục hành động để đạt mục tiêu kiềm chế lạm phát ở mức 2%.
Những nhận định này của các quan chức Fed được đưa ra ngày 14/2 sau khi Bộ Lao động Mỹ thông báo chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 1/2023 tăng 6,4% so với cùng kỳ năm trước, giảm nhẹ so với mức 6,5% của tháng 12/2022. Chỉ số CPI lõi, chưa tính giá thực phẩm và năng lượng, tăng 5,6% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn so với mức 5,7% của tháng 12/2022. Đây là tháng thứ bảy liên tiếp tỷ lệ tăng lạm phát thấp hơn so với tháng trước, sau khi lạm phát đạt đỉnh 9,1% vào tháng 6/2022.
Tuy nhiên, xu hướng giảm lạm phát kinh tế hiện nay chỉ ở mức trung bình. Chủ tịch Fed Jerome Powell cho rằng Fed sẽ mất thời gian và nỗ lực để đạt mục tiêu lạm phát quay về mức 2%. Giá một số mặt hàng như giá nhà, giá xăng, giá cả nhà hàng…tại Mỹ hiện vẫn ở mức cao.
Hoạt động sản xuất của Mỹ phục hồi

Theo các số liệu kinh tế mới được Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) công bố, sản xuất tại các nhà máy của Mỹ đã phục hồi trong tháng Một, trái ngược với xu hướng suy giảm của tháng trước đó, trong bối cảnh chi phí cho vay cao hơn đang tạo ra những ảnh hưởng tiêu cực đối với lĩnh vực sản xuất.
Fed cho biết sản lượng sản xuất của Mỹ đã tăng 1% trong tháng Một, sau khi giảm 1,8% trong tháng trước đó. Tính theo chu kỳ hàng năm, sản lượng sản xuất của nước này đã tăng 0,3% vào tháng Giêng.
Sản xuất tại các nhà máy ô tô đã phục hồi 0,5% trong tháng 1 sau hai tháng giảm liên tiếp. Sản lượng sản xuất các mặt hàng có độ bền cao như máy móc, máy tính, sản phẩm điện tử, thiết bị điện, thiết bị và linh kiện cũng tăng. Sản xuất hàng hóa không lâu bền như hóa chất và thực phẩm cũng gia tăng.
Cùng với đó, sản lượng khai thác tăng 2,0% sau khi giảm trong hai tháng liên tiếp. Ngược lại, sản xuất các mặt hàng tiện ích giảm 9,9% do nhiệt độ ôn hòa bất thường đã hạn chế nhu cầu sưởi ấm của người tiêu dùng Mỹ.
Sự gia tăng trong sản xuất và khai thác đã bù đắp cho sự sụt giảm trong sản xuất các mặt hàng tiện ích, khiến sản xuất công nghiệp nói chung của Mỹ không thay đổi trong tháng 1/2023. Trước đó, sản lượng công nghiệp đã giảm 1,0% trong tháng 12 năm ngoái.
Công suất sản xuất tại Mỹ, thước đo mức độ các công ty sử dụng đầy đủ các nguồn lực của mình, cũng tăng 0,6% trong tháng 1 lên mức 77,7%, thấp hơn 0,5% so với mức trung bình dài hạn. Trong khi đó, công suất chung của ngành công nghiệp giảm 0,1 % xuống còn 78,3% trong tháng Giêng, thấp hơn 1,3 điểm phần trăm so với mức trung bình giai đoạn 1972 – 2021.
Các quan chức Fed đang có xu hướng kinh tế xem xét các số liệu về năng lực sản xuất để đo lường mức độ thiếu hụt của nền kinh tế Mỹ, từ đó đánh giá về khả năng lạm phát. Sản xuất, chiếm 11,3% trong tỷ trọng nền kinh tế Mỹ, đang chứng kiến nhu cầu đối với hàng hóa, thường được mua bằng tín dụng, bị sụt giảm do lãi suất tăng cao.
Chủ tịch WB thông báo kế hoạch từ chức
Ngày 15/2, Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) David Malpass thông báo rằng ông sẽ từ chức vào cuối tháng 6 tới.
Theo WB, ông Malpass dự định từ chức trước khi nhiệm kỳ của ông kết thúc khoảng 1 năm. Cụ thể, ông Malpass sẽ rời vị trí của mình vào ngày 30/6 tới, ngày kết thúc năm tài chính của WB, sau hơn 4 năm đảm nhiệm cương vị người đứng đầu tổ chức này.
Thông báo của WB dẫn lời ông Malpass, 66 tuổi, nêu rõ:”Sau khi suy nghĩ kỹ, tôi đã quyết định theo đuổi những thách thức mới. Đây là cơ hội để chuyển đổi lãnh đạo suôn sẻ khi WB hoạt động để đáp ứng những thách thức toàn cầu ngày càng tăng”. Ông Malpass đã thông báo cho hội đồng quản trị của WB về quyết định của ông.
Trong tuyên bố của mình, ông Malpass cho biết: “Thật vinh dự và cũng là đặc ân to lớn khi được làm việc với tư cách Chủ tịch của tổ chức phát triển hàng đầu thế giới”.
Theo ông Malpass, các nước đang phát triển đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng chưa từng có. Trong nhiệm kỳ của ông, WB đã ứng phó với nhiều cuộc khủng hoảng, trong đó có đại dịch COVID-19, cuộc xung đột ở Ukraine.
WB cho biết ông Malpass đã thực thi các quyết sách nhằm ứng phó với cả hai cuộc khủng hoảng nêu trên. Ông cũng tập trung vào các chính sách nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giảm nhẹ gánh nặng về nợ của chính phủ và giúp xóa đói giảm nghèo. Ông Malpass bắt đầu đảm nhiệm cương vị Chủ tịch WB vào ngày 9/4/2019.
Lạm phát tại Anh giảm xuống 10,1% trong tháng 1/2023
Số liệu của Văn phòng Thống kê quốc gia Anh (ONS) công bố ngày 15/2 cho thấy lạm phát giá tiêu dùng của nước này trong tháng 1 vừa qua đã giảm mạnh hơn mức dự báo xuống 10,1%, so với mức 10,5% trong tháng 12/2022.
Theo ONS, chỉ số giá tiêu dùng lõi – không bao gồm năng lượng, thực phẩm, rượu và thuốc lá – trong tháng 1 tăng 5,8%, sau khi tăng 6,3% vào tháng 12 năm ngoái. Giá dịch vụ trong tháng 1 tăng 6%, so với mức tăng 6,8% trong tháng trước đó.
Trước đó, các nhà kinh tế tham gia cuộc thăm dò ý kiến của Reuters dự báo lạm phát của Anh có thể giảm xuống 10,3% trong tháng 1 năm nay, tiếp tục lùi xa mốc 11,1% trong tháng 10/2022 – mức cao nhất trong 41 năm qua. Tuy nhiên, giới chuyên gia nhận định dù lạm phát giảm mạnh, song chi tiêu của các hộ gia đình ở Anh vẫn bị ảnh hưởng.
Bộ trưởng Tài chính Anh Jeremy Hunt cũng cho rằng mặc dù lạm phát giảm nhưng cuộc chiến chống lạm phát còn kéo dài. Ông nhấn mạnh lạm phát đang kìm hãm đà tăng trưởng kinh tế nước này, ảnh hưởng đến các hộ gia đình và doanh nghiệp. Ông kêu gọi bám sát mục tiêu giảm 50% mức lạm phát trong năm nay, giảm nợ công và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Sau khi ONS công bố dữ liệu trên, giá đồng bảng Anh đã giảm so với đồng USD. Các nhà đầu tư dự đoán rằng Ngân hàng trung ương Anh sẽ tiếp tục tăng lãi suất vào tháng tới. Tuy nhiên, đầu tháng này, ngân hàng cho biết giá tiêu dùng đang có xu hướng giảm và có thể sẽ chấm dứt đợt tăng lãi suất.
Vương Linh