Ngày 16/12, Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) thông báo sẽ kéo dài thêm 9 tháng thời gian miễn trừ thuế quan đối với 352 mặt hàng kinh tế nhập khẩu từ Trung Quốc, vốn sẽ hết hạn vào ngày 31/12.
Tiêu điểm kinh tế thế giới

Mỹ tiếp tục miễn trừ thuế quan đối với hàng trăm mặt hàng kinh tế nhập khẩu từ Trung Quốc. Các mặt hàng được miễn trừ thuế quan là đến những sản phẩm phải chịu thuế theo Mục 301 của Đạo luật Thương mại Mỹ năm 1974, bao gồm nhiều loại linh kiện sản xuất và hàng tiêu dùng, từ các linh kiện trên màn hình máy thu hình đến ba lô, xe đạp, máy bơm, động cơ điện, một số bộ phận lắp ráp ô tô, máy hút bụi, hóa chất.
Theo USTR, quyết định gia hạn sẽ cho phép cân nhắc thêm về các trường hợp được miễn trừ trong khuôn khổ cuộc đánh giá toàn diện 4 năm đang diễn ra về các mức thuế mà chính quyền của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt theo Mục 301. Điều khoản này cho phép Tổng thống Mỹ áp thuế và các biện pháp hạn chế nhập khẩu khác khi một nước thực hiện các quy tắc thương mại không công bằng, gây ảnh hưởng đến hoạt động thương mại kinh tế của Mỹ. USTR cho biết sẽ thu thập ý kiến trong quá trình đánh giá lại chính sách thuế quan đến hết ngày 17/1/2023.
Trước đó, hồi tháng 3 năm nay, chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đã khôi phục miễn trừ thuế quan từ thời cựu Tổng thống Donald Trump đối với 352 mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, vốn đã được miễn trừ trước đây và hầu hết đều hết hạn vào cuối năm 2020. Quyết định gia hạn này có hiệu lực từ ngày 12/10/2021 đến hết ngày 31/12/2022, sau khi USTR lấy ý kiến công chúng vào cuối năm 2021 về việc liệu có khôi phục miễn trừ thuế quan đối với 549 nhóm sản phẩm từ Trung Quốc hay không.
Xem thêm: Tiêu điểm kinh tế thế giới ngày 16/12/2022
Mỹ bắt đầu bổ sung kho dự trữ dầu mỏ chiến lược
Bộ Năng lượng Mỹ ngày 16/12 thông báo dự định mua 3 triệu thùng dầu để bổ sung vào Dự trữ dầu mỏ chiến lược (SPR) của nước này. Động thái này được đưa ra sau khi chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden quyết định giải phóng lượng dầu kỷ lục từ kho dự trữ trong năm 2022 để ổn định giá dầu.
Theo kế hoạch, Bộ Năng lượng Mỹ sẽ mua dầu với giá thấp hơn giá trung bình hiện nay là 96 USD/thùng, và dự kiến mua tới 3 triệu thùng dầu. Thông cáo của bộ nhấn mạnh đây là cơ hội nhằm tăng cường an ninh năng lượng của nước này.
Một quan chức của chính quyền Tổng thống Joe Biden cho biết vào tháng 10 về kế hoạch mua dầu để bổ sung vào kho dự trữ ngay khi giá dầu giảm xuống khoảng 67-72 USD/thùng.
Giá dầu thô đã giảm đáng kể so với mức cao nhất là 120 USD/thùng hồi đầu năm. Khép lại phiên 16/12, giá dầu thế giới giảm do khả năng các ngân hàng trung ương tiếp tục tăng lãi suất gây lo ngại về nguy cơ suy thoái. Giá dầu WTI giao tháng 1/2023 giảm 1,82 USD, hay 2,4%, chốt phiên ở mức 74,29 USD/thùng tại New York, trong khi giá dầu Brent giao tháng 2/2023 giảm 2,17 USD, hay gần 2,7%, xuống 79,04 USD/thùng tại London.
Bloomberg: Tổn thất của châu Âu do từ bỏ khí đốt của Nga lên tới 1.000 tỷ USD
Ngày 18/12, Hãng tin Bloomberg cho hay việc từ bỏ khí đốt của Nga do tình hình kinh tế Ukraine đã khiến châu Âu thiệt hại khoảng 1.000 tỷ USD.
Theo Bloomberg, số tiền này là do giá điện tăng đối với các công ty và người tiêu dùng châu Âu. Đồng thời, như hãng tin này dự đoán, đây mới chỉ là khởi đầu của cuộc khủng hoảng năng lượng kinh tế lớn nhất trong những thập kỷ gần đây. Sau mùa Đông, các kho chứa khí đốt sẽ trống rỗng và trong điều kiện nguồn cung cấp khí đốt của Nga chỉ ở mức tối thiểu thì sẽ khó để lấp đầy các kho chứa này. Theo các nhà phân tích của Bloomberg, nếu giá khí đốt tự nhiên ở Liên minh châu Âu tăng lên mức 210 euro/MWh thì Liên minh này sẽ phải đối mặt với suy thoái kinh tế nghiêm trọng.
Trong khi đó, Bloomberg cho biết tình hình căng thẳng với việc cung cấp khí đốt tự nhiên hoá lỏng cho châu Âu sẽ kéo dài ít nhất cho tới năm 2026, khi Qatar và Mỹ có thể tăng đủ sản lượng hydrocarbon.
Hồi đầu kinh tế tuần này, các bộ trưởng năng lượng EU trong cuộc hợp tại Brussels đã không thống nhất được việc đưa ra mức giá trần khí đốt và quyết định cần tiếp tục thảo luận vấn đề này vào ngày 19/12.
BoF: Tăng trưởng kinh tế Pháp sẽ chậm lại đáng kể vào năm 2023
Theo Ngân hàng trung ương Pháp (BoF), tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Pháp sẽ chậm lại từ 2,6% trong năm 2022 xuống 0,3% vào năm 2023, theo kịch bản kinh tế vĩ mô có thể xảy ra nhất của BoF và tăng trưởng sẽ chậm lại sau khi phục hồi 1,2% vào năm 2024.
Tổng giám đốc BoF, Olivier Garnier cho biết: “Mùa Đông năm 2023-2024 vẫn có thể hơi khó khăn do khủng hoảng năng lượng”. Các dự báo vẫn chưa chắc chắn do giá năng lượng cực kỳ biến động, căng thẳng địa chính trị – đặc biệt là cuộc khủng hoảng kinh tế ở Ukraine và sự bất ổn do diễn biến tình hình COVID-19 ở Trung Quốc.
Triển vọng của BoF kém lạc quan hơn so với chính phủ dự báo tăng trưởng 2,7% vào năm 2022 và 1,0% vào năm 2023. Ông Garnier nói: “Chúng tôi không thể loại trừ suy thoái nhưng nếu có thì sẽ bị hạn chế và chỉ tồn tại trong thời gian ngắn. BoF cho biết lạm phát sẽ tiếp tục tăng trong nửa đầu năm 2023 trước khi giảm trở lại 4% vào cuối năm 2023 và 2% vào cuối năm 2024.
JP Morgan ký thỏa thuận mua 48,5% cổ phần của Viva Wallet
Công ty dịch vụ tài chính JP Morgan của Mỹ đã ký thỏa thuận mua 48,5% cổ phần của Viva Wallet – công ty công nghệ tài chính (fintech) chuyên về mảng thanh toán, có trụ sở tại Athens (Hy Lạp) với giá hơn 800 triệu USD.
Nguồn tin giấu tên cho biết thương vụ kinh tế này dự kiến sẽ được công bố vào đầu tuần này. Trong khi cả JP Morgan và Viva Wallet đều từ chối bình luận về thông tin trên.
Trước đó, hồi tháng 1/2022, JP Morgan thông báo rằng họ đã đồng ý mua cổ phần của Viva Wallet. Cổ phần sẽ được mua lại từ các cổ đông thiểu số của Viva Wallet, bao gồm tập đoàn gia đình Latsis, nắm giữ khoảng 13% cổ phần kinh tế của công ty, quỹ Hedoophia của Anh với khoảng 24% và Deca Investments với khoảng 10%.
Viva Wallet dựa trên công nghệ đám mây, hoạt động tại 23 quốc gia trên khắp châu Âu, cung cấp dịch vụ chấp nhận thẻ thông qua ứng dụng POS, thiết bị Google play bổ sung và hệ thống thanh toán tiên tiến trong các cửa hàng trực tuyến.
Vương Linh – cafeforexvn