Đồng nội tệ CAD của Canada mạnh lên so với đồng USD trong phiên giao dịch ngày 4/4, kinh tế trong bối cảnh dầu thô tăng giá và các nhà đầu tư đặt cược rằng Ngân hàng Trung ương Canada (BoC) sẽ thúc đẩy một đợt tăng lãi suất vào tuần tới, sau một cuộc khảo sát cho thấy các doanh nghiệp đang đối mặt với áp lực lớn về công suất hoạt động.
Tiêu điểm kinh tế thế giới ngày 5/4/2022

Xem thêm: City Index tái tạo thương hiệu
Triển vọng lãi suất của Canada tăng mạnh – nhân tố đẩy đồng CAD lên giá
Theo kết quả khảo sát về kinh tế triển vọng kinh doanh do BoC thực hiện, một số lượng kỷ lục các doanh nghiệp Canada đang phải đối mặt với áp lực về công suất, giữa lúc thiếu lao động trầm trọng và chuỗi cung ứng gặp nhiều khó khăn, với dự báo tiền lương và giá đầu vào sẽ tăng mạnh.
Với lạm phát đứng ở mức cao nhất trong 30 năm, giới quan sát thị trường tiền tệ nhận định có tới 70% khả năng BoC sẽ tăng lãi suất thêm nửa điểm phần trăm vào ngày 13/4 tới. Ngân hàng trung ương Canada đã không tăng lãi suất với cường độ mạnh như vậy kể từ tháng 5/2000.
Giá dầu thô – một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Canada – tăng hơn 4% lên 103,28 USD/thùng, trong bối cảnh lĩnh vực năng lượng của Nga đang phải hứng chịu các lệnh trừng phạt ồ ạt của các nước châu Âu.
Đồng CAD cuối phiên 4/4 đã tăng giá 0,3% lên 1,2482 CAD/USD, sau khi dao động trong biên độ 1,2469 CAD – 1,2528 CAD/USD.
Trong khi đó, lợi suất trái phiếu chính phủ Canada kỳ hạn 10 năm tăng khoảng nửa điểm cơ bản lên 2,442%. Hôm 29/3, con số này đã chạm mức cao nhất trong hơn ba năm, đạt 2,607%.
Dự trữ ngoại hối của Hàn Quốc giảm trong tháng Ba
Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BoK) ngày 5/4 công bố số liệu kinh tế cho thấy dự trữ ngoại hối của nước này đã giảm 3,96 tỷ USD so với tháng Hai xuống 457,81 tỷ USD tính đến hết tháng Ba. Theo BoK, sự sụt giảm kinh tế này là do giá trị các tài sản mà ngân hàng này đang nắm giữ giảm khi chuyển đổi sang đồng USD và “các biện pháp ổn định thị trường”, chỉ việc bán USD để hạn chế đà giảm giá mạnh của đồng won. Số liệu từ thị trường cho thấy đồng won đã giảm khoảng 8% so với đồng USD trong tháng Ba.
Dự trữ ngoại hối bao gồm các chứng khoán và tiền gửi được định giá bằng các đồng ngoại tệ, vị thế giao dịch dự trữ với Quỹ Tiền tệ Quốc tế (Reserve Tranche Position – được tính bằng hạn ngạch của quốc gia thành viên do IMF chỉ định trừ đi giá trị tiền tệ của quốc gia đó do Quỹ Tiền tệ Quốc tế nắm giữ), quyền rút vốn đặc biệt (SDR) và vàng.
Số liệu của BoK cho thấy giá trị chứng khoán nước ngoài mà nước này nắm giữ đã ở mức 410,21 tỷ USD tính đến hết tháng Ba, giảm 630 triệu USD so với tháng trước đó và chiếm 89,6% tổng dự trữ ngoại hối của Hàn Quốc. Giá trị tiền gửi bằng ngoại tệ cũng giảm 3,39 tỷ USD xuống 22,81 tỷ USD, chiếm 5% dự trữ ngoại hối. Trong khi đó, lượng vàng nước này nắm giữ không đổi ở mức 4,8 tỷ USD.
BoK cho biết, với các số liệu này, Hàn Quốc là nước có dự trữ ngoại hồi lớn thứ tám trên thế giới.
ExxonMobil rút khỏi dự án xây dựng nhà máy LNG ở Nga do tình hình bất ổn
Lãnh đạo tỉnh Khabarovsk (Nga), ông Mikhail Degtyarev, ngày 4/4 cho biết Tập đoàn năng lượng ExxonMobil của Mỹ đã ngừng việc xây dựng nhà máy sản xuất khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) ở vùng Viễn Đông của Nga vì lý do chính trị”. Ông Degtyarev lưu ý rằng trước khi Nga khởi động chiến dịch tại Ukraine, các đại diện của ExxonMobil đã bày tỏ sự sẵn sàng tiến hành dự án và đã bắt đầu công tác chuẩn bị.
Đầu tháng Ba vừa qua, ExxonMobil đã quyết định đình chỉ các khoản đầu tư mới vào Nga và rút khỏi dự án Sakhalin-1 do cuộc khủng hoảng Ukraine. Trong dự án này, 30% cổ phần thuộc về ExxonMobil, 20% thuộc Rosneft của Nga, 30% thuộc Sodeco của Nhật Bản và 20% thuộc về ONGC của Ấn Độ.
Cùng ngày, ExxonMobil cho biết công ty có thể bị thiệt hại 4 tỷ USD do rút khỏi dự án Sakhalin-1.
Trong một diễn biến liên quan, ExxonMobil đã quyết định đầu tư 10 tỷ USD vào dự án sản xuất dầu mỏ thứ tư ngoài khơi bờ biển Guyana. Đây là dự án lớn nhất ở quốc gia này.
Li-băng rơi vào cuộc khủng hoảng tài chính và thiếu hụt ngoại tệ nghiêm trọng
Kênh truyền hình địa phương của Li-băng al-Jadeed đưa tin Phó Thủ tướng nước này Saade Chami đã thông báo về “tình trạng phá sản kinh tế của nhà nước và Ngân hàng trung ương Li-băng.”
Phó Thủ tướng Chami nêu rõ “Nhà nước cũng như Ngân hàng trung ương Li-băng đã phá sản, tuy nhiên chúng tôi sẽ tìm cách giảm thiểu thiệt hại cho người dân”. Ông cho biết thêm các cuộc đàm phán để ký một thỏa thuận sơ bộ giữa Li-băng và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) về một gói hỗ trợ nhằm giúp nước này thoát khỏi khủng hoảng tài chính hiện vẫn đang diễn ra. Những vấn đề được đàm phán bao gồm việc tái cơ cấu ngành ngân hàng, kế hoạch phục hồi kinh tế, phê duyệt ngân sách cũng như dự luật về kiểm soát vốn.
Li-băng đang trong một cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính và thiếu hụt ngoại tệ nghiêm trọng. Các chuyên gia tài chính đã cáo buộc các ngân hàng thương mại gửi ngoại tệ của các khách hàng vào ngân hàng trung ương của nước này để đổi lấy lãi suất cao. Trong khi đó, Ngân hàng trung ương Li-băng đã sử dụng tiền gửi của khách hàng để ổn định tỷ giá hối đoái của đồng nội tệ và hỗ trợ cho việc bù đắp thâm hụt ngân sách của nhà nước.
Thị trường phản ứng tích cực trước động thái mới của ông chủ Tesla
Cổ phiếu của Twitter đã tăng tới hơn 27% sau khi Giám đốc điều hành (CEO) hãng xe điện Tesla (Mỹ), tỷ phú Elon Musk, trở thành cổ đông lớn nhất của họ với việc nắm giữ hơn 9% cổ phần tại công ty mạng xã hội này.
Theo một tài liệu nộp lên Ủy ban Giao dịch và Chứng khoán Mỹ ngày 4/4, ông Musk đã mua gần 73,5 triệu cổ phiếu Twitter – tương đương 9,2% cổ phần của công ty. Khoản đầu tư trên của ông Musk khoảng 2,9 tỷ USD, dựa trên mức giá cổ phiếu trong phiên giao dịch ngày 1/4. Trên giấy tờ, số cổ phiếu này thuộc sở hữu của quỹ Elon Musk Revocable Trust mà ông Musk là thành viên duy nhất.
Sau khi ông Musk trở thành cổ đông lớn nhất của Twitter, giá cổ phiếu của công ty này đã tăng vọt tới 27,1%, lên mức 49.97 USD/cổ phiếu, trong khi cổ phiếu của các công ty mạng xã hội khác như Meta Platforms và Snap Inc cũng có phần khởi sắc.
Theo nhà phân tích thị trường Patrick O’Hare, tuy Twitter không đủ mạnh về giá trị vốn hóa để tác động đến thị trường rộng lớn hơn, nhưng cho biết động thái này đã thúc đẩy tâm lý trên sàn giao dịch. Ông O’Hare cho hay thị trường đang phản ứng với nhận định rằng đây là một tín hiệu đáng khích lệ về lâu dài đối với các cơ hội đầu tư tiềm năng.