Thứ Tư, Tháng Sáu 7, 2023
Trang chủThế giớiKinh tế thế giớiTiêu điểm kinh tế thế giới ngày 8/8/2022

Tiêu điểm kinh tế thế giới ngày 8/8/2022

Các dữ liệu mới công bố ngày 8/8 cho thấy doanh số bán dòng xe thân thiện với môi trường của Hyundai Motor Group đã vượt mốc 1 triệu xe tính đến tháng Bảy vừa qua, sau 13 năm hãng gia nhập thị trường ô tô loại này.

Tiêu điểm kinh tế thế giới ngày 8/8/2022

Tiêu điểm kinh tế thế giới ngày 8/8/2022
Tiêu điểm kinh tế thế giới ngày 8/8/2022

Doanh số bán xe thân thiện với môi trường của Hyundai đã vượt mốc 1 triệu

“Gã khổng lồ” sản xuất ô tô Hàn Quốc cho biết 2 nhánh sản xuất ô tô của hãng là Hyundai Motor Co và Kia Corp đã bán được tổng cộng 29.484 xe thân thiện với môi trường riêng trong tháng 7/2022, nâng tổng số lên 1.024.000 xe. Hyundai Motor ghi nhận doanh số bán tổng cộng cộng 556.854 xe thân thiện với môi trường, phần còn lại là thương hiệu Kia. Grandeur Hybrid của Hyundai Motor ra mắt năm 2013 là mẫu xe “xanh” bán chạy nhất với doanh số bán tổng cộng khoảng 184.000 chiếc. 

Tập đoàn Hyundai tin tưởng doanh số bán xe thân thiện với môi trường sẽ tăng trưởng hơn nữa trong bối cảnh xe điện ngày càng phổ biến.

Tata Motors mua lại nhà máy sản xuất của Ford Motor tại Ấn Độ

Ngày 7/8, Tata Motors Ltd đã ký một thỏa thuận để mua nhà máy sản xuất của Ford Motor ở bang Gujarat, miền Tây Ấn Độ với giá 7,26 tỷ rupee (91,5 triệu USD).

Thỏa thuận giữa công ty con của nhà sản xuất ô tô Ấn Độ Tata Passenger Electric Mobility Ltd và Ford India Pvt Ltd bao gồm đất đai, tài sản và tất cả nhân viên đủ điều kiện.

Tata Motors cho biết: “Giữa bối cảnh năng lực sản xuất của chúng tôi đang gần bão hòa, thỏa thuận mua lại này là kịp thời và mang lại lợi ích cho tất cả các bên liên quan”. Công ty mẹ của hãng xe Jaguar Land Rover cho biết, việc mua lại nhà máy Sanand sẽ mở ra công suất sản xuất 300.000 chiếc xe mỗi năm và có thể tăng lên 420.000 chiếc xe/năm.

Ford chỉ chiếm chưa đến 2% thị trường xe hơi tại Ấn Độ khi hãng này ngừng sản xuất tại nước này vào năm ngoái, sau khi đã phải vật lộn trong hơn hai thập kỷ để tạo ra lợi nhuận.

Indonesia: Trợ giá xăng dầu là biện pháp ổn định chính trị

Theo Tổng thống Jokowi, giá xăng Pertalite, nếu không được trợ giá, có thể lên tới 17.100 rupiah/lít (khoảng 1,2 USD/lít). Tuy nhiên, chính phủ vẫn đang giữ giá nhiên liệu Pertalite ở mức 7.650 rupiah/lít. Nếu để giá nhiên liệu tăng quá cao, tình hình chính trị có thể sẽ bất ổn, khả năng xảy ra các cuộc biểu tình tại các thành phố kéo dài trong nhiều tháng.

Ông Jokowi nhấn mạnh: “Hãy tưởng tượng nếu giá xăng Pertalite tăng từ 7.650 rupiah lên đúng giá 17.100 rupiah, thì đất nước có thể rơi vào tình trạng bất ổn”. Với mức giá xăng Pertalite theo thị trường hiện nay có giá 17.100 rupiah/lít và sau khi trợ giá còn 7.650 rupiah/lít, điều đó có nghĩa là chính phủ đã phải hỗ trợ 9.450 rupiah/lít xăng Pertalite.

Ông Jokowi cho biết, PT Pertamina (Persero) dự báo năm 2022 sẽ cần tới 23 triệu lít xăng trợ giá, tuy nhiên, tình hình thực tế có thể phải tăng tới 28 triệu lít. Tổng thống Jokowi khẳng định, “chính phủ đã tăng ngân sách trợ cấp năng lượng đặc biệt từ 11,4 tỷ USD lên 33,5 tỷ USD năm 2022. Sẽ không có quốc gia nào đủ mạnh để đưa ra một khoản trợ cấp lớn như vậy”.

Xem thêm: USD/JPY ngóng dữ liệu kinh tế Nhật Bản

Thượng viện Mỹ thông qua dự luật về khí hậu và y tế

Ngày 7/8, sau nhiều tháng đàm phán và tranh luận, Thượng viện Mỹ đã thông qua dự luật về kế hoạch đầy tham vọng của Tổng thống Joe Biden liên quan đến khí hậu, thuế và chăm sóc sức khỏe. Đây được coi là một thắng lợi quan trọng của Tổng thống Biden trước thềm cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ sắp tới.

Dự kiến, dự luật trên với kế hoạch chi tiêu có tổng giá trị lên tới 430 tỷ USD sẽ sớm được đưa ra bỏ phiếu tại Hạ viện trước khi Tổng thống Biden ký ban hành thành luật. Đáng chú ý trong kế hoạch trên, nước này sẽ dành 370 tỷ USD cho các dự án năng lượng sạch và các sáng kiến khí hậu nhằm giảm 40% lượng phát thải khí nhà kính vào năm 2030.

Theo giới quan sát, đây có thể được xem là một thành tích đáng ghi nhận của Tổng thống Biden trước khi diễn ra cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ đồng thời góp phần củng cố vai trò “đầu tàu” của nước Mỹ trong việc đối phó với những thách thức liên quan đến vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu.

Thượng viện Mỹ thông qua dự luật về khí hậu và y tế
Tiêu điểm kinh tế thế giới ngày 8/8/2022

Chỉ số Big Mac xuống thấp bộc lộ hạn chế của kinh tế Nhật Bản

Theo số liệu do Tạp chí The Economist của Anh tháng Bảy công bố mới đây, chỉ số Big Mac của Nhật Bản đã tụt xuống thấp hơn Trung Quốc và Hàn Quốc, qua đó bộc lộ những hạn chế cố hữu của kinh tế Nhật Bản cần được khắc phục.

Theo số liệu mới nhất quy đổi sang đồng yen, chỉ số Big Mac của Mỹ hiện là 685 yen, Trung Quốc là 475 yen, Hàn Quốc là 460 yen, trong khi Nhật Bản chỉ đứng thứ sáu với 390 yen. Nếu so sánh chỉ số tương tự cũng do Tạp chí này công bố tháng 4/2000 thì mặc dù chỉ số Big Mac của Nhật đứng thứ năm với 294 yen nhưng vẫn cao hơn Mỹ với 237 yen và cao hơn Trung Quốc, Hàn Quốc. Nguyên nhân chủ yếu là do đồng yen mất giá mạnh kể từ đầu năm trở lại đây, đồng thời cũng bộc lộ mặt hạn chế của nền kinh tế Nhật Bản liên quan đến vấn đề tăng lương cho người lao động.

The Economist mô tả chỉ số Big Mac như một cách để đánh giá liệu các loại tiền tệ có ở mức chính xác hay không, thông qua so sánh giá của một bánh mì kẹp thịt của hãng McDonald’s ở từng quốc gia trong cùng một thời điểm.

 

Đánh giá bài viết

/ 5. Lượt đánh giá:

Minh Phương
Minh Phương
Với nhiều năm kinh nghiệm trong linh vực kinh doanh và đầu tư tài chính, Minh Phương xin chia sẻ những trải nghiệm và những bài học đến tất cả bạn đọc.
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
spot_img
LỊCH KINH TẾ
BÀI VIẾT MỚI