Mở đầu tuần gia dịch, cặp tiền USD/JPY bất ngờ đi lên sau khi có tin Chính phủ Nhật Bản có thể sẽ chọn ông Masayoshi Amamiya, người đang giữ chức Phó Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ), làm người kế nhiệm Thống đốc Haruhiko Kuroda.
Cặp tiền USD/JPY bất ngờ đi lên

Vào lúc 9 giờ sáng 6/2 tại thị trường Tokyo, tỷ giá giữa hai đồng tiền được niêm yết ở mức 132,06-07 yen/USD, tăng mạnh so với mức giao dịch 131,15-25 yen/USD tại thị trường New York và 128,59-62 yen/USD ở thị trường Tokyo vào lúc chốt phiên cuối tuần trước.
Không chỉ giảm giá so với đồng USD, đồng yen còn giảm giá so với đồng euro. Tỷ giá giao dịch giữa hai đồng tiền này được niêm yết ở mức 142,45-52 yen/euro, tăng mạnh so với mức 141,60-70 yen/euro ở New York và 140,16-20 yen/euro ở Tokyo vào cuối tuần trước.
Mới đây, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) nên để lợi suất trái phiếu chính phủ linh hoạt hơn và sẵn sàng tăng lãi suất ngắn hạn nếu rủi ro lạm phát tăng “đáng kể.”
Trong một đề xuất sau cuộc tham vấn chính sách hàng năm với Nhật Bản, IMF cho biết chính sách tiền tệ siêu nới lỏng của ngân hàng trung ương vẫn phù hợp vì lạm phát có thể sẽ giảm xuống dưới mục tiêu 2% vào cuối năm 2024 nếu tiền lương không tăng đáng kể

Tuy nhiên, với những rủi ro lạm phát tăng ngày càng hiện rõ tại nền kinh tế lớn thứ ba thế giới, IMF cho biết BoJ nên để lợi suất dài hạn tự do hơn, chẳng hạn như tăng hoặc nới rộng mục tiêu lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm.
Trưởng phái đoàn IMF tại Nhật Bản Ranil Salgado cho rằng điều đó không thực sự làm thay đổi lập trường hỗ trợ của BoJ.
Xem thêm: Tại sao các nhà đầu tư nên yêu thích cổ tức của McDonald’s
Nó cân bằng một số tác động đối với nền kinh tế thực với tác động lên thị trường tài chính.
Điều đó cũng giúp việc bắt đầu quá trình chuyển đổi hướng tới việc tăng lãi suất ngắn hạn trở nên dễ dàng hơn, đồng thời cho biết thêm BoJ có thể xem xét các bước để tăng cường tính linh hoạt của lợi suất trái phiếu ngay cả trước khi mục tiêu lạm phát đạt được
Trong bối cảnh lạm phát tiêu dùng cơ bản của Nhật Bản ở mức cao nhất trong 41 năm qua, ở mức 4%, gấp đôi mục tiêu của BoJ, các thị trường đã đặt cược rằng ngân hàng trung ương sẽ loại bỏ dần các biện pháp kích thích mạnh mẽ.
Đồng USD đã chạm mức cao nhất trong 32 năm, vào khoảng 152 yen đổi 1 USD trong năm 2022, khiến các nhà chức trách phải can thiệp vào thị trường tiền tệ để hỗ trợ đồng nội tệ Nhật Bản, mặc dù sau đó đồng yen đã tăng trở lại khoảng 130 yên đổi 1 USD.
IMF cho biết mặc dù việc can thiệp tiền tệ có thể kiểm soát sự biến động quá mức và giữ cho tốc độ dịch chuyển của đồng yen phù hợp hơn với các nguyên tắc cơ bản, nhưng tác động của nó có thể chỉ là tạm thời.
Hoa Nguyễn