Trang chủThế giớiKinh tế thế giớiXu hướng thị trường tuần từ 6-10/2/2023

Xu hướng thị trường tuần từ 6-10/2/2023

Thị trường vàng, dầu tiếp tục xu hướng đi xuống chờ đợi báo cáo việc làm từ Mỹ.

Chứng khoán Mỹ diễn biến trái chiều

Các chỉ số chứng khoán Mỹ chốt phiên 2/2 trái chiều, khi các cổ phiếu công nghệ phục hồi, còn cổ phiếu năng lượng giảm.

Chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 39,02 điểm, hay 0,11%, xuống 34.053,94 điểm. Chỉ số tổng hợp S&P 500 tăng 60,55 điểm, hay 1,47%, lên 4.179,76 điểm. Chỉ số công nghệ Nasdaq Composite tăng 384,5 điểm, hay 3,25%, lên 12.200,82 điểm.

Bảy trong 11 lĩnh vực chủ chốt của chỉ số S&P 500 chốt phiên trong sắc xanh, với dịch vụ truyền thông và hàng tiêu dùng không thiết yếu tăng tương ứng 6,74% và 3,08%, vượt các lĩnh vực còn lại. Lĩnh vực công nghệ tăng 2,78%, cũng nằm trong số các nhóm tăng mạnh nhất. Lĩnh vực năng lượng giảm 2,52% và là lĩnh vực giảm mạnh nhất. 

Các nhà đầu tư tiếp tục đánh giá quyết định chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tại cuộc họp trong hai ngày 31/1-1/2 và những phát biểu của Chủ tịch Fed Jerome Powell, với việc ghi nhận tiến triển trong nỗ lực chống lạm phát.

Như đã được nhận định rộng rãi, Fed đã giảm tốc độ tăng lãi suất, khi tăng 25 điểm cơ bản, lên 4,5-4,75%, sau khi tăng 50 điểm cơ bản hồi tháng 12/2022 và tăng 75 điểm cơ bản bốn lần liên tiếp trước đó. 

Trong tuần này, thị trường sẽ chờ đợi các diễn biến từ báo cáo việc làm của Mỹ.

Vàng có xu hướng giảm

Xu hướng thị trường tuần từ 6-10/2/2023
Giá vàng châu Á ít biến động trong phiên chiều 3/2

Giá vàng châu Á ít biến động trong phiên chiều 3/2 sau đợt bán ra mạnh trong phiên trước đó, do các nhà giao dịch nghe ngóng việc ngân hàng trung ương các nước tăng lãi suất.

Đồng USD mạnh đã khiến kim loại quý này hướng tới tuần giảm giá đầu tiên trong 7 tuần.

Giá vàng giao ngay tăng 0,2% lên 1.915,89 USD/ounce vào lúc 13 giờ 52 phút (giờ Việt Nam), sau khi giảm 2% vào thứ Năm (2/2) do đồng USD mạnh và hoạt động chốt lời. Giá vàng đã giảm 0,6% từ đầu tuần đến nay.

Giá vàng của Mỹ giao kỳ hạn ít thay đổi ở mức 1.915,20 USD/ounce.

Chuyên gia phân tích thị trường Yeap Jun Rong tại IG nhận định rằng một số hoạt động chốt lời có thể xảy ra trong ngắn hạn, nhưng đối với giá vàng, niềm tin lớn hơn đối với người bán có thể là sự phá vỡ dưới mức 1.895 USD/ounce.

Sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất 25 điểm cơ bản, cả Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) đều tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản như dự kiến vào ngày 2/2.

Trong khi đó đồng USD tăng 0,1% đã kiềm chế giá vàng tăng. Các nhà đầu tư đang chờ đợi Mỹ công bố số liệu việc làm phi nông nghiệp hàng tháng vào cuối ngày 3/2.

Dầu tiếp tục giảm

Dầu tiếp tục giảm
Dầu tiếp tục giảm

Khép lại phiên cuối tuần 3/2, giá dầu tiếp tục giảm. Cụ thể, tại thị trường New York, giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giao tháng Ba giảm 2,49 USD, tương đương 3,3%, xuống 73,39 USD/thùng – mức thấp nhất kể từ ngày 4/1.

Trong khi đó, tại thị trường London, giá dầu Brent cũng giảm 2,23 USD, tương đương 2,7%, và đóng cửa phiên ở mức 79,94 USD/thùng – mức thấp nhất kể từ phiên 9/1.

Tính chung cả tuần, giá dầu WTI giảm 7,9% còn giá dầu Brent giảm 7,5%

Xem thêm: Tại sao các nhà đầu tư nên yêu thích cổ tức của McDonald’s

Lukman Otunuga, giám đốc phân tích thị trường tại sàn giao dịch hàng hóa FXTM, nhận định rằng đây là một tuần khó khăn đối với “vàng đen” khi tâm lý lạc quan về nhu cầu giảm bớt và các kho dự trữ của Mỹ tăng đã khiến giá dầu đi xuống.

Dữ liệu được công bố trong tuần này cho thấy dự trữ dầu thô của Mỹ tăng mạnh 4,1 triệu thùng trong tuần kết thúc vào ngày 27/1. Lượng dầu dự trữ kể từ đầu năm lên tới 32 triệu thùng. Dự trữ xăng gần đây đã tăng 4 tuần liên tiếp với tổng cộng 12 triệu thùng. 

Tuần tới, nhà đầu tư sẽ chờ đợi những tín hiệu rõ ràng hơn về sự phục hồi nhu cầu nhiên liệu tại Trung Quốc – nhà nhập khẩu dầu thô hàng đầu toàn cầu, cũng như tác động của lệnh cấm nhập khẩu sản phẩm dầu tinh chế từ Nga của EU – dự kiến vào ngày 5/2.

Matt Smith, nhà phân tích dầu mỏ về khu vực châu Mỹ tại công ty phân tích thị trường hàng hóa Kpler, nhận xét rằng giống như các lệnh trừng phạt đối với dầu thô của Nga, lệnh cấm của EU đối với các sản phẩm dầu tinh chế của Nga khó có thể gây ra sự thiếu hụt lớn đối với nguồn cung toàn cầu. Thực tế là các nước EU đã tăng cường mua dầu diesel của Nga trong những tháng gần đây để đảm bảo lượng dự trữ. Xuất khẩu dầu diesel của Nga sang các nước EU đã đạt mức cao kỷ lục trong tháng 12/2022, và bắt đầu giảm đáng kể trong tháng 1/2023.

Trong khi đó, nhu cầu dầu tinh chế của Trung Quốc đang phục hồi, đặc biệt là nhiên liệu máy bay. Sau dịp nghỉ Tết Nguyên đán, “bức tranh” nhu cầu của nước này sẽ rõ ràng hơn khi nền kinh tế trở lại hoạt động bình thường từ tháng Hai.

Vương Linh

Đánh giá bài viết

/ 5. Lượt đánh giá:

Minh Phương
Minh Phương
Với nhiều năm kinh nghiệm trong linh vực kinh doanh và đầu tư tài chính, Minh Phương xin chia sẻ những trải nghiệm và những bài học đến tất cả bạn đọc.
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
spot_img
LỊCH KINH TẾ
BÀI VIẾT MỚI