Thứ Năm, Tháng Ba 28, 2024
Trang chủBài học đầu tưKiến thứcĐầu Tư Giá Trị Hoạt Động Ra Sao?

Đầu Tư Giá Trị Hoạt Động Ra Sao?

Viết bởi Cafeforexvn

Đầu tư giá trị (value investing) là chiến thuật được các nhà đầu tư sử dụng khi muốn mua các cổ phiếu, trái phiếu, bất động sản, hoặc những tài sản khác thấp hơn giá trị của chúng. Những nhà đầu tư theo đuổi chiến thuật đầu tư giá trị sẽ học cách tìm hiểu giá trị nội tại (intrinsic value) của tài sản, và tập tính kiên nhẫn chờ đợi đến khi họ có thể mua lại chúng với giá thấp hơn giá trị nội tại.

Đầu Tư Giá Trị Hoạt Động Ra Sao?

Trong bài viết này, chúng ta sẽ phân tích rõ hơn về đầu tư giá trị, bao gồm lịch sử của nó, cách tính giá trị nội tại và các lựa chọn khác để cân nhắc.

Xem thêm: Ba lý do khiến bê bối FTX lại là động lực tích cực cho Bitcoin

Đầu Tư Giá Trị Là Gì?

Đầu tư giá trị về cơ bản là mua lại các khoản đầu tư đang giảm giá.

Nguồn gốc của đầu tư giá trị đến từ nghiên cứu của Benjamin Graham và David Dodd vào những năm 1920, khi cả hai bắt đầu giảng dạy tại trường Columbia Business School. Phần lớn ý tưởng về đầu tư giá trị được họ mô tả trong cuốn “Phân Tích Chứng Khoán” và trong cuốn “Nhà Đầu Tư Thông Minh” của Graham. Warren Buffett, nhà đầu tư giá trị thành công nhất từ trước đến nay, từng là học trò của Graham tại Columbia.

Đầu tư giá trị bắt đầu với tiền đề rằng khi một nhà đầu tư mua cổ phiếu của một công ty, họ sẽ sở hữu một phần công ty đó. Dù điều này có vẻ hiển nhiên, nhiều nhà đầu tư “thao túng thị trường” mà không để ý đến những tài sản cơ sở cơ bản của công ty họ sở hữu.

Là một chủ sở hữu, nhà đầu tư nên đánh giá các báo cáo tài chính của công ty để thẩm định giá trị nội tại. Hình thức đánh giá này được gọi là phân tích cơ bản.

Giá trị nội tại không chỉ là một con số. Thật ra, do việc thẩm định một công ty phụ thuộc vào nhiều giả định khác nhau, giá trị này thường là một khoảng. Sự thiếu chính xác này không thành vấn đề với một nhà đầu tư.

Theo lời của Buffet, “Gần đúng tốt hơn là hoàn toàn sai.” Các nhà đầu tư giá trị sẽ xem xét việc đầu tư vào một công ty với giá ngang bằng hoặc thấp hơn giá nội tại.

Xem thêm: Vàng hồi phục do đồng USD suy yếu

Làm Sao Để Tính Giá Trị Nội Tại

Về cơ bản, tính toán giá trị nội tại của một công ty bao gồm việc xác định giá trị hiện tại của dòng tiền tương lai của công ty. Để làm điều đó, trước hết ta cần ước tính dòng tiền tương lai và lãi suất để xác định giá trị hiện tại của dòng tiền này. Vì vậy cũng dễ hiểu tại sao giá trị nội tại thường là một khoảng hơn là một số nhất định.

Buffet xem giá trị nội tại như “cách thức hợp lý duy nhất” để đánh giá độ thu hút của khoản đầu tư và kinh doanh.

Ông viết: “Giá trị nội tại có thể được định nghĩa đơn giản như thế này: đó là giá trị chiết khấu của dòng tiền mà doanh nghiệp có thể lấy ra trong suốt quá trình hoạt động.”

Có nhiều thông số có thể sử dụng để xác định xem một công ty có đang bán dưới mức giá nội tại hay không. Mặc dù không nên phụ thuộc vào những số liệu này một cách mù quáng, chúng có thể rất có ích để bạn bắt đầu tìm hiểu.

Xác Định Giá Trị Nội Tại Với Hệ Số Giá Trên Giá Trị Ghi Sổ

Hệ số giá/giá trị ghi sổ, hay hệ số P/B, so giá cổ phiếu của một công ty với giá trị ghi sổ của cổ phiếu đó. Giá trị ghi sổ của một cổ phiếu chính là giá trị tài sản ròng của công ty (tài sản trừ đi tiêu sản) chia cho số cổ phiếu lưu hành trên thị trường. Trong vài trường hợp, nhà đầu tư sẽ không tính một vài tài sản vô hình (như lợi thế thương mại) vào hệ số P/B.

Trên lý thuyết, mọi giá trị dưới mức 1.0 chỉ ra rằng cổ phiếu của một công ty đang bán dưới mức tài sản ròng. Hiện nay, một số ngân hàng giao dịch dưới mức giá trị ghi sổ, trong khi một số công ty phát triển khác giao dịch gấp nhiều lần giá trị ròng của họ.

Tuy nhiên, hệ số P/B không dùng để xác định giá trị so với đầu tư tăng trưởng, vì những số liệu này luôn thay đổi theo các chu kỳ kinh doanh. Hệ số P/B tăng khi giá cổ phiếu tăng và giảm khi giá cổ phiếu giảm.

Xác Định Giá Trị Nội Tại Với Hệ Số Giá Trên Thu Nhập

Hệ số giá trên thu nhập, hay hệ số P/E, so giá cổ phiếu của một công ty với thu nhập hàng năm. Chẳng hạn hệ số P/E bằng 15 chỉ ra rằng với mức thu nhập hiện tại, công ty sẽ mất 15 năm để cân bằng giá cổ phiếu.

Hệ số P/E càng thấp chứng tỏ cổ phiếu của công ty càng có giá trị. Dù không có một mức nhất định nào cho phép đánh giá xem một cổ phiếu có giá trị hay không, hệ số P/E của công ty nên thấp hơn hệ số P/E trung bình của thị trường.

Cũng như hệ số P/B, nên nhớ rằng hệ số P/E thấp không đồng nghĩa với việc công ty là một khoản đầu tư tốt. Những thông số này chỉ là điểm bắt đầu cho những phân tích chuyên sâu hơn.

Xem thêm: Walmart “bất tử” trước suy thoái kinh tế

Các Lựa Chọn Khác Cho Đầu Tư Giá Trị

Đầu tư giá trị không chỉ là phương thức duy nhất để lựa chọn cổ phiếu. Một cách thức quan trọng khác là đầu tư tăng trưởng. Trong khi đầu tư giá trị tìm kiếm những công ty có cổ phiếu đang giảm giá, kiểu đầu tư này tìm kiếm những công ty đang tăng trưởng nhanh hơn nhiều công ty khác.

Nếu như một nhà đầu tư giá trị muốn hệ số P/E và P/B thấp, nhà đầu tư tăng trưởng sẽ quan tâm đến tốc độ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận của một công ty. Thật ra, nhiều công ty tăng trưởng nhanh đều có hệ số P/E và P/B cao khủng khiếp.

Theo thời gian, cả hai cách đầu tư đều có thể vượt qua lợi nhuận trung bình của thị trường. Nhiều năm trở lại đây, đầu tư tăng trưởng sinh lời hơn đầu tư giá trị trên thị trường. Có thể thấy rõ điều này qua lợi nhuận của những công ty như Amazon, Apple hay Tesla. Tuy nhiên trước đây đầu tư giá trị đã vượt trội hơn trong một khoảng thời gian dài.

Ngoài hai cách đầu tư trên, có một vài cách thức khác không hề đụng đến phân tích cơ bản. Ví dụ, có những người áp dụng phương pháp phân tích kĩ thuật, một cách sử dụng dữ liệu thị trường trong quá khứ để dự đoán giá cả tương lai. Một ví dụ khác, các nhà giao dịch trong ngày thường phụ thuộc vào những biến động ngắn hạn trên thị trường hơn là các đánh giá về giá trị nội tại.

Đầu Tư Giá Trị Và Quỹ Tương Hỗ

Quỹ tương hỗ có thể cung cấp cho các nhà đầu tư khả năng tiếp cận với đầu tư giá trị. Hầu hết các công ty quỹ đều đưa ra cả hai hình thức quản lý quỹ giá trị chủ động và thụ động (như quỹ đầu tư theo chỉ số). Ví dụ, quỹ Vanguard Value Index Fund Admiral Shares (VVIAX) đầu tư vào các công ty. Một so sánh đơn giản giữa quỹ này và quỹ đầu tư tăng trưởng Vanguard Growth Index Fund Admiral Shares (VIGAX) sẽ làm rõ sự khác nhau giữa hai hình thức đầu tư này.

Hệ số P/E trung bình của các cổ phiếu thuộc quỹ giá trị là 18.1, còn của quỹ tăng trưởng là 38.8. Cũng như vậy, hệ số P/B của quỹ giá trị là 2.1, trong khi đó con số này ở quỹ tăng trưởng là 8.2.

Như đã nói ở trên, các quỹ tăng trưởng thường vượt trội hơn các quỹ giá trị trong vài năm gần đây, điều này được phản ánh qua kết quả hoạt động 10 năm của hai quỹ này. Quỹ đem lại trung bình 10.91% thu nhập trong khi quỹ đầu tư đem lại 16.79%.

Nhưng cũng không nên cho rằng đầu tư tăng trưởng đang được ưu ái hơn đầu tư thông qua số liệu này. Cả hai đều có ưu điểm riêng. Nếu muốn tìm hiểu về cách kết hợp hai phương thức trên, quỹ đầu tư theo chỉ số S&P 500 sẽ cung cấp cách thức này.

Xem thêm: Cổ phiếu BMW bị định giá thấp là lựa chọn đầu tư cực kỳ hấp dẫn cho nhà đầu tư

Kết luận

Value Investing là một phương thức chắc chắn để tích luỹ tài sản. Chiến thuật này tập trung vào các phân tích cơ bản của một công ty và tính toán giá trị nội tại của nó. Từ đó, nhà đầu tư sẽ tìm cách mua các công ty bằng hoặc thấp hơn mức giá nội tại. Nhưng đây không phải là phương án an toàn duy nhất mà một nhà đầu tư có thể áp dụng.

Thi Nguyễn – Theo forbes

Cafeforexvn

 
Minh Phương

Với nhiều năm kinh nghiệm trong linh vực kinh doanh và đầu tư tài chính, Minh Phương xin chia sẻ những trải nghiệm và những bài học đến tất cả bạn đọc.

Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
spot_img
LỊCH KINH TẾ
BÀI VIẾT MỚI