cafeforexvn.com – Trong giai đoạn cuối tháng 11, lạm phát khu vực châu Âu chạm mốc 4,9%, cao nhất trong suốt hơn 25 năm vừa qua. Các nhà lãnh đạo của Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) cho rằng lạm phát tại khu vực này đã chạm đỉnh.
Liệu lạm phát năm 2022 có kìm hãm?
Ông Jerome Powell, chủ tịch Fed cho rằng lạm phát không chỉ là tạm thời. Đồng thời, ông còn phát ra nhiều tín hiệu để thúc đẩy nhanh tiến trình “khóa van”, giảm mua trái phiếu chính chủ.
Đồng thời, giá dầu đang giảm mạnh xuống dưới mốc 70 USD/thùng, sau khi biến chủng mới đang lây lan trên toàn cầu. Các giới phân tích lo ngại chủng virus mới và cùng một số nước như Mỹ đang có những quyết định trong việc bán lượng dầu dự trữ, khiến OPEC dừng tiến trình tăng lượng cung dầu ra thị trường.
Giá năng lượng cao cũng là nguyên nhân vô cùng quan trọng thúc đẩy quá trình lạm phát. Khi giá năng lượng được kiểm soát thì cũng sẽ làm giảm áp lực lạm phát lên nhiều quốc gia.
Lạm phát khu vực Châu Âu
Trong năm 2021 đã xuất hiện không ít nhân tố gây lạm phát tại Châu Âu và có thể tiếp tục kéo dài hết năm 2022, chẳng hạn như đứt gãy chuỗi cung ứng và thiếu lao động. Tuy nhiên, mức độ đứt gãy và toàn bộ áp lực lên giá cả sẽ không còn cao như thời điểm năm 2021.
Trong đó, khu vực Châu Âu đã ghi nhận mức lạm phát lên đến 4,9% cao nhất, lạm phát sẽ nhanh chóng trượt mạnh mức 5-6% tại Mỹ và 2% tại Châu Âu. Các nhà chuyên gia đang kỳ vọng mức lạm phát này không khuếch đại hơn nữa và sẽ duy trì bình ổn trong năm 2022.
Việt Nam có đang lệch pha với toàn cầu
Những chuyên gia tài chính tiền tệ trong khối ngân hàng Việt Nam đang đặt ra câu hỏi: “ Liệu Việt Nam có đang lệch pha so với toàn cầu không?”
Cho đến hôm nay, châu Âu và châu Mỹ đang đẩy nhanh quá trình hoạt động sản xuất quay về trạng thái trước dịch, đặc biệt là các nhà hoạt động trong khu vực bán lẻ và vui chơi, giải trí.
Ở Việt Nam, các hoạt động tại khu vực như công viên, giao thông đang thấp hơn nhiều trước 23% đến 45%. Điều này chứng tỏ, Việt Nam chúng ta cần phải tăng tốc hơn, việc thiếu hụt lao động sau dỡ bỏ giãn cách xã hội cần được bổ sung nhiều hơn.
Trong một báo cáo gần đây, mức tăng lạm phát của nền kinh tế ghi nhận vẫn đang trong mức kiểm soát trong tháng 11 năm 2021. CPI (chỉ số giá tiêu dùng) đã tăng khoản 1,84% so với cùng kỳ năm ngoái, mức tăng chỉ khoảng 0.82%.
Đây chưa phải là một con số lạc quan, vì nó đang cho thấy nền kinh tế của nước ta đang trong quá trình hồi phục khá chậm chạp, cần tăng tốc và tạo sự bùng nổ hơn. Tính đến thời điểm hiện tại, một số chi phí sản xuất vẫn đang trên đà tăng dẫn đến lợi nhuận của các doanh nghiệp đang còn thu hẹp và thâm chí đang thua lỗ. Điều này sẽ gây ra ảnh hưởng đến các nguồn vốn từ các công ty FDI vào thị trường Việt Nam.
Tham khảo thêm:
- Lạm phát, Metaverse và Covid: Những điều nhà đầu tư nên quan tâm vào năm 2022
- Didi ngưng niêm yết, liệu Trung Quốc không còn cần Phố Wall?
Thế giới đang hành động
Chính vì thế, các ngân hàng Trung ương trên toàn cầu đang đẩy nhanh các gói kích thích kinh tế, mục tiêu giải quyết những khó khăn cho các doanh nghiệp trong vấn đề tiếp cận nguồn vốn và khôi phục các chi phí như sản xuất, tạo điều kiện thúc đẩy lao động để giải quyết tình trạng thất nghiệp.
Hiện tại, các nước trên toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng đang tăng tốc thúc đẩy song song quá trình chống biến chủng mới và ngăn chặn những nguyên nhân gây ra tình trạng lạm phát trên toàn cầu. Các chính phủ đang không ngừng nỗ lực đưa ra các chính sách thực hiện giải quyết những vấn đề ùn tắc chuỗi cung ứng, tình trạng nguồn cung lao động, giá nhiên liệu trong giai đoạn này.
Các giới chuyên gia đang kỳ vọng rất nhiều việc ông Jerome Powell tái bổ nhiệm vị trí chủ tịch Fed, nhiều nhà đầu tư cũng hy vọng tình trạng lạm phát sẽ sớm kết thúc trong tương lai không xa.