Trang chủChứng khoánĐã tới lúc mua vào 5 mã blue-chip bết bát nhất năm...

Đã tới lúc mua vào 5 mã blue-chip bết bát nhất năm 2021?

Cafeforexvn – Những mã blue-chip món hời không còn là món hời nếu không có nhiều hy vọng phục hồi mạnh mẽ trong tương lai.

Những điểm chính

  • Tình trạng chi phí gia tăng ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty có thể không diễn ra trong “nhất thời” như nhiều nhà đầu tư tin tưởng.
  • Một số công ty lớn để mặc đối thủ cạnh tranh lấn sân sang lĩnh vực của họ.
  • Có thể cần nhiều năm để gây dựng lại khả năng cạnh tranh cũng như đưa ra các biện pháp hạn chế chi phí.

Đã tới lúc mua vào 5 mã blue-chip bết bát nhất năm 2021?

Nếu bạn đang săn lùng những món hời để nắm giữ trong năm sau, hẳn bạn đang có vài mục tiêu hấp dẫn ngoài kia. Trong khi S&P 500 đang trên đà kết thúc năm 2021 với mức tăng 22%, thì các cổ phiếu blue-chip như AT&T (NYSE: T), Clorox (NYSE: CLX) và FedEx (NYSE: FDX) vô cùng chật vật và để mất 22%, 18% và 12% giá trị tính đến thời điểm hiện tại trong năm nay. Đây không phải là kiểu hiệu suất mọi người chờ đợi từ các công ty mang tính biểu tượng của thị trường. Đặc biệt là khi nền kinh tế đang phục hồi sau sự gián đoạn ban đầu của đại dịch COVID-19.

Tuy nhiên, trước khi bắt đầu chi tiêu bừa bãi, bạn có thể nên lùi lại một bước và đánh giá bức tranh toàn cảnh.

Đã tới lúc mua vào 5 mã blue-chip bết bát nhất năm 2021?

Tham khảo thêm:

Chủ yếu nguyên nhân đến từ nội tại

Thực tế cả Clorox, FedEx và AT&T đều là những công ty ổn định. Tính đến thời điểm hiện tại, cổ phiếu của Walt Disney (NYSE: DIS) giảm 21%. Cổ phiếu Mastercard (NYSE: MA) giảm 14%. Và đó chỉ là một vài cái tên nằm trong danh sách các mã thất bại nặng nề trong năm nay. Các mã cổ phiếu không mấy liên quan đến nhóm blue chip (nhưng vẫn là các công ty lành mạnh) thậm chí còn giảm nhiều hơn.

Vì đâu nên nỗi?

Không có câu trả lời chung. Cổ phiếu của Disney giảm là do đợt tăng mạnh năm ngoái đang dần rút bớt khi các nhà đầu tư nhận ra chỉ riêng thương hiệu Disney vẫn chưa đủ để giữ chân các khách hàng của dịch vụ phát trực tuyến mãi mãi. Cổ phiếu của AT&T cũng đang ở trong thế phòng thủ do hoạt động loại bỏ WarnerMedia là một công việc ẩn chứa quá nhiều rắc rối và tốn kém. Cổ phiếu FedEx thì giảm phần lớn do sức tăng trưởng đáng thất vọng sau đại dịch cùng với chi phí nhiên liệu tăng cao. MasterCard phát hiện bản thân không còn là cái tên thu hút như trước, đặc biệt là với những người tiêu dùng trẻ tuổi bắt đầu lựa chọn các loại trung gian thanh toán khác. Với trường hợp của Clorox, công ty nhận ra cần phải đổi mới nếu muốn duy trì lòng trung thành của khách hàng.

Nói tóm lại, không phải tự nhiên mà các cổ phiếu blue-chip này giảm giá. Nguyên nhân giảm cũng rất chính đáng.

Và có một điểm cần rút ra cho các nhà đầu tư săn cổ phiếu giá rẻ đang để mắt đến các mã này: Không phải cứ là cổ phiếu blue chip thì đều nên mua một cách mù quáng bất cứ khi nào chúng hạ giá. Các công ty này vẫn phải chứng tỏ hiệu suất của mình. Và rất nhiều mã trong đây không thể duy trì phong độ như trước.

Nhận định này thậm chí còn đúng với thời điểm hiện tại hơn vài tháng trước. Hãy thử lấy ví dụ với FedEx. Hồi đầu năm, áp lực lạm phát đẩy giá nhiên liệu lên cao được mô tả là “nhất thời”. Điều này đồng nghĩa tình trạng đó sẽ không được duy trì quá lâu. Gần đây Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell đã đề nghị ngừng sử dụng cụm “nhất thời” do mô tả có phần sai lệch của nó. Hóa ra, “nhất thời” ở đây chỉ đồng nghĩa giá tăng cao sẽ không để lại sẹo lâu dài cho nền kinh tế, chứ không đồng nghĩa lạm phát sẽ chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn. Trong khi đó, gã khổng lồ thương mại điện tử Amazon (NASDAQ: AMZN) xác nhận đang trên đà trở thành dịch vụ giao hàng lớn nhất tại Hoa Kỳ vào một thời điểm nào đó trong năm tới. Động thái mang tầm cỡ như vậy có khả năng thay thế cả FedEx chứ không đơn thuần là nỗ lực giải quyết vấn đề hậu cần cho chính Amazon nữa.

AT&T là một ví dụ khác về một công ty vững chắc một thời trở nên khó khăn một cách bất ngờ. Trong khi bán tống bán tháo phần lớn DirecTV và sớm loại bỏ WarnerMedia sẽ khiến hãng này hoàn toàn thoát khỏi lĩnh vực kinh doanh giải trí ác mộng, đồng thời AT&T sẽ được rũ bỏ khỏi những thương vụ nợ nần chồng chất so với thời điểm bắt đầu. Chẳng hạn, thương vụ 85 tỷ đô la được tài trợ bằng cổ phiếu và nợ để mua lại Time Warner vào năm 2018, hiện chưa được tháo gỡ với khoảng một nửa con số nói trên. AT&T có thể gánh khoản chênh lệch, nhưng tình trạng nợ nần như hiện nay đồng nghĩa công ty có lẽ không thể thực hiện các mục tiêu khác của mình.

Mặc dù không ở cùng mức độ như AT&T và FedEx, nhưng những tên tuổi lớn khác bên trên đều gặp phải những vấn đề khó có thể giải quyết trong một sớm một chiều.

Nắm lấy gợi ý

Nhưng làm sao các công ty lâu năm lại rơi vào tình cảnh khó khăn hiện tại?

Là bởi hầu hết các công ty này (và nhiều tổ chức đồng nghiệp) đều cho rằng những gì đã hiệu quả trong 10 năm trước vẫn tiếp tục tỏ ra hiệu quả trong giai đoạn hiện nay. Nhưng điều đó không chính xác.

Và cũng khó có thể phủ nhận thái độ tự mãn của các công ty trong cuộc chơi này.

Trường hợp điển hình: Nếu AT&T đánh giá thực tế về bối cảnh giải trí cách đây 6 năm trước khi mua lại DirecTV, họ có thể nhận thấy mảng kinh doanh truyền hình cáp đang chết dần. Công ty cũng có thể mua WarnerMedia với một kế hoạch rõ ràng hơn khi phân khúc xưởng sản xuất phim thực sự đáng đồng tiền bát gạo. Còn FedEx đáng lẽ phải nhận ra một công ty có quy mô như Amazon cuối cùng sẽ đạt tới ngưỡng đủ lớn để tự xây dựng mạng lưới giao hàng của riêng mình. Mastercard đã cho phép PayPal trở thành cái tên hàng đầu trong thanh toán ngang hàng. Trước đó MasterCard hoàn toàn có cơ hội mua đứt PayPal 5 năm trở lại đây trong một thỏa thuận tự cấp vốn có giá trị 50 tỷ đô la. Thay vào đó, công ty để mặc PayPal tăng gấp đôi số lượng giao dịch hàng năm trong thời gian đó.

Cũng cần nhắc lại đây là những loại sai lầm thường được chứng kiến trong giai đoạn sau của thị trường tăng giá kết hợp với các chu kỳ tăng trưởng kinh tế (như chu kỳ mà chúng ta đã trải qua 12 năm nay). Các tập đoàn không chỉ trở nên tự mãn và ngày càng mắc nhiều sai lầm, mà còn cạn kiệt những ý tưởng và triển vọng tăng trưởng. Trong khi bình thường chỉ có vấp phải các thị trường suy thoái mới gây ra các tác động xấu đến vậy.

Và đó là lý do tại sao bạn không nhất thiết phải vội vàng mua bất kỳ các mã blue-chip đơn giản là vì chúng đã mất nhiều điểm kể từ cuối năm 2020. Chúng ta đang trong giai đoạn “kén chọn cổ phiếu” của thị trường tăng giá, đồng nghĩa mỗi khoản nắm giữ của bạn nên được chọn theo từng trường hợp cụ thể. Chúng ta nên dựa vào giá trị để chọn chứ đừng vội nhìn vào danh tiếng. Tình trạng hàng loạt các công ty nổi tiếng ngã ngựa trong năm nay chính là những lời cảnh tỉnh dành cho bạn.

Nếu bạn cho rằng các cổ phiếu blue-chip có khả năng bảo vệ bạn trước những cuộc “tắm máu” của thị trường, có lẽ bạn nên nghĩ lại. Chúng cũng không thể tránh khỏi các đợt điều chỉnh như nhiều mã khác.

Hậu Dương-Theo fool

Đánh giá bài viết

/ 5. Lượt đánh giá:

Minh Phương
Minh Phương
Với nhiều năm kinh nghiệm trong linh vực kinh doanh và đầu tư tài chính, Minh Phương xin chia sẻ những trải nghiệm và những bài học đến tất cả bạn đọc.
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
spot_img
LỊCH KINH TẾ
BÀI VIẾT MỚI