Thứ Tư, Tháng Sáu 7, 2023
Trang chủThế giớiKinh tế thế giớiKinh tế Nga thiệt hại vì lệnh cấm vận của phương Tây...

Kinh tế Nga thiệt hại vì lệnh cấm vận của phương Tây 2022

Nền kinh tế Nga đã và đang bị thiệt hại nặng nề do các biện pháp trừng phạt của phương Tây liên quan đến chiến dịch quân sự ở Ukraine.

Viện Tài chính Quốc tế (IIF) có trụ sở tại Mỹ đưa ra các phân tích về ảnh hưởng kinh tế Nga: “thiệt hại của Moskva tương đương 15 năm thành tựu kinh tế và 30 năm hội nhập với phương Tây”

Nền kinh tế Nga đã và đang bị thiệt hại nặng nề

Nền kinh tế Nga đã và đang bị thiệt hại nặng nề

Tuy nhiên, IIF cũng đưa ra cảnh báo rằng tác động trên là một “mục tiêu biến động” do có thêm nhiều lệnh trừng phạt đang được bổ sung và điều này có thể khiến Nga trả đũa trong lĩnh vực năng lượng.

Xem thêm: Tổng thống Biden quyết định giảm thuế đối với hàng nhập khẩu của Trung Quốc

Nhà kinh tế Elina Ribakov tại IIF chia sẻ với các phóng viên rằng nước Nga sẽ chịu thiệt hại nhiều hơn nữa nếu duy trì cuộc chiến ở Ukraine.

Trong báo cáo mới nhất của IIF, dự báo nền kinh tế Nga sẽ giảm 15% trong năm nay và thêm 3% nữa vào năm 2023. Điều này đồng nghĩa với việc những thành quả kinh tế mà Nga từng nỗ lực đạt được trong 15 năm có thể sẽ không đạt được theo đúng kỳ vọng ban đầu.

Loạt biện pháp trừng phạt của Mỹ và châu u nhắm vào nền tài chính Nga bao gồm: cắt đứt khả năng thanh toán nợ nước ngoài, đẩy các loại giá cả lên cao, kêu gọi công ty nước ngoài rút khỏi thị trường Nga, làm giảm nhu cầu tiêu dùng trong nước, dẫn đến hạ thấp triển vọng kinh tế quốc gia này cả trong ngắn hạn, trung và dài hạn.

Nhóm chuyên gia cũng lưu ý rằng một số hậu quả mạnh nhất của “cuộc chiến tranh kinh tế” trên vẫn chưa hiện rõ nhưng những cấm vận khắc nghiệt đó đã làm tiêu tan 30 năm đầu tư và kết nối với các quốc gia châu u của Nga trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Vào tháng 3/2022, Nga trở thành quốc gia bị trừng phạt nhiều nhất trên thế giới, phải hứng chịu hơn 5.000 lệnh trừng phạt có mục tiêu khác nhau, nhiều hơn cả Iran, Venezuela, Myanmar và Cuba cộng lại.

Với 1.194 lệnh trừng phạt nhằm vào Moskva, Mỹ là quốc gia đứng đầu về số lệnh trừng phạt, tiếp theo là Canada (908) và Thụy Sĩ (824).

Kinh tế Nga thiệt hại vì lệnh cấm vận của phương Tây
Kinh tế Nga thiệt hại vì lệnh cấm vận của phương Tây

Dữ liệu chính thức của Quý I/2022 cho thấy thu nhập thực tế của người dân Nga giảm 1,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Kỳ vọng của người tiêu dùng cũng đã thay đổi đáng kể kể từ cuối tháng 2 và đầu tháng 3/2022.

Phần lớn người được hỏi (khoảng 90%) cho biết họ cảm nhận được tác động do gia tăng giá, đặc biệt là đối với các sản phẩm và hàng hóa khác thuộc nhóm tiêu dùng cơ bản: quần áo và giày dép, thuốc men, đồ nội thất và hàng hóa cho trẻ em. Theo đa số những người tham gia khảo sát (88%) nhận thấy tình hình kinh tế ngày càng trở nên tồi tệ, đặc biệt ảnh hưởng nghiêm trọng đến những người có thu nhập thấp.

Người dân Nga cho biết họ đã giảm chi tiêu trong các lĩnh vực: ăn uống, du lịch, giải trí, sửa sang nhà cửa và mua sắm nội thất. Ngoài ra, họ cũng giảm hầu hết chi tiêu cho các sở thích cá nhân, rượu, mỹ phẩm và thẩm mỹ. Đặc biệt, chi tiêu cho mua sắm trang phục đã giảm 40% và mua hàng tạp hóa giảm 30%.

Kể từ khi Nga bắt đầu triển khai chiến dịch quân sự tại Ukraine, phương Tây đã áp đặt các biện pháp trừng phạt khắc nghiệt nhất từ trước đến nay đối với họ. Các biện pháp này được áp đặt trên hầu hết lĩnh vực với mục tiêu làm tê liệt nền kinh tế Nga.

Sau lệnh cấm vận năng lượng, Liên minh châu u (EU) cho biết họ sẽ giảm 2/3 lượng khí đốt nhập khẩu của Nga trong năm nay và loại bỏ sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch của đất nước này vào năm 2030. Ngoài ra, phương Tây đã phong tỏa tài sản của ngân hàng trung ương Nga, loại trừ Nga khỏi hệ thống thanh toán toàn cầu SWIFT và thu hồi quy chế “tối huệ quốc” khiến nền kinh tế Nga rơi vào tình trạng khó khăn chồng chất khó khăn.

Tuy nhiên, Moscow cũng đã đáp trả lại các lệnh trừng phạt bằng việc yêu cầu những “quốc gia không thân thiện” thanh toán tiền mua khí đốt bằng đồng rúp nếu không sẽ bị cắt nguồn cung.

Tổng thống Vladimir Putin thừa nhận, các lệnh trừng phạt từ phương Tây đã gây ra hàng loạt vấn đề phức tạp cho nền kinh tế quốc gia, nhưng đồng thời cũng khiến Nga trở nên mạnh hơn trong rất nhiều lĩnh vực. Ông khẳng định Nga không có ý định cô lập nền kinh tế với phần còn lại của thế giới và đã có biện pháp đối phó với lệnh trừng phạt bằng việc thay thế các sản phẩm nhập khẩu quan trọng bằng các sản phẩm sản xuất trong nước.

Theo báo cáo của phương Tây, nền kinh tế Nga có thể suy giảm 1/3 trong năm nay. Ngay cả khi Nga chấm dứt ngay lập tức các hoạt động quân sự tại Ukraine, Nga sẽ phải mất nhiều năm mới có thể phục hồi nền kinh tế nước này. Một quan chức Mỹ cho rằng, các đòn trừng phạt của phương Tây có thể đưa Nga trở lại thời kỳ thắt lưng buộc bụng như hồi thập niên 1980.Tuy nhiên, các nhà phân tích lệnh trừng phạt của Mỹ cho rằng, những biện pháp này chưa đủ mạnh để làm ảnh hưởng đáng kể tới doanh thu từ năng lượng – lĩnh vực “nuôi sống” nền kinh tế Nga.

Đánh giá bài viết

/ 5. Lượt đánh giá:

Phương Thảo
Phương Thảohttps://cafeforexvn.com
Đầu tư tài chính, kinh tế là lĩnh vực sở trường của mình. Mình mong muốn hỗ trợ và chia sẻ tới bạn đọc những thông tin và bài học cực kỳ hữu ích thông qua những bài viết được tích lũy từ những kinh nghiệm của mình.
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
spot_img
LỊCH KINH TẾ
BÀI VIẾT MỚI