Trang chủThế giớiKinh tế thế giớiTiêu điểm kinh tế thế giới ngày 14/2/2023

Tiêu điểm kinh tế thế giới ngày 14/2/2023

Ngày 14/2, Chính phủ Nhật Bản đã chính thức đề cử Giáo sư Kazuo Ueda, người đã từng giữ chức Ủy viên Hội đồng Chính sách Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ), làm Thống đốc BoJ thay cho ông Haruhiko Kuroda. Điều này hứa hẹn một sự thay đổi kinh tế trong chính sách tiền tệ của BOJ.

Chính thức đề cử Giáo sư Kazuo Ueda làm Thống đốc BoJ
Chính thức đề cử Giáo sư Kazuo Ueda làm Thống đốc BoJ

Chính thức đề cử Giáo sư Kazuo Ueda làm Thống đốc BoJ

Ngoài ông Ueda, trong danh sách đề cử lãnh đạo BoJ gửi Quốc hội, Chính phủ Nhật Bản đã đề cử nguyên Giám đốc Cơ quan Dịch vụ Tài chính (FSA) Ryozo Himino và Giám đốc Điều hành BoJ Shinichi Uchida làm cấp phó của ông Ueda.
 
Theo dự kiến kinh tế, các ứng cử viên Thống đốc và Phó Thống đốc BoJ sẽ phải tham gia các phiên điều trần trước Hạ viện và Thượng viện vào cuối tháng này. Họ sẽ được Chính phủ chính thức bổ nhiệm sau khi được cả hai viện của Quốc hội phê chuẩn. Nếu được phê chuẩn, họ sẽ có nhiệm kỳ 5 năm.
 
Ông Ueda, 71 tuổi, đã từng giữ chức Ủy viên Hội đồng Chính sách BoJ từ năm 1998 đến 2005 – thời điểm Nhật Bản đang phải vật lộn với giảm phát. Trong thời gian đó, BoJ đã đưa ra nhiều chính sách táo bạo như đưa lãi suất về 0% vào năm 1999 và nới lỏng định lượng vào năm 2001.

Bên cạnh đó, ông cũng từng giảng dạy tại Khoa Kinh tế của Đại học Tokyo với chức danh giáo sư. Nếu được bổ nhiệm, ông sẽ là Thống đốc BoJ đầu tiên xuất thân từ giới học thuật trong thời hậu chiến ở Nhật Bản.
 
Thống đốc tiếp theo của BoJ sẽ phải đối mặt với một nhiệm vụ vô cùng khó khăn là vạch ra lộ trình mới cho ngân hàng trung ương này sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và nhiều ngân hàng trung ương lớn khác trên thế giới đều tăng lãi suất kinh tế để chống lạm phát.

Xem thêm: Vàng đen nhích nhẹ khi các nhà lọc dầu Trung Quốc hưởng lợi về giá

Ford sẽ xây dựng nhà máy pin mới tại Michigan

Nhà sản xuất ô tô Mỹ Ford ngày 13/2 cho biết hãng này sẽ xây dựng một nhà máy pin mới trị giá 3,5 tỷ USD tại bang Michigan, đa đạng hóa các sản phẩm pin bằng nhờ tận dụng công nghệ từ một công ty Trung Quốc, trong bối cảnh Ford tăng cường sản xuất xe điện.

Chủ tịch Ford Bill Ford và các đối tác khác của hãng đã cùng với Thống đốc bang Michigan Gretchen Whitmer tham gia một sự kiện để ra mắt một liên doanh chung, trong đó có sự hợp tác với công ty Trung Quốc Contemporary Amperex Technology Co.

Ông Whitmer cho hay thông báo trên là một chiến thắng khác cho bang Michigan, với việc bang này có thể được bổ sung thêm 2.500 công việc mới.

Ford cho hay dự án tại Michigan có tên là Marshall này, nằm cách Detroit khoảng 100 dặm về phía tây, sẽ giúp đa dạng hóa sản phẩm pin của hãng khỏi việc sử dụng niken coban mangan (NCM) độc quyền hiện nay, vốn có chi phí sản xuất tốn kém do khan hiếm nguyên liệu thô.

Tại Marshall, Ford sẽ sản xuất pin lithium iron phosphat bắt đầu từ năm 2026. Công nghệ này sử dụng nguyên liệu thô rẻ hơn và có thể sạc lại thường xuyên hơn và nhanh hơn so với pin NCM.

Theo mối quan hệ với Contemporary Amperex, một công ty con thuộc sở hữu của Ford sẽ sản xuất các tế bào pin sử dụng công nghệ và dịch vụ về tế bào pin lithium iron phosphat do Contemporary Amperex cung cấp.

“Gã khổng lồ” ô tô này đang đặt mục tiêu sản lượng toàn cầu hàng năm là 600.000 xe điện vào cuối năm 2023 và hai triệu chiếc vào cuối năm 2026.

Giám đốc điều hành Jim Farley cho biết dòng sản phẩm xe điện của Ford đã tạo ra nhu cầu rất lớn. Ông nói thêm rằng Ford là “nhà sản xuất ô tô đầu tiên cam kết” sản xuất cả hai loại pin tại Mỹ, giúp tạo ra nhiều xe điện nhất có thể.

Nhu cầu năng lượng toàn cầu sẽ đạt mức trước dịch COVID-19 trong năm nay

Tổng thư ký Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) Haitham Al Ghais cho biết OPEC kỳ vọng nhu cầu dầu mỏ toàn cầu sẽ gia tăng và dự kiến đạt các mức trước đại dịch COVID-19 trong năm nay.

Ông Al Ghais đưa ra phát biểu trên tại Hội nghị và Triển lãm Dầu khí Quốc tế Ai Cập (EGYPS) 2023 với chủ đề “Bắc Phi và Địa Trung Hải: Hỗ trợ Cung và Cầu Năng lượng Toàn cầu Bền vững”, diễn ra từ ngày 13-15/2 tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế Cairo ở thủ đô Cairo của Ai Cập.

Ông Al Ghais lưu ý rằng ngành dầu mỏ thế giới cần nguồn vốn đầu tư khổng lồ lên tới hơn 12.000 tỷ USD vào năm 2045, với mức 500 tỷ USD mỗi năm. Tổng thư ký OPEC khẳng định cam kết của OPEC trong việc đảm bảo sự ổn định của thị trường và nguồn vốn đầu tư cho ngành dầu mỏ, nhằm đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày càng gia tăng của thế giới và giảm thiểu lượng phát thải carbon.

Ngoài ra, ông Al Ghais cũng kêu gọi tất cả những người quan tâm đến biến đổi khí hậu xem xét vấn đề này ở góc độ khác và hướng tới một quá trình chuyển đổi năng lượng nhằm đảm bảo an ninh năng lượng cho tất cả mọi người.

Ông nhấn mạnh việc Ai Cập đăng cai tổ chức Hội nghị lần thứ 27 các bên tham gia công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP27) hồi tháng 11/2022 đã cung cấp một nền tảng chiến lược để hỗ trợ quá trình chuyển đổi năng lượng cân bằng và công bằng.

Theo Tổng thư ký OPEC, Hội nghị COP28, dự kiến được tổ chức tại một quốc gia thành viên của OPEC là Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) vào cuối năm nay, sẽ là một cơ hội cho nền kinh tế mới để tìm ra các giải pháp tập thể và bền vững.

Trong bài phát biểu khai mạc EGYPS 2023, Bộ trưởng Dầu mỏ và Tài nguyên Khoáng sản Ai Cập Tariq El-Molla nói rằng sự kiện năng lượng quốc tế này diễn ra vào thời điểm rất quan trọng giữa lúc các nền kinh tế trên thế giới, trong đó có Ai Cập, đang phải đối mặt với nhiều thách thức.

EC nâng dự báo tăng trưởng Eurozone trong năm 2023

Kinh tế khu vực đồng euro (Eurozone) sẽ tăng trưởng cao hơn dự báo đưa ra trước đó trong năm 2023 khi cuộc khủng hoảng năng lượng có dấu hiệu thuyên giảm và khu vực Eurozone “né” được kịch bản suy thoái trong mùa Đông.

Cơ quan hành pháp của Liên minh châu Âu (EU) công bố ngày 13/2 cho biết nhờ những tín hiệu kinh tế tích cực giúp Eurozone vượt qua giai đoạn căng thẳng nhất do tác động từ cuộc xung đột tại Ukraine, tăng trưởng của 20 nước thành viên Eurozone dự báo kinh tế sẽ đạt 0,9% thay vì mức 0,3% trong năm 2023.

Lạm phát kinh tế cũng được dự báo sẽ giảm hơn so với thời điểm xung đột bắt đầu nổ ra, đẩy giá xăng dầu và khí đốt “phi mã” hồi năm ngoái. EC cho biết: “Việc tiếp tục đa dạng hóa các nguồn cung và mức tiêu thụ giảm mạnh đã khiến dự trữ khí đốt cao hơn mức trung bình theo mùa của những năm trước và giá khí đốt đã giảm xuống dưới mức trước xung đột”. Bên cạnh đó, thị trường lao động EU tiếp tục có nhiều dấu hiệu tích cực, với tỷ lệ thất nghiệp duy trì ở mức thấp chưa từng có”.

Lạm phát kinh tế được dự báo sẽ tăng 5,6% trong năm nay. Theo EC, có vẻ như “đỉnh lạm phát đã đi qua sau khi chạm mức kỷ lục 10,6% trong tháng 10/2023.

Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và các ngân hàng trên khắp thế giới đã tung ra hàng loạt đợt tăng lãi suất kinh tế vào năm ngoái trong nỗ lực kiềm chế lạm phát kinh tế tăng cao. Tuy nhiên, cơ quan hành pháp của EU cảnh báo rằng: “Những cơn gió ngược về kinh tế vẫn còn mạnh”.

Người tiêu dùng và doanh nghiệp tiếp tục phải đối mặt với chi phí năng lượng cao và lạm phát cơ bản (lạm phát kinh tế toàn phần không bao gồm năng lượng và thực phẩm chưa chế biến) vẫn tăng trong tháng 1/2023. Theo báo cáo của EC, khi áp lực lạm phát vẫn còn, việc thắt chặt tiền tệ sẽ tiếp tục, gây áp lực lên hoạt động kinh doanh và trở ngại cho đầu tư.

EC giữ nguyên dự báo tăng trưởng của Eurozone trong năm 2024 ở mức 1,5% và lạm phát tăng 2,5%, dù giảm nhưng vẫn cao hơn mức mục tiêu 2% theo Hiệp ước tăng trưởng và ổn định của châu Âu. Trong khi những dự báo chưa chắc chắn về tăng trưởng vẫn cao, rủi ro đối với tăng trưởng được cân bằng.

Theo báo cáo của EC, nhu cầu nội khối có thể tăng cao hơn dự báo nếu giá khí đốt giảm gần đây tác động đến giá tiêu dùng mạnh hơn và tiêu dùng chứng minh được khả năng phục hồi tốt hơn. Tuy nhiên, vẫn không thể loại trừ khả năng đảo ngược xu hướng này trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị chưa chấm dứt.

Tổng Giám đốc ECB, Christine Lagarde cho biết, về tổng thể, nền kinh tế đã chứng tỏ khả năng phục hồi tốt hơn dự báo, nhưng ECB có thể duy trì lộ trình tăng lãi suất vào tháng 3 tới.

Nhiều dấu hiệu cho thấy khu vực Eurozone có thể đã vượt qua giai đoạn tồi tệ nhất của một cú sốc kinh tế, với lạm phát kinh tế chậm lại từ mức đỉnh trong tháng 10/2022 và đạt tăng trưởng vào cuối năm 2022./.

Vương Linh

Đánh giá bài viết

/ 5. Lượt đánh giá:

Minh Phương
Minh Phương
Với nhiều năm kinh nghiệm trong linh vực kinh doanh và đầu tư tài chính, Minh Phương xin chia sẻ những trải nghiệm và những bài học đến tất cả bạn đọc.
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
spot_img
LỊCH KINH TẾ
BÀI VIẾT MỚI