Tiêu điểm kinh tế ngày 28/1, hãng hàng không Flybe của Vương quốc Anh đã tuyên bố phá sản và ngừng hoạt động lần thứ hai trong 3 năm trở lại đây, với tất cả các chuyến bay bị hủy và 276 nhân viên bị sa thải.
Tiêu điểm kinh tế thế giới
Hãng hàng không Flybe tuyên bố phá sản, hủy tất cả các chuyến bay
Một tuyên bố trên trang web của Flybe – hãng hàng không khai thác các đường bay từ Belfast, Birmingham và Heathrow trên khắp Vương quốc Anh đến Amsterdam (Hà Lan) và Geneva (Thụy Sỹ), đã tuyên bố phá sản. Thông báo cũng cho biết tất cả các chuyến bay từ và đến Vương quốc Anh do Flybe khai thác đã bị hủy.
Người phát ngôn của công ty tư vấn tài chính Interpath Advisory, chịu trách nhiệm quản trị kinh tế hoạt động kinh doanh của Flybe, cho biết khoảng 75.000 hành khách đã đặt vé các chuyến bay trong tương lai của Flybe và các chuyến bay đó cũng sẽ bị hủy. Hãng hàng không có trụ sở chính tại Birmingham khai thác khoảng 21 đường bay đến 17 điểm đến trên khắp Vương quốc Anh và châu Âu.
David Pike – người được Interpath bổ nhiệm làm nhà quản lý kinh tế của Flybe – cho biết, Flybe đã phải vật lộn với một số cú sốc kể từ khi hoạt động kinh tế trở lại vào năm ngoái. Việc tiếp nhận 17 máy bay chậm trễ do vấn đề từ bên cho thuê đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến nỗ lực xây dựng và duy trì tính cạnh tranh của hãng hàng không này.
Ông Pike nói thêm, nền tảng hoạt động của Flybe sẽ được duy trì trong một thời gian ngắn để chờ xem có khả năng một bên nào đó quyết định “giải cứu” hãng hàng không này hay không.
Cơ quan Hàng không dân dụng Anh (CAA) thông báo sẽ tư vấn các thông tin cần thiết cho những hành khách bị ảnh hưởng kinh tế.
Chịu tác động nặng nề bởi lệnh phong tỏa do đại dịch COVID-19, Flybe lần đầu thông báo phá sản kinh tế vào tháng 3/2020, ảnh hưởng đến 2.400 việc làm. Tháng 10/2020, Flybe được bán cho Thyme Opco, một công ty thuộc quỹ đầu tư kinh tế Cyrus Capital (Mỹ), và vào tháng 4/2022, Flybe đã nối lại các chuyến bay mặc dù ở quy mô nhỏ hơn.
Australia lên kế hoạch yêu cầu Netflix, Disney và Amazon chia sẻ doanh thu
Chính phủ Australia đang lên kế hoạch buộc các kênh dịch vụ phát sóng trực tuyến quốc tế phải chi tiền cho những chương trình mang nội dung địa phương của Australia.
Cụ thể, Canberra đang xem xét để đưa ra một dự thảo luật mới, yêu cầu những gã khổng lồ “stream” như Netflix, Disney và Amazon phải dành một khoảng doanh thu nhất định, đầu tư vào việc sản xuất các chương trình, phim truyện “thuần Australia”.
Hiện nội dung của dự thảo vẫn đang được Bộ Nghệ thuật Australia nghiên cứu và lấy ý kiến từ các bên liên quan, bao gồm các kênh phát sóng trực tuyến quốc tế và đại diện ngành công nghiệp điện ảnh và truyền hình Australia, với kỳ vọng dự thảo luật sẽ sớm hoàn thiện và thông qua, để có thể áp dụng từ giữa năm 2024.
Thông tin từ phía đại diện ngành công nghiệp điện ảnh và truyền hình Australia cho biết các kênh truyền hình miễn phí từ lâu đã buộc phải tuân thủ hạn ngạch phát sóng các chương trình có nội dung bản địa. Trong khi đó, quy định này không áp dụng cho các kênh phát sóng trực tuyến và phần trăm các chương trình có nội dung bản địa đang ngày càng ít hơn trên các kênh này.
Mặc dù giai đoạn năm 2021- 2022, lĩnh vực phát trực tuyến đã trở thành khu vực sản xuất nội dung chương trình truyền hình quan trọng nhất của Australia, chi hơn 330 triệu AUD (215 triệu USD) cho ngành công nghiệp địa phương, song các nhà sản xuất nghệ thuật trong nước cho rằng khoản tiền này vẫn chưa tương xứng với doanh thu mà những gã khổng lồ “stream” nhận được tại thị trường “xứ chuột túi”. Họ mong muốn Netflix, Disney và Amazon… sẽ cam kết tài trợ 20% doanh thu “kiếm” được từ thị trường Australia, qua đó thúc đẩy hơn nữa các chương trình có nội dung bản địa.
Xem thêm: Tại sao các nhà đầu tư nên yêu thích cổ tức của McDonald’s
Doanh số bán điện thoại thông minh tại Trung Quốc xuống mức thấp nhất trong 10 năm
Công ty nghiên cứu thị trường IDC ngày 29/1 cho biết trong năm 2022, doanh số bán điện thoại thông minh của Trung Quốc đã giảm 13% so với cùng kỳ năm trước xuống 286 triệc chiếc, ghi nhận mức giảm lớn nhất đối với lĩnh vực này trong một thập kỷ do người tiêu dùng chi tiêu thận trọng.
Theo IDC, tổng doanh số bán hàng năm 2022 là mức thấp nhất kể từ năm 2013 và là lần đầu tiên doanh số hàng năm giảm xuống dưới 300 triệu chiếc.
Nhà sản xuất điện thoại Vivo là thương hiệu bán chạy nhất trong năm, khi chiếm thị phần 18,6%, song doanh số đã giảm 25,1% so với cùng kỳ năm trước.
Honor được xếp hạng là thương hiệu bán chạy thứ hai, với doanh số bán hàng tăng hơn 34%, dù cơ sở so sánh ở mức thấp. Apple là thương hiệu bán chạy thứ ba cùng với Oppo trong năm ngoái.
Doanh số bán của Apple năm 2022 đã giảm 4,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong quý IV/2022, dù là thương hiệu bán chạy nhất trong quý, Apple vẫn chứng kiến doanh số bán iPhone giảm so với năm 2021 do các vấn đề về chuỗi cung ứng và nhu cầu yếu hơn dự kiến.
Sự sụt giảm doanh số điện thoại thông minh ở Trung Quốc cũng phản ánh hiệu suất của ngành trên toàn cầu. Theo IDC, trong năm 2022, doanh số điện thoại thông minh toàn cầu đứng ở mức 1,2 tỷ chiếc, mức kinh tế thấp nhất kể từ năm 2013 và giảm hơn 11% so với cùng kỳ năm trước.
Ford Motor triệu hồi 462.000 xe trên toàn cầu do lỗi bộ phát video
Hãng sản xuất ô tô Ford Motor Co. cho biết đang triệu hồi 462.000 xe trên toàn thế giới vì bộ phát video có thể bị lỗi, khiến hình ảnh camera chiếu hậu không thể hiển thị.
Nhà sản xuất ô tô Mỹ cho biết, đợt triệu hồi trên bao gồm một số mẫu xe Explorer, Lincoln Aviator và Lincoln Corsair sản xuất trong giai đoạn năm 2020-2022, được trang bị camera 360 độ và bao gồm 382.000 chiếc tại thị trường Mỹ.
Ford cho biết đã có báo cáo về 17 vụ tai nạn nhỏ liên quan đến vấn đề lỗi bộ phát video và hơn 2.100 báo cáo bảo hành nhưng không có báo cáo về thương tích. Việc triệu hồi mở rộng và thay thế đợt thu hồi 228.000 xe vào năm 2021. Các đại lý sẽ cập nhật phần mềm mô-đun xử lý hình ảnh và các phương tiện được cập nhật trước đó trong đợt triệu hồi cũ sẽ cần bản cập nhật mới.
Ford cho biết vào cuối năm 2021 và 2022, Cơ quan Quản lý An toàn Giao thông Đường bộ Quốc gia Mỹ (NHTSA) đã liên hệ với nhà sản xuất ô tô về các báo cáo về hình ảnh màu xanh lam trên màn hình camera phía sau sau khi hoàn thành đợt triệu hồi năm 2021, khiến cơ quan này phải điều tra kinh tế.
Hồi tháng 8/2021, NHTSA đã mở một cuộc điều tra sau khi Ford triệu hồi 620.246 xe vào năm 2020 vì một sự cố camera sau khác. Cuộc điều tra đang xem xét liệu Ford có triệu hồi xe kịp thời hay không và liệu họ có triệu hồi đủ xe hay không.
Ford đã công bố các đợt triệu hồi xe khác liên quan đến camera chiếu hậu trong những năm kinh tế gần đây, bao gồm cả việc triệu hồi 47.000 xe Bronco 2021-2022 của Mỹ vì hình ảnh camera chiếu hậu có thể vẫn hiển thị sau khi thao tác lùi xe đã kết thúc, điều này có thể khiến người lái mất tập trung.
Vương Linh