Những biến động chính trị và cuộc tấn công toàn diện của Nga vào Ukraine tiếp tục ảnh hưởng trực tiếp tới thị trường chứng khoán, vàng, dầu, tiền điện tử và tiền tệ. Tuy nhiên, sau những động thái ban đầu không quá cứng rắn với Nga từ phía các nước phương Tây, thị trường đã được tạm thời được xoa dịu và bình ổn trở lại trong những phiên cuối tuần.
Chuyển động thị trường kinh doanh tuần 26/2

Xem thêm: DDOG, SNOW, TTD: 3 mã công nghệ hàng đầu nên mua ngay
Thị trường chứng khoán trong tuần qua đã trải qua nhiều phiên giao dịch giảm giá nhưng vào những phiên cuối tuần, thị trường chứng khoán Mỹ và châu Á đều phục hồi nhẹ sau tuyên bố không trừng phạt cứng rắn Nga từ phía Mỹ. Khép phiên cuối tuần, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản đảo chiều đi lên, tăng 505,68 điểm (1,95%), lên 26.476,50 điểm – dứt chuỗi 5 ngày giảm điểm liên tiếp, chỉ số Shanghai Composite của sàn giao dịch chứng khoán Thượng Hải cũng tăng 21,45 điểm (0,63%), lên 3.451,41 điểm, chỉ số Hang Seng giảm 134,38 điểm (0,59%), xuống 22.767,18 điểm.
Cùng chung đà phục hồi với thị trường chứng khoán, Bitcoin đã tăng lên mức 39.000 USD, báo hiệu đợt hoảng loạn sẽ sớm kết thúc. Tuy nhiên, bất chấp triển vọng tích cực, giới chuyên gia vẫn cảnh báo những người tham gia thị trường nên cảnh giác với các yếu tố vĩ mô tổng thể “có vẻ sẽ khá thảm khốc”.
Giá đồng bạc xanh trên thị trường quốc tế tăng, chỉ số USD-Index tăng 0,3 điểm, lên 97 điểm. Nhu cầu trú ẩn an toàn được đề cao khi căng thẳng giữa Nga và Ukraine gia tăng.
Tuần qua tiếp tục là một tuần đầy biến động trên thị trường kim loại quý do ảnh hưởng của việc Nga tấn công Ukraine. Trong phiên giao dịch cuối tuần, thị trường vàng châu Á tăng mạnh. Giá vàng giao ngay tăng 0,5% lên 1.912,31 USD/ounce, sau khi chạm mức cao nhất kể từ tháng 9/2020 là 1.973,96 USD/ounce trong phiên trước đó.
Giới chuyên gia của ngân hàng UBS (Thụy Sỹ) cho biết giá vàng có thể chạm mức 2.000 USD/ounce “nếu mọi thứ xấu đi”.
Chuyên gia phân tích thị trường cấp cao Matt Simpson tại công ty dịch vụ ngoại hối City Index của Anh nhấn mạnh điệp khúc phòng ngừa rủi ro giúp vàng tăng giá, nhưng ông lưu ý các nhà đầu tư không vội quay trở lại thị trường kim loại quý sau khi biến động vào phiên 24/2 biến động giá nhỏ hơn nhiều.
Chịu tác động trực tiếp từ những diễn biến căng thẳng tại Ukraine, giá dầu đã vọt lên mức cao nhất trong nhiều năm qua. Trong phiên giao dịch cuối tuần, giá dầu châu Á tăng gần 3% trước những lo ngại về khả năng gián đoạn nguồn cung toàn cầu do tác động của các lệnh trừng phạt thương mại đối với Nga. Giá dầu Brent Biển Bắc tăng 2,81 USD, hay 2,8%, lên 101,89 USD/thùng, trong khi giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ (WTI) tăng 2,37 USD, hay 2,6%, và được giao dịch ở mức 95,18 USD/thùng.
Ông Jeffrey Halley, chuyên gia phân tích thị trường cấp cao của công ty môi giới tài chính OANDA (Mỹ), nhận định tình hình căng thẳng ở Ukraine sẽ khiến giá dầu tăng lên, cũng như khả năng gián đoạn nguồn cung, vốn diễn ra trong bối cảnh thị trường “vàng đen” đã thắt chặt do nhu cầu mạnh mẽ và nguồn cung căng thẳng trên toàn cầu. Ông dự đoán giá dầu Brent sẽ dai động trong khoảng 90-100 USD/thùng trong vài tuần tới.